Lời kể gây sốc của nhà báo Mỹ về IS
Trong khi các nước phương Tây tập trung xử lý mối họa IS ở Iraq và Syria thì ảnh hưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ngày càng lớn ở Libya, nơi IS đang nỗ lực xây dựng một thủ phủ mới.
Một nhà báo của New York Times vừa trở về sau chuyến tác nghiệp đưa tin về IS ở Sirte – một thành phố miền bắc Libya – kể rằng ông thực sự sốc và hoảng sợ trước tốc độ IS phát triển ở đó.
Đoàn xe IS diễu phố ở Libya. (Ảnh: @7our/Twitter)
“Tôi phải thừa nhận bản thânrất sốc và hoảng với những gì tôi chứng kiến trong chuyến đi cuối cùng”, nhà báo David Kirkpatrick kể.
“Lần mới nhất khi tôi ở gần Sirte vào đầu năm nay, hồi tháng 2 và 3, thì có vẻ như chỉ có một nhóm chiến binh địa phương với chương trình hoạt động riêng mượn cờ IS để chứng tỏ sự bất khuất. Nhưng lần này khi trở lại tôi không chỉ thấy họ mở rộng lãnh địa… mà cả thành phố Sirte đã trở thành một kiểu thuộc địa nằm trong tay các thủ lĩnh IS ở Raqqa (Syria)”.
IS đang “cử các nhà quản lý của mình đến, cả các tư lệnh quân sự nữa, thường là người Iraq hoặc các cựu sĩ quan trong quân đội Saddam Hussein để chỉ đạo hoạt động tại đó, và tuyển mộ tân binh nước ngoài từ khắp khu vực”, Kirkpatrick cho biết thêm.
Video đang HOT
Nhà báo Mỹ giải thích rằng Libya là một đất nước thất bại, với nhiều thành phố nằm trong tay quân nổi dậy địa phương. “Một số có lý tưởng riêng, và ngày càng đông, họ chia làm 2 nhóm lớn chiến đấu chống lại nhau, chủ yếu vì tiền và quyền lực… IS kéo đến thành phố này, mở rộng ảnh hưởng và hiện đang nắm trong tay quyền kiểm soát 240km bờ biển Libya”.
Cơ sở hoạt động ở miền bắc Libya cũng giúp IS tiến gần hơn về phía phương Tây. Theo ông Kirkpatrick, Sirte chỉ cách Sicily, Italy 650km. Nếu IS rốt cuộc phải thu hẹp hoạt động tại Syria, chuyển sang lập thủ phủ ở Sirte thì các quốc gia phương Tây sẽ càng khó can thiệp và ngăn chặn chúng.
“Bạn đang nói về một nước thất bại mà xung quanh toàn các quốc gia yếu kém và dễ bị tấn công”, Kirkpatrick bình luận. “Tôi không thể nghĩ ra nước láng giềng nào có thể can thiệp chống lại IS, thậm chí làm chủ nhà để phương Tây tiến hành chiến dịch chống IS. Gần nhất là Ai Cập nhưng Ai Cập còn chưa thể giải quyết nổi vấn đề IS của nước này”.
Nhà báo New York Times tiếp tục: “Thêm nữa, bởi vì thuộc địa nhỏ của IS ở Libya nằm giữa sự hỗn loạn vốn có ở Libya, xung quanh là nhiều cánh phiến quân địa phương, bộ tộc…, tất cả đang đánh lẫn nhau, và không một nhóm nào chào đón binh sĩ Mỹ diễu qua lãnh địa của mình. Vì vậy đây là một mớ hỗn độn lớn”.
Tháng trước, New York Times đưa tin, Sirte là thành phố duy nhất nằm bên ngoài những vùng lãnh địa mà IS trực tiếp kiểm soát ở Iraq và Syria. Các thông tin cho biết, chi nhánh của IS ở Libya đã tăng từ 200 lên 5.000 chiến binh.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Hồi ức của nhà báo chiến trường suýt bị khủng bố chặt đầu
"Các tay súng al-Qaeda lôi tôi tới sau một tòa nhà, nơi chất đầy các bảng hiệu hành quyết", Michael Ware kể về lần chết hụt trong tay khủng bố ở Iraq năm 2004.
Michael Ware, phóng viên chiến trường người Australia làm việc cho Time, từng vào sinh ra tử tại nhiều chiến trường trên thế giới. Ông từng một lần suýt chết dưới lưỡi dao của tổ chức khủng bố al-Qaeda hồi tháng 9/2004 khi tác nghiệp tại Iraq. Ngày 3/6, ông chia sẻ ký ức kinh hoàng dưới tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Năm 2004, Ware đang quay phim tài liệu Only The Dead(Chỉ có sự chết chóc) tại Baghdad thì các tay súng Hồi giáo của nhóm khủng bố al-Qaeda tại thành phố này, khi đó do Abu Musab al-Zarqawi lãnh đạo, bắt anh.
Các tay súng khủng bố chặn xe của Ware, lôi anh tới phía sau một tòa nhà, nơi nhiều khẩu hiệu màu đen đã được treo sẵn. Chúng định giết nhà báo và dùng chính camera của anh để quay cảnh hành quyết.
"Chúng định chặt đầu tôi, chứ không giữ làm con tin", Ware kể. "Lúc đó, nhiều phần tử Hồi giáo có mặt phía sau tòa nhà. Một trong số họ cầm dao".
Đúng lúc này, một chiến binh địa phương xuất hiện. Người này từng liên lạc với phóng viên Time trước đó. Nhân vật đã thuyết phục, rồi đe dọa trả thù nếu các phần tử Hồi giáo giết Ware. Cuối cùng, phóng viên chiến trường cũng được tự do.
Hơn một thập kỷ trôi qua, lần tử thần "sượt qua gáy" đó vẫn còn ám ảnh Ware. Anh là một trong những phóng viên hiếm hoi rơi vào tay khủng bố nhưng vẫn bảo toàn tính mạng. Không may mắn như Ware, năm ngoái, các nhà báo Mỹ James Foley, Steven Sotloff và nhà báo Nhật Kenji Goto bị các tay súng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria hành quyết.
Nhà báo chiến trường kỳ cựu
Nhà báo chiến trường Michael Ware. Ảnh: Abc.net.au
Michael Ware sinh ngày 25/3/1969. Anh làm việc cho Time từ năm 2001 đến 2006 và sau đó cộng tác với CNN tới năm 2009. Ware từng vác máy tới nhiều tử địa để tác nghiệp và làm việc với niềm đam mê cháy bỏng.
Nhà báo người Australia là một trong những phóng viên chiến trường hiếm hoi sống tại Iraq trước khi Mỹ đưa quân sang quốc gia này. Ware xông xáo, sẵn sàng liên lạc với các chiến binh người Kurd và quân nổi dậy tại Iraq.
Nhà báo từng nhiều lần theo quân đội Anh, Mỹ vào chiến trận. Lực lượng liên quân rất tin tưởng vào các bài viết của anh khi Ware mô tả tình hình tại Iraq. Ware từng có mặt tại Afghanistan và nhiều tử địa khác.
Năm nay, Ware đang viết cuốn sách có tựa đề Between Me and the Dead (Giữa tôi và cái chết) để chia sẻ về những lần tác nghiệp ở những điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới.
Theo Zing News
Bốn nhà báo Trung Quốc bị ngừng việc vì nói ông Tập Cận Bình từ chức Bốn nhà báo của một cơ quan thông tấn Trung Quốc bị đình chỉ công tác vì một bài báo mà họ có liên quan nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức. Bốn nhà báo Trung Quốc bị đình chỉ công tác do lỗi đánh máy nói ông Tập Cận Bình từ chức - Ảnh minh họa: Reuters Trong...