Lời khuyên cho bạn trước quyết định kết hôn
Hôn nhân là một bước ngoặt trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy khi đứng trước quyết định quan trọng này bạn có rất nhiều điều phải suy nghĩ.
Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe của mình và người bạn dự kiến trong tương lai của mình.
1. Trường hợp không nên kết hôn.
- Giữa những người thân có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc anh em ba đời trong họ.
- Hai bên lấy nhau đều là những người bị bệnh trí tuệ kém phát triển loại nặng, bị bệnh tinh thần phân liệt, bị bệnh thần kinh có tính điên cuồng, nóng nảy, phiền muộn.
- Những người bộ máy sinh dục có khiếm khuyết nghiêm trọng không có cách gì chữa trị được, ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục như bị dị tật bẩm sinh không có dương vật, không có tinh hoàn….
Video đang HOT
- Những bệnh về tạng khí nghiêm trọng đã phát triển đến mức nguy hiểm đến tính mạng hoặc có khối u tính không có cách nào chữa trị được.
- Bị một số bệnh mà sau khi kết hôn sẽ trở nên nặng thêm và xấu đi nghiêm trọng,hoặc một số bệnh di truyền ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đời con, như một bên nam hoặc nữ bị bệnh động kinh có tính nguyên phát, bị thận đa nang (một loại bệnh về thận có tính bâm sinh) hoặc cả hai bên đều bị chứng bạch tạng…
2. Trường hợp tạm thời hoãn kết hôn.
- Những người bị bệnh tình dục, bệnh phong trước khi chưa chữa khỏi hẳn. Những người bị bệnh tinh thần ở thời kỳ đang phát triển hoặc những người bị bệnh tinh thần đã ổn định chưa được trên hai năm.
- Những người bị các loại bệnh truyền nhiễm theo quy định đã ở thời kỳ phải cách ly, bị các bệnh mạn tính thời kỳ đang phát triển, những người chức năng làm thay các cơ quan như tim, gan, thận, phổi, não không toàn vẹn.
- Những người bị những khiếm khuyết và các bệnh trong hệ thống sinh sản có thể chữa khỏi được thì phải chờ đến sau khi chữa khỏi hẳn rồi mới được kết hôn.
3. Trường hợp có thể kết hôn nhưng không nên sinh con
- Bất cứ một bên nam hay nữ bị một số bệnh di truyền tương tự bệnh AD, như dinh dưỡng của những cơ có tính tê cứng không tốt, phát dục của xương và xương sụn không toàn vẹn, bị u tế bào gốc ở võng mạc mắt…
- Hai bên nam hoặc nữ cố những bệnh di truyền như bị bệnh câm điếc bẩm sinh, bệch bạch tạng.. Hai bên nam hoặc nữ thuộc hệ gia đình có người bị bệnh di truyền như bệnh tim có tính bẩm sinh, bị bệnh như thần kinh phân liệt, bị bệnh thần kinh có tính điên cuồng, nóng nảy, phiền muộn. Khi bị những bệnh này thì cho dù bệnh tình đã chữa ổn định đi nữa thì cũng không nên sinh con.
- Những người bị những bệnh di truyền nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc làm cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày không thể nào bản thân tự lo liệu được, hơn nữa lại làm cho các con sinh ra trực tiếp bị bệnh và không thể nào chữa khỏi được.
4. Trường hợp có thể kết hôn và sinh con, nhưng cần khống chế giới tính của con.
- Người bị bệnh di truyền Sex – link (là những người bị bệnh máu chậm đông, dinh dưỡng của cơ có tính tiến triển không tốt), nếu đã biết về phía nữ là người mang theo gen gây nên bệnh thì lần có thai này phải chẩn đoán trước khi sinh, kiểm tra giới tính của thai nhi, có thể khống chế chỉ cho sinh gái, không để sinh con trai.
Theo VNE
Thủ dâm "ngược đời" chuốc họa vô sinh
Một thanh niên đã tìm cách bịt đường ra của các "chú tinh binh" cho nên đang có nguy cơ bị vô sinh.
Nguyễn Văn T. (Hà Nội), 22 tuổi cho biết, mình thủ dâm từ năm lớp 2 khi thấy thích một cô bạn trong lớp. Sẵn tính tò mò, T đã thường xuyên xem phim ảnh, nghe chuyện người lớn. Từ việc mỗi tuần T thủ dâm 1 lần, thì đến tuổi dậy thì, T làm mỗi tuần 2,3 lần và sau đó mỗi ngày làm 2, 3 lần.
Lúc vào đại học, T gần như nghiện thói quen này và có khoái cảm mạnh. Nhưng do ngại bạn bè biết, ngại ướt quần, ướt chăn chiếu, sợ để lại mùi nên T đã bóp chặt đầu ra của tinh binh.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, T đã không làm như vậy nữa và cậu hốt hoảng khi thấy tinh dịch ra rất ít, chỉ 1, 2 giọt. Sau khi đi khám, bác sĩ đã có những xét nghiệm tinh dịch đồ, nước tiểu. Kết quả cho thấy, trong nước tiểu của T có tinh trùng. Còn trong tinh dịch, lượng tinh trùng quá ít, ít hơn hằng trăm lần so với người bình thường.
Đường tiết niệu và sinh dục chung 1 đường ra là niệu đạo. Tinh dịch được sinh ra ở tinh hoàn, chín muồi ở mào tinh hoàn. Sau đó tinh trùng theo ống dẫn tinh đi về túi tinh. Tại đây có 1 cái van giữ cho tinh dịch và tinh trùng ở trong túi tinh. Khi đạt khoái cảm, túi tinh co bóp mạnh, cùng lúc với sự co bóp của cơ toàn thân, sẽ đẩy dung dịch này đi theo đường niệu đạo ra ngoài. Lúc đó, van này sẽ đóng đường tiểu lại, không cho lẫn lộn.
BS Bá Hưng cho biết, cấu tạo cơ thể con trai, đường dẫn nước tiểu và đường ra của tinh dịch chung nhau. Nhưng để hai đường này không lẫn lộn thì có 1 van ngăn giữa túi đựng tinh trùng và bàng quang. Van này hoạt động rất nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi T. ức chế đường ra của tinh dịch khi đạt khoái cảm, buộc cơ thể phải xuất tinh ngược. Tinh dịch không đi theo lối thông thường mà lại đi hướng lên trên, tràn vào cả bàng quang. Lâu dần, van này bị hở, và tinh dịch đã không còn đi theo lối cũ mà cứ thế tràn vào bàng quang, mặc dù T không bịt đầu ra của tinh binh nữa.
Y văn đã nhắc đến hiện tượng xuất tinh ngược, nhưng thường chỉ xảy ra với người già. Riêng trường hợp xuất tinh ngược như T. rất hiếm. Hiện nay, T đang được uống thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm, có tác dụng làm van này săn chắc hơn. Tuy nhiên, BS Hưng tiên lượng, T sẽ khó có con hơn và chữa trị cho chiếc van này hoạt động nhịp nhàng lại là rất khó.
Theo VNE
Phát hoảng khi thấy con trai đi tè ngồi Đã có không ít phụ huynh phát hoảng khi các bác sĩ chuyên khoa phát hiện ra con của họ khác với giới tính vốn lâu nay được mọi người nhìn nhận. Tìm lại chính mình Dẫn đứa "con trai" 10 tuổi của mình đến Khoa Di truyền BV Từ Dũ TP HCM thăm khám, chị Nguyễn Thị M. 36 tuổi ở Bình...