Lời khai của 3 người bị khởi tố giúp sức cho bà Nguyễn Phương Hằng
Động thái nhiều lần điều tra bổ sung và nay khởi tố thêm 3 người giúp sức đã cho thấy cơ quan tố tụng TP.HCM muốn giải quyết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng một cách dứt điểm, toàn diện.
Giúp sức tích cực, xuyên suốt trong thời gian dài
Nguồn tin cho hay, trong quá trình mời làm việc để mở rộng điều tra vụ án và khi bị khởi tố bị can, 3 người gồm: Lê Thị Thu Hà (tự Hà Lee, 30 tuổi, là nhân viên), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, là Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam, cùng quê Bình Dương) và Nguyễn Thị Mai Nhi (39 tuổi, là trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng, ngụ quận 12) đã thừa nhận giúp sức cho các hành vi vi phạm pháp luật của bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam).
Theo Công an TP.HCM, hành vi của 3 người này là giúp sức tích cực, liên tục và xuyên suốt trong thời gian dài kể từ khi bà Hằng thực hiện livestream trên mạng xã hội cho đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam.
Công an lấy lời khai 2 bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (trái) và Lê Thị Thu Hà (phải). Ảnh: CA
Nguồn tin cho biết, 3 bị can khai rằng, là nhân viên cấp dưới nên làm theo chỉ đạo của bà Nguyễn Phương Hằng. Và do ảo tưởng quyền lực mạng xã hội, thể hiện sự ủng hộ, cùng quan điểm với bà Hằng nên không lường trước được hậu quả.
Công an làm rõ, bị can Hà (thường gọi là Hà Lee) và bị can Nhi phụ giúp bà Hằng quản lý 12 kênh, trang thông tin mạng xã hội được sử dụng làm phương tiện thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Hai bị can đã thực hiện nhiều phần việc giúp cho bà Hằng như: Lên kịch bản cho buổi livestream, mời các khách mời, chuẩn bị tài liệu, không gian, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, cập nhật câu hỏi, bình luận của cộng đồng mạng để bà Hằng, khách mời trả lời trong buổi livestream…
Video đang HOT
Hai người còn dùng nhiều trang mạng, tài khoản Facebook cá nhân là “Ha Lee” và “Hoàng Nhi” để đăng tải nội dung thông báo lịch livestream, các phát ngôn của bà Hằng hay tham gia phát tán trực tiếp nhiều clip, thông tin có nội dung, phát ngôn sai sự thật, xúc phạm người khác.
Bị can Huỳnh Công Tân. Ảnh: CA
Còn bị can Huỳnh Công Tân, là Trưởng phòng Truyền thông của Công ty CP Đại Nam nhưng xuyên suốt khoảng thời gian bà Hằng tổ chức các buổi livestream, người này có vai trò là thư ký, MC dẫn chương trình để dẫn dắt câu chuyện theo hướng có nội dung xúc phạm, nhục mạ người khác.
Ông Tân còn sử dụng hình ảnh, các clip trên tài khoản Youtube cá nhân có chèn phần bình luận của mình vào, có nội dung thô tục, xúc phạm nặng nề những người khác.
Trưng cầu giám định nhiều video trong các buổi livestream
Hiện dư luận quan tâm đến việc xử lý những khách mời có tham gia trong các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, trong đó có những người là luật sư, tiến sĩ luật.
Công an đang mở rộng điều tra, làm rõ nội dung tố cáo của một số người đối với các khách mời xuất hiện trong các buổi livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: Chụp màn hình
Được biết, quá trình điều tra mở rộng vụ án, Công an TP.HCM đã mời một số người lên làm việc. Nguồn thông tin từ Cơ quan CSĐT cho hay, những khách mời này xuất hiện trong một số buổi livestream của bà Hằng có những phát ngôn liên quan đến ông Nguyễn Võ Hoài Linh (tức danh hài Hoài Linh) và bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sĩ Vy Oanh).
Nguồn tin này cũng nói, hiện cơ quan tố tụng đang trưng cầu giám định giám định rất nhiều video để xác định căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.
Bà bà Nguyễn Phương Hằng khai, những thông tin đời tư người khác là tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc, đọc báo và nằm mơ; đều chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực. Ảnh: CACC
Ngoài ra, có những cá nhân sử dụng tài khoản Youtube cá nhân để chia sẻ hay tạo ra các clip “ăn theo” sự kiện Nguyễn Phương Hằng để câu like, views và tăng thu nhập. Từ khi xử lý vụ án đến nay, Công an TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị liên quan và ở các tỉnh thành khác, cơ quan công an cũng đã vào cuộc, mời một số người lên làm việc. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm của mỗi cá nhân mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định.
Luật sư nói về việc bà Nguyễn Phương Hằng chưa được tại ngoại
Theo luật sư, do tính chất vụ án, nên bà Nguyễn Phương Hằng chưa được tại ngoại dù bà Hằng và gia đình có đơn đề nghị đặt tiền bảo đảm.
Ngày 10/11, theo nguồn tin của Zing, VKSND TP.HCM tiếp tục ra lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) từ ngày 4/11.
Bà Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24/3. Hôm 24/10, gia đình bị can Nguyễn Phương Hằng có đơn gửi VKSND TP.HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đề nghị được đặt tiền bảo đảm để bị can được tại ngoại chữa bệnh.
Ngày 3/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND TP.HCM đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24/3. Ảnh: Công an cung cấp.
Trao đổi với Zing, luật sư Dương Lê Ước An cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể cho phép bà Hằng được tại ngoại theo đề nghị của gia đình.
Theo luật sư An, về cơ sở pháp lý, có đầy đủ để người thân thích của bị can Nguyễn Phương Hằng thực hiện việc bảo lãnh.
Điều 121 về bảo lãnh, Điều 122 về đặt tiền để bảo đảm, Điều 123 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về cấm đi khỏi nơi cư trú cũng quy định: "Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, để có thể quyết định cho họ được áp dụng hay không". Việc bị can, bị cáo được áp dụng tại ngoại sẽ phụ thuộc vào quan điểm, ý chí của chính cơ quan tiến hành tố tụng, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Bị can Nguyễn Phương Hằng bị truy tố tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Khoản 2 Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với tội danh trên, bị can Hằng phải đối mặt với khung hình phạt 2-7 năm tù.
"Việc cơ quan tiến hành tố tụng cho bị can Hằng tại ngoại theo đề nghị của bị can và gia đình là khó. Bởi vụ án này còn liên quan đến có hay không vai trò đồng phạm của một số cá nhân khác và hiện cơ quan điều tra đang làm rõ. Nếu cho rằng việc bị can tại ngoại có thể làm ảnh hưởng quá trình đấu tranh làm rõ tội phạm cũng như để không bỏ lọt tội phạm, dù đủ điều kiện để được áp dụng biện pháp bảo lãnh, đặt tiền bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú thay cho biện pháp tạm giam, cơ quan điều tra, viện kiểm sát vẫn có thể tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng", luật sư An phân tích.
Ngoài ra, luật sư An cho biết trong thời gian tới, bà Hằng có khả năng được tại ngoại hay không còn phụ thuộc vào việc điều tra của cơ quan xem vụ án này có liên quan đến vai trò đồng phạm của một số cá nhân khác hay không.
Nếu vụ án này không liên quan đến vai trò đồng phạm của một số cá nhân khác và nếu bà Hằng có tính chất, mức độ hành vi phạm tội thấp, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, khả năng bà Hằng có thể sẽ được tại ngoại.
Bài học đau đớn từ sự sa ngã của bà Nguyễn Phương Hằng: Từ 'bà hoàng kim cương' đến bị bắt tạm giam Thật đáng tiếc cho một nữ doanh nhân từng là tố giác tội phạm thành phạm tội. Sau sự việc bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam, nhiều người cho rằng, đây là bài học về sự ảo tưởng quyền lực ảo trên mạng. Năm 2021, nữ CEO nổi lên như một hiện tượng mạng khi dám đứng lên tố...