Lời khuyên của tỷ phú Mỹ: Muốn giàu hãy làm việc 25 tiếng/ngày và làm trọn cả tuần
Để trở thành người giàu có và là doanh nhân thành đạt, bạn đừng nghĩ làm việc “nhởn nhơ” hay chỉ sống hưởng thụ mà thành công.
Chuyên gia tài chính và ngôi sao của chương trình truyền hình khởi nghiệp “Shark Tank” của kênh ABC – Kevin O’Leary cho rằng, mọi người dường như cố gắng vì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhưng nếu muốn trở thành một doanh nhân, đặc biệt là một người giàu có và thành công, bạn phải sẵn sàng làm việc chăm chỉ.
“Nếu tôi phải đưa ra một lời khuyên cho những người đang nghĩ về khởi nghiệp, tôi sẽ nói với họ: Hãy quên đi sự cân bằng”, O’Leary nói với CNBC.
Ông nói: “Bạn sẽ phải làm việc 25 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần mãi mãi. Đó là những gì cần để thành công”.
Tỷ phú Mỹ Kevin O’Leary
“Bạn sẽ phải cạnh tranh với cả tấn người quyết tâm muốn hất cẳng bạn. Đó là công việc 24/7″, ông nhấn mạnh. Ông khuyên: “Hãy vượt qua và sẵn sàng cho điều đó”.
Ông không phải là người nổi tiếng duy nhất đưa ra một lịch làm việc khắc nghiệt. Triệu phú tự thân Grant Cardone cho biết, trong khi hầu hết mọi người làm việc từ 9h đến 5h chiều thì ông làm việc 95 tiếng/tuần. Nếu bạn muốn trở thành một triệu phú, cần phải làm như vậy.
Kevin O’Leary là người làm việc chăm chỉ. Ông thường thức dậy lúc 4h30 sáng và làm các công việc từ quản lý các khoản đầu tư trong “Shark Tank”, cho đến giảng dạy tại các trường đại học và điều hành một số công ty của mình.
Video đang HOT
O’Leary nói: “Hiểu nhầm lớn nhất của việc trở thành một doanh nhân là bạn sẽ giàu có sau 1 đêm. Điều đó thực tế không bao giờ xảy ra. Hầu hết mọi người thất bại trong nhiều năm và đôi khi nhiều thập kỷ”.
Tuy nhiên, O’Leary cũng cho rằng khi nói đến việc kinh doanh, không nên lấy tiền bạc làm động lực. “Đó là một hành trình dài, khó khăn, nhưng xứng đáng. Nó không phải là sự tham lam tiền bạc mà là theo đuổi sự tự do cá nhân. Nếu bạn là doanh nhân thành công, bạn sẽ tự do. Điều đó đáng để chiến đấu”, ông nhận định.
Theo Danviet
Giới tỷ phú trên thế giới "mưu đồ" gì khi đổ xô mua lại các báo giấy nổi tiếng đang trên đà sụt giảm?
Tại Mỹ, báo chí đang được xem là tài sản mà giới nhà giàu đổ xô đầu tư trong những năm gần đây, vậy nên không có gì lạ lẫm khi các tỷ phú đều đang sở hữu cho mình những tờ báo giấy, dù nó đang trên đà sụt giảm.
Tạp chí Fortune về tay ông chủ Thái
Tỷ phú Thái Lan Chatchaval Jiaravanon vừa chi ra 150 triệu USD để mua lại Tạp chí Fortune từ công ty truyền thông Mỹ Meredith Corporation.
Cũng giống như nhiều tờ báo in khác, Fortune gặp khó khăn tài chính những năm gần đây. Từ chỗ xuất bản hai tuần một số, Fortune đã cắt giảm xuống còn mỗi tháng một số. Không chỉ vậy, lượng truy cập vào trang web của tạp chí cũng sụt giảm.
Meredith nói rằng ông Jiaravanon sẽ sở hữu Fortune như một "khoản đầu tư cá nhân", độc lập khỏi các hoạt động kinh doanh của ông.
Tỷ phú công nghệ mua lại tạp chí Time
Tháng 9.2018, tỷ phú Marc Benioff và vợ Lynne Benioff vừa quyết định bỏ ra 190 triệu USD để mua lại Tạp chí danh tiếng Time từ hãng truyền thông Meredith.
Thời gian qua, ngành báo in đã và đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn. Time cũng không nằm ngoài sự sụt giảm đó. Time đã phải cắt giảm lượng phát hành từ 3 triệu xuống 2,3 triệu bản/kỳ từ đầu năm 2018. Song tỷ phú Benioff tin tưởng, tờ báo vẫn có lượng độc giả lớn và phiên bản điện tử ngày càng phát triển. Phiên bản điện tử của Time (Time.com) thu hút 31,7 triệu lượt bạn đọc trong tháng 7, tăng mạnh so với con số 27,4 triệu lượt vào cùng kỳ năm 2015.
Rõ ràng, tỷ phú này không mua lại tạp chí Time để làm từ thiện mà tất cả vì mục đích kinh doanh. Đăng tải trên Twitter cá nhân, ông Benioff khẳng định, sức mạnh của Time là những câu chuyện độc đáo về về những con người, những vấn đề có ảnh hưởng tới tất cả chúng ta và kết nối tất cả chúng ta.
Tỉ phú gốc Trung Quốc mua lại tờ Los Angeles Times
Tháng 2. 2018, nhật báo Los Angeles (LA) Times và San Diego Union - Tribune đã chính thức về tay ông Patrick Soon-Shiong, bác sĩ tỉ phú và cũng là nhà đầu tư, với giá 500 triệu USD.
LA Times từng là tờ báo nổi tiếng thứ 4 của Mỹ. Tuy nhiên, tờ báo lớn của Mỹ này đang gặp khó khăn do độc giả có xu hướng chuyển sang các trang thông tin trực tuyến. Với việc mua lại tờ LA Times, bác sĩ Soon-Shiong trở thành tỷ phú mới nhất gia nhập nhóm tỷ phú tìm cách xoay chuyển hoạt động của những tờ báo đang gặp khó khăn.
Theo một số chuyên gia truyền thông nước ngoài, vị tỷ phú gốc Trung Quốc có thể sử dụng LA Times như một phương thức để gia tăng tầm ảnh hưởng hay thúc đẩy các dự án đầu tư riêng của mình.
Tỷ phú Amazon mua Washington Post
Năm 2013, CEO Jeff Bezos (49 tuổi) của Amazon đã chi 250 triệu USD mua lại tờ Washington Post với tư cách cá nhân.
Trong một lá thư được đăng tải trên trang web của Washington Post, CEO Amazon cho biết ông sẽ không trực tiếp điều hành tờ báo hàng ngày, nhưng khẳng định sẽ không thay đổi giá trị của WP. Ông cũng nói thêm: "Sẽ có sự thay đổi tại Post trong vài năm tới. Internet đang biến đổi gần như tất cả mọi ngành nghề, tạo ra những cuộc cạnh tranh mới".
Sau nhiều năm trên đà sụt giảm, đến năm 2016, dưới thời của Jeff Bezos, Washington Post đã có lãi.
Ông trùm báo chí Warren Buffett
Warren Buffett, ông chủ tập đoàn Berkshire Hathaway hiện đang có trong tay hơn 30 tờ báo lớn nhỏ.
Tuy nhiên những năm gần đây, chính ông cũng không còn lạc quan vào báo chí. Một thực tế là trong năm qua, hầu như Buffett không thực hiện được một thương vụ thâu tóm lớn nào, trong khi các khoản đầu tư lớn luôn đóng vai trò lớn trong việc làm gia tăng giá trị sổ sách của Tập đoàn.
Theo Laodong
Tỷ phú Mỹ mất 295 triệu USD vì màn "đấu khẩu" với thợ lặn Anh Sau màn "đấu khẩu" căng thẳng với thợ lặn người Anh Vernon Unsworth về tàu ngầm mini trong chiến dịch giải cứu đội bóng thiếu niên ở Thái Lan, tỷ phú Mỹ Elon Musk đã mất 295 triệu USD do giá cổ phiếu sụt giảm sau khi ông đưa ra phát ngôn gây tranh cãi. Tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk (Ảnh:...