Lời kêu oan của 6 học sinh “dính” trọng án
Dư chấn của vụ án không phải là cảnh tượng hãi hùng tại hiện trường hay giá trị số tài sản bị cướp quá lớn mà là những tình tiết pháp lý như… đùa được gắn với 6 cậu học trò nghèo lớp 10, 11 và 12, để rồi tuổi thanh xuân, ước mơ, sự nghiệp, tương lai của họ bị chôn vùi trong lao lý.
Dù xảy ra đã hơn 5 năm, hai bị án đã mãn hạn tù (bị án Nguyễn Văn Thuyên mới ra trại sáng 29/3/2011), nhưng đến giờ, vụ cướp tài sản, hiếp dâm tại khu vực bờ đê sông Vạn, xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vẫn vô cùng bức bối với không riêng các bậc ông bà, cha mẹ, dòng họ của những người đang bị coi là phạm tội.
Từ vụ trọng án bị hại không trình báo
Ôm cả chồng đơn tìm đến toà soạn Nguoiduatin.vn, những người cha quê mùa, tiều tụy là các ông Mai Văn Bỉ, Nguyễn Văn Thụy, Lê Văn Hiệu, Vũ Đình Thuận, Nguyễn Văn Thiệm, Phạm Văn Truy (trú tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) nhất loạt kêu oan cho con của mình: “Đầu tháng 9/2005, tại bờ đê sông Vạn, xã Minh Đức xảy ra vụ hiếp dâm và cướp tài sản. Hơn 20 ngày sau, công an tỉnh Hải Dương đã bắt 6 đứa con trai của chúng tôi đang tuổi học trò.
6 bị án vị thành niên
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến hàng loạt sai phạm. Viện kiểm sát và tòa án cũng theo đó cố tình làm sai, đẩy các con tôi vào chốn lao tù oan uổng, gây đau khổ, nhục nhã cho những người làm cha làm mẹ như chúng tôi và dòng họ. Hơn 5 năm qua, chúng tôi và các cháu đã gửi không biết bao nhiêu lá đơn tới các cơ quan chức năng nhưng không thấy hồi âm hay lật lại vụ án cho rõ trắng đen để cứu các cháu…”.
Xác định đây là vụ án hết sức phức tạp, có nhiều uẩn khúc, đặc biệt là hậu quả của nó đối với 6 học sinh cũng như môi trường giáo dục, nhóm phóng viên chúng tôi không khỏi trăn trở và tìm đến nhiều nơi để tìm hiểu, thu thập thông tin một cách khách quan.
Cũng như nhiều người dân xã Minh Đức, ông Vũ Văn Lợi, ở thôn Quàn vẫn nhớ rất rõ: “Thời điểm thượng tuần tháng 9/2005, cả xã rộ lên tin đồn rằng, tối 3/9 tại bờ đê sông Vạn, xã Minh Đức xảy vụ cướp tài sản, hiếp dâm đối với đôi trai gái khi đang tâm sự. Ngay thời điểm đó, bà con quanh vùng không rõ danh tính nạn nhân vì đôi trai gái không trình báo.
Tuy nhiên, với tinh thần quyết không bỏ lọt tội phạm, nên sau 23 ngày từ khi nhận được thông tin, đến 26/9/2005, công an huyện Tứ Kỳ phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra công an tỉnh Hải Dương làm rõ và lần lượt bắt 6 đối tượng được cho là “yêu râu xanh”, gồm: Phạm Quốc Trưởng, Nguyễn Văn Thìn, Mai Thanh Hải, Vũ Đình Ý (đều trú tại thôn Quàn, xã Minh Đức) Lê Văn Phương, Nguyễn Văn Thuyên (đều trú tại thôn Phúc Lâm, xã Minh Đức). Tất cả đang là học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT bán công Hưng Đạo và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ”.
Theo cơ quan CSĐT công an tỉnh Hải Dương: Khoảng 20h30 ngày 3/9/2005, Hải cùng Thìn đi xe đạp sang thôn Tông, xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ chơi. Do xe đạp bị hỏng, Thìn bảo Hải dong xe đạp về ngã ba thôn Quàn nói với Ý, Quốc Trưởng, Phương, Thuyên rằng bị mấy thanh niên thôn Tông đánh. Hải đem xe đạp vào nhà người bạn là Vũ Đình Trưởng ở thôn Quàn gửi. Phạm Quốc Trưởng bảo Ý vào nhà Vũ Đình Trưởng lấy bao đựng tuýp sắt đi đánh nhau với thanh niên thôn Tông. Ý vào lấy bao đựng 5 ống tuýp sắt ra rồi cùng Quốc Trưởng, Thuyên, Hải, Phương sang thôn Tông.
Video đang HOT
Khi cả bọn đến thôn Tông thì gặp Thìn. Thìn nói: “Bọn nó đông lắm, về thôi”. Nghe Thìn, cả bọn quay về, đến cống Thổ Kỳ (trạm bơm thôn Quàn) thì ngồi chơi. Quan sát thấy anh N.V.H (SN 1981) đi xe máy chở chị N.T.X (SN 1979) ra bờ đê sông Vạn, lập tức Trưởng bảo Hải, Ý, Thìn, Thuyên, Phương cầm ống tuýp sắt tiến về phía anh H và chị X đang mải mê tâm sự. Phương, Thuyên, Hải đi trên mặt đê. Còn Thìn, Trưởng, Ý đi ở dưới chân đê. Phương, Thuyên vung ống tuýp sắt lên vụt anh H, làm anh hoảng sợ bỏ chạy. Hải, Phương, Thuyên cầm ống tuýp sắt đuổi theo buộc anh H phải nhảy xuống sông. Thìn, Trưởng, Ý vật chị X nằm ngửa ra mặt đê. Thấy chị X kêu cứu, Thìn bóp cổ, bịt miệng chị X, còn Ý thì giữ chân. Lúc này Hải, Phương, Thuyên đuổi theo anh Hùng không được cũng quay lại chỗ chị X đang cố vùng vẫy. Nghe câu đe doạ của Thìn: “Nếu kêu tao đánh chết”, chị X im lặng. Cả bọn Trưởng, Thìn, Phương, Hải, Thuyên, Ý lần lượt giao cấu với chị X. Trưởng lục soát túi quần của chị X lấy đi toàn bộ số tiền 240.000 đồng. Thìn định lấy xe máy của anh H. Chị X van xin, Thìn không lấy xe máy nữa mà lấy của chị kính mắt trị giá 25.000 đồng. Sau đó, Phương cho toàn bộ tuýp sắt vào bao cùng cả bọn đem về thôn Quàn. Trưởng dặn cả bọn phải giữ kín chuyện, kể cả bị công an bắt cũng không được khai.
Đầu tháng 5/2007, TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Quốc Trưởng và đồng bọn hiếp dâm, cướp tài sản. HĐXX đã y án sơ thẩm, tuyên phạt: Phạm Quốc Trưởng 9 năm 6 tháng tù Nguyễn Văn Thìn 9 năm tù Mai Thanh Hải 7 năm 3 tháng tù Lê Văn Phương 7 năm 9 tháng tù Vũ Đình Ý 5 năm 3 tháng tù (đều về tội hiếp dâm và cướp tài sản) tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù đối với Nguyễn Văn Thuyên về tội hiếp dâm.
Nỗi trăn trở của ông Bí thư chi bộ
Sau phán quyết của TAND tỉnh Hải Dương, không riêng bản thân, gia đình 6 bị án mà hàng trăm người nông dân thuần chất nơi vùng quê yên bình Minh Đức đều tỏ ra bất bình, tìm đến các cơ quan chức năng hoặc gửi đơn cho rằng các bị án bị oan và mong muốn vụ án sớm được xem xét lại.
Trong bản sao lá đơn gửi cơ quan chức năng đề ngày 25/5/2007, ông Nguyễn Văn Chất, người thôn Quàn, xã Minh Đức bức xúc: “Tôi theo dõi rất sát vụ án này và thấy có nhiều uẩn khúc. Những chứng cứ có lợi cho các bị cáo không được toà đề cập, khi luật sư đưa ra thì bị bác bỏ hoàn toàn. Theo tôi, những người nắm giữ pháp luật như vậy là không công bằng. Điều đó khiến cho người dân chúng tôi hết sức bất bình và bức xúc…”.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Bí thư Chi bộ thôn Phúc Lâm, xã Minh Đức bộc bạch: “Tôi không phải là người có quan hệ ruột thịt với các bị án và càng không bênh vực cái sai. Là người cùng địa phương, tôi đánh giá được các cháu. Thấy những điều vô lý xung quanh vụ án, tôi đã dày công tìm hiểu, vận dụng kiến thức pháp luật để trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho các cháu. Sau phiên xử phúc thẩm, tôi phát ốm vì thất vọng về cách hành xử cũng như sự vô cảm của không ít người được giao nhiệm vụ giữ cán cân công lý.
Vì quá trăn trở trước vụ án, ông Huệ buộc phải làm cái việc gần như là điều cấm với một Bí thư chi bộ: Viết đơn gửi các cơ quan chức năng:”… 23 ngày sau, cơ quan điều tra công an huyện Tứ Kỳ đã bắt 6 đối tượng vị thành niên, trong đó 2 đối tượng là người thôn Phúc Lâm. Ai cũng tấm tắc khen công an huyện Tứ Kỳ giỏi thật và rất tin tưởng vào những gì mà ngành công an đã làm.
Vụ việc như vậy tưởng như là dấu chấm hết, nhưng ngay sau đó bùng lên trong dư luận hàng loạt câu hỏi mà những người đang phải chịu trách nhiệm như chúng tôi không khỏi băn khoăn…
Trước những bức xúc trong nhân dân về hàng loạt việc làm chưa đúng pháp luật của cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Tứ Kỳ, tôi nghĩ rằng nếu không có những hành động và việc làm cụ thể giúp đỡ họ thì thật là có lỗi với Đảng viên và nhân dân trong thôn – những người đã cầm lá phiếu bầu và gửi gắm niềm tin vào tôi. Tôi đã đề nghị UBMTTQ xã giới thiệu tôi là bào chữa viên nhân dân tham gia vào quá trình tố tụng
Thật bất ngờ khi tìm hiểu pháp luật và nghiên cứu hồ sơ vụ án tôi thấy những vô lý và vi phạm mà các cơ quan tham gia tố tụng mắc phải, nhưng do làm sai nên cố tình khép kín hồ sơ để khỏi bị kỷ luật và che giấu những sai sót của mình”.
Nhóm PV
Kỳ 2: Bản cung có trước bị can?!
Theo Người Đưa Tin
Cô học trò nghèo đạt giải nhất quốc gia môn Địa lí
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011 vừa qua, cô học trò nghèo Ngô Thị Biển, học sinh lớp 12 Văn, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã làm nên điều kì diệu khi đạt giải nhất môn Địa lí.
Gian nan con chữ
Trong số 71 em học sinh (HS) thuộc các đội dự tuyển quốc gia của tỉnh Hà Tĩnh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, Biển là một HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà em thuộc diện hộ nghèo ở xóm Song Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình có 5 người con, bố bị bệnh thần kinh, sức khỏe yếu nên dường như công việc đều do đôi vai gầy yếu của người mẹ gánh vác. Dù cuộc sống gia đình khó khăn nhưng cô chị cả Ngô Thị Biển và các em rất chăm học và học giỏi. Trong suốt những năm cấp 1, cấp 2, Biển luôn là HS giỏi.
Nhiều năm qua, cô học trò nghèo Ngô Thị Biển đã mang về nhiều thành tích cao trong học tập khiến nhiều người thán phục.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009, Biển mạnh dạn làm hồ sơ thi vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh với mong muốn tìm được một môi trường học tập thuận lợi nhất để nuôi lớn ước mơ và hoài bão của mình. Và kỳ thi năm đó, Biển đã đậu vào trường này với số điểm rất cao.
Cũng từ đó, cô học trò nhỏ nhắn ngày ngày trên chiếc xe đạp cũ nát đạp lọc cọc hơn 10 km đến trường học rồi lại về nhà dạy em học bài, phụ giúp bố mẹ công việc nhà. "Nhiều lúc đi học về mệt nhưng thấy bố mẹ lam lũ cả ngày lẫn đêm nên em cũng gác lại việc học để phụ giúp bố mẹ một tay" - Biển tâm sự.
Năm học 2009-2010, khi đang học lớp 11, Biển đã được tuyển chọn vào đội tuyển quốc gia môn Địa lí. Nhưng niềm vui chưa trọn thì gia đình em lại gặp nạn. Năm đó, mẹ em bị rắn cắn, tính mạng nguy kịch. Gia đình rơi vào tình cảnh bế tắc vì chẳng biết lấy tiền đâu để cứu chữa cho người mẹ là trụ cột của gia đình.
Lúc đó, Biển không còn đủ ý chí để tập trung cho kỳ thi quốc gia sắp tới. Nhưng thật may, hoàn cảnh khó khăn cua gia đình em đã được các cơ quan truyền thông biết đến, đưa những thông tin kịp thời nên đã có những lời động viên, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức và các nhà hảo tâm. "Lúc đó, nhiều lúc em nghĩ chắc mình phải bỏ học để đi làm thuê phụ giúp bố mẹ chứ em là con cả trong nhà, gia đình lại gặp nạn nên lại càng túng quẩn hơn. Trong lúc lâm nguy đó, rất may đã có những "mạnh thường quân" giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn trước mắt và em lại quyết tâm theo học tiếp" - Biển kể lại.
...và những kỳ tích
Sự tiếp sức của cộng đồng đã giúp Biển vượt lên hoàn cảnh. Và như để đáp lại tấm lòng của bố mẹ, thầy cô và các nhà hảo tâm, Biển đã quyết tâm bứt phá trong chặng cuối của đợt ôn thi HS giỏi quốc gia năm học 2009-2010 và giành giải nhì môn Địa lí và giải ba môn Lịch sử.
Năm học 2010-2011, trong đội tuyến Địa lí, Biển là HS được thầy cô, bạn bè đặt nhiều hi vọng. Hiểu rõ hoàn cảnh của em, nhà trường và các thầy cô luôn sát cánh hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần. Lớp học đội tuyển cũng giống như một gia đình nhỏ mà ở đó, thầy cô đã dồn hết kiến thức và tâm huyết cho mỗi giờ lên lớp.
Và Biển đã không để gia đình, thầy cô, bạn bè và những người đặt niềm tin ở em phải thất vọng. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2010 - 2011 vừa qua, Biển đã xuất sắc đạt giải nhất môn Địa lí.
Không chỉ dẫn đầu môn Địa lí, Biển còn được bạn bè nể phục bởi sự chắc chắn, đồng đều trong tất cả các môn học. Em là một trong những gương mặt xuất sắc nhất ở cả 3 môn thi đại học khối C năm học này và cũng là người nhiều năm đạt danh hiệu HS giỏi.
Một góc thành tích của Biển được dán ở tường.
Bạn đọc có thể chia sẽ với Biển qua địa chỉ: Ngô Thị Biển, lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc Ngô Thị Biển, xóm Song Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch, tỉnh Hà Tĩnh. Số ĐT em Biển: 01645.227.598. Hoặc cô Trần Thị Lam (giáo viên chủ nhiệm em Biển): 0986.925.579
"Môn học Địa lí là một hành trình khám phá kho kiến thức khổng lồ về kinh tế - xã hội, về mỗi vùng miền trong cả nước và cả thế giới. Đây là một môn học đòi hỏi khả năng cảm nhận và trí nhớ tốt đồng thời yêu cầu tính chính xác và tư duy logic nên đòi hỏi người học phải cần mẫn tích lũy những kiến thức bằng một phương pháp khoa học và một niềm say mê. Và không chỉ học trong sách vở mà mình còn phải biết nắm bắt những kiến thức ngoài xã hội" - Biển chia sẽ về bí quyết dẫn đến thành công của mình.
Thầy Nguyễn Quốc Lập, phụ trách đội tuyển ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết: "Biển là một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn so với các bạn. Nhưng ngược lại, ở Biển lại có một điểm vượt trội đó là sự chăm chỉ, kiên trì trong từng môn học mỗi giờ đến lớp. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia nhiều năm, tôi thấy Biển là một cô học trò đáng nể phục bởi ý chí và nghị lực của em".
Khi hỏi về lựa chọn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới, cô học trò nghèo tâm sự: "Hoàn cảnh gia đình em khó khăn, bố đau ốm suốt, mẹ dù tuổi còn ít nhưng do làm nghiều nên sức khỏe cũng ngày một yếu. Với lại phía sau em còn 4 người em ăn học nên kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới em sẽ chọn thi vào trường Cảnh sát hoặc An ninh để giảm gánh nặng lo toan cho gia đình".
Theo Dân Trí
Tân sinh viên nghèo và nỗi lo tay không nhập học Không có tiền đóng khoản học phí đầu năm nhưng Danh vẫn khăn gói nhập học. Danh phải học, không chỉ cho bản thân mình mà còn vì người cha mới qua đời, người mẹ đau yếu và anh trai tâm thần. Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông của vùng quê nghèo tỉnh Long An, ngay từ nhỏ Lê...