Lời khuyên giúp bệnh vảy nến bớt làm phiền bạn trong mùa thu đông
Bệnh vảy nến rất phổ biến, mãn tính và tái phát nhiều lần, nhất là vào thời tiết thu đông lành lạnh như bây giờ.
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng để cho cơ thể bớt phiền về bệnh, hãy chú ý đến 4 điều sau.
Bệnh vảy nến là bệnh về da mãn tính và rất phổ biến. Bệnh khiến các tế bào da tích tụ nhiều, nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy, các mảng đỏ bong tróc, gây ngứa, đôi khi gây đau ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ, da đầu và mặt.
Vì nó là bệnh mãn tính nên không điều trị được dứt điểm. Bệnh có xu hướng tái phát nhất định. Bệnh thường xảy ra chủ yếu đối với người trẻ.
Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng nếu chú ý thực hiện 4 chú ý sau.
1. Giữ ấm cho cơ thể, chống cảm lạnh và viêm đường hô hấp
Cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp rất dễ làm tình hình bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt những người thể trạng yếu mà lại bị bệnh vảy nến, cần phải giữ ấm cơ thể thật kĩ.
Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt lúc hoạt động ngoài trời.
Ngoài ra, song song với việc giữ ấm cho cơ thể, cũng nên thường xuyên tập thể dục. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng; hạn chế, ngăn ngừa bệnh tật.
2. Cố gắng tránh các gây vết thương trên da
Khoảng 90% bệnh vảy nến bắt đầu lan rộng hơn trên cơ sở các vết thương trên da. Vào mùa thu đông, các mạch máu thường bị co lại do thời tiết tương đối lạnh. Khi da bị tổn thương, tốc độ lành các vết thương giảm.
Video đang HOT
Không nên tác động mạnh tới các vết thương, vết ngứa để tránh tình trạng lây lan bệnh vảy nến.
Cần phải cẩn thận để các vết thương không bị viêm và nhiễm trùng. Nếu không, bệnh vảy nến rất có thể sẽ đến “gõ cửa”. Bên cạnh đó, vào mùa này không nên đi xăm hay châm cứu. Ngoài ra, ví dụ như bị muỗi đốt, bạn cũng không nên gãi để tránh bị xước da.
3. Thường xuyên giữ ẩm cho da
Mùa lạnh, độ ẩm xuống thấp khiến da rất khô, nứt nẻ, thậm chí còn bị bong tróc, gây ngứa, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh vảy nến. Bởi vậy, cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da.
Nên thường xuyên giữ ẩm cho da để tránh bệnh vảy nến tái phát.
Đối với những người bị bệnh, không nên tắm nước nóng quá lâu, sau khi tắm nên bôi ngay kem dưỡng ẩm.
Không chỉ vậy, hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm ấm phòng. Nếu bắt buộc phải dùng, có thể sử dụng thêm các máy tạo ẩm để giúp da dẻ thoải mái hơn, tránh để da bị khô, nứt nẻ.
4. Chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống đúng cách cũng là một phương pháp hữu hiệu hạn chế bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến sẽ càng trầm trọng nếu bạn không chú ý đến vấn đề ăn uống. Không nên hút thuốc, uống rượu, hạn chế hết mức các thức ăn có nhiệt lượng cao.
Nếu tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên, các mạch máu giãn ra, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và bệnh sẽ tái phát.
Nguồn: QQ, Healthline/Helino
Khổ sở vì mẩn ngứa cả đêm do bệnh viêm da cơ địa
Mùa thu đông, nhiều người khổ sở vì mần ngứa cả đêm do viêm da cơ địa. Với những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng khó chịu này.
Để phòng chống bệnh viêm ngứa da trong mùa đông cần giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Ảnh minh họa
Cả đêm mất ngủ vì da nổi mẩn ngứa
Chị Nguyễn Thị Vy (ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, không hiểu vì sao từ khi bắt đầu vào mùa thu đông, cơ thể chị hay bị ngứa. Da chị khô, ngứa, càng gãi thì vết mẩn ngứa lại càng lan rộng. Toàn thân chị ngứa râm ran như kiến đốt, nhiều khi ngứa ngáy khó chịu đến mức mất ngủ vì tay liên tục gãi. Gãi suốt ngày đến mức bắp chân và bắp tay đầy các vết xước, bật cả máu. Khi đi khám da liễu, bác sĩ nói chị bị viêm da cơ địa.
Chung cảnh như chị Vy, anh N.T.K đi khám khi hai bàn chân có nhiều nốt mẩn đỏ, thậm chí còn bị phồng mụn nước. Tự ý mua thuốc về bôi khiến cho tình trạng ngày nặng lên, anh mới vào viện kiểm tra. Kết quả anh bị viêm da cơ địa, bác sĩ đã kê cho một số thuốc uống và bôi. Vừa kết hợp dùng thuốc và chăm sóc da, bệnh của chị đã cả thiện, không còn ngứa trầm trọng như trước.
BS Đinh Doãn Thạch (BV Da liễu Hà Nội cơ sở 2) cho rằng, thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Ngoài các bệnh nhân đến khám do bị zona, kiến ba khoang đốt, nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa... Viêm da cơ địa là bệnh bùng phát từng đợt theo chu kì nhất là khi thời thiết thay đổi, vào mùa thu đông. Bệnh rất dễ trở thành mạn tính, điều trị khó khăn và việc chăm sóc da cần đặc biệt.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ có thể chỉ có một vài biểu hiện như mề đay, da nổi phát ban, mảng sẩn đỏ tùy kích cỡ, ngứa dị ứng... Thường nhiều người khi thấy vậy là tự ý mua thuốc, kem dưỡng ẩm sử dụng làm cho tình trạng nặng hơn.
Viêm da cơ địa không phải bệnh quá nguy hiểm. Nhưng người bệnh khi bị viêm da thường ngứa ngáy rất khó chịu. Người bệnh thường hay gãi làm trầy xước da. Có trường hợp ban ngứa, mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đau bụng dữ dội, thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp, có thể dẫn tới tử vong.
Có nhiều người lo sợ bệnh viêm da cơ địa khi tiếp xúc với nhau sẽ bị lây. Chuyên gia da liễu cho rằng, bệnh không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có tính di truyền. Ở trong nhà đã có người thân bị bệnh viêm da cơ địa thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này ở con cái là rất cao.
Cách đơn giản đẩy lùi viêm da cơ địa
Lương y đa khoa Nguyễn Thanh Thúy, Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội) cho biết, viêm da cơ địa do tạng phủ mất cân bằng âm dương gây ra nhiệt tịnh. Người bệnh thường mát ở bên ngoài nhưng nóng ở bên trong. Nhiệt tích ở bên trong nên gây ra các triệu chứng viêm da.
Trong Đông y, để đẩy lùi những cơn mẩn ngứa da có thể dùng các vị thuốc giúp thanh nhiệt, tiêu viêm đơn giản tại nhà mang lại hiệu quả cao, an toàn, không tác dụng phụ. Các bài thuốc này có tác dụng làm cho âm dương tạng phủ cân bằng, đào thải nhiệt độc ra khỏi cơ thể giúp điều trị hiệu quả và hạn chế tái phát. Chẳng hạn như:
Quả ké (thương nhĩ tử): Sao cháy gai chứ không dùng sống vì không có tác dụng. Loại này dùng với lượng 8 - 12gr/ người lớn. Đun nước uống cho 200ml đun sôi kĩ còn 100ml nước thì gạn ra uống. Ngày đun uống 3 lần. Với trẻ nhỏ, tùy theo lứa tuổi mà điều chỉnh liều lượng ít hơn.
Hoa, cành, lá kim ngân: Dùng đun nước uống với liều dùng người lớn từ 8 - 12gr. Cho 200ml nước đun sôi kĩ còn 100ml chắt ra uống. Ngày đun 3 lần.
Ngoài ra có thể kết hợp hai vị này với nhau.
Cây đơn đỏ: Dùng 8 - 12gr đun sôi uống như trên. Bên cạnh đó kết hợp cùng với đun để tắm. Tắm ngoài không kể liều lượng.
Có thể lấy 10 lá trầu không bánh tẻ rửa sạch rồi đun lấy nước tắm hằng ngày.
Để điều trị toàn thân lấy nắm lá lược vàng, rửa sạch giã nát và chắt lấy nước cốt uống ngày 3 lần. Chất kháng khuẩn và chống oxi hóa từ lược vàng giúp đẩy lùi viêm da cơ địa khá hiệu quả.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để giảm những đợt ngứa rát cần dùng thuốc uống chống dị ứng hoặc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Trong cách chăm sóc da mùa đông cần chú ý để tránh làm cho tình trạng ngứa, mẩn nặng nề hơn. Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng vì như vậy làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da khiến da trở nên khô, nứt nẻ. Nước tắm chỉ cần ấm, pha thêm chút muối.
Sữa tắm và dầu gội nên chọn theo lời khuyên của bác sĩ, các loại hóa chất và xà phòng tẩy rửa lạm dụng càng khiến tình trạng ngứa tăng. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm. Những trường hợp viêm da dị ứng lưu ý không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da. Quần áo nên chọn chất liệu cotton mềm mại.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh viêm ngứa da trong mùa đông cần giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Uống đầy đủ nước hàng ngày từ 1,5 -2,5l/ngày.
Theo giadinh.net
Bệnh vẩy nến, tránh ăn gì? Em 40 tuôi, phat hiên bị bệnh vẩy nến đã 5 năm nay, chữa nhiều loại thuốc nhưng không khoi nên em rât buôn... Ảnh minh họa Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân cua bênh? Ngươi bênh vây nến nên ăn uông thê nao đê bênh không tai phat? Lưu Thi Liên (luulien@gmail.com) Bệnh vẩy nến là một bệnh da mạn tính, có...