Lợi ích vô hình từ việc bảo dưỡng định kỳ ô tô
Ôtô hay bất kỳ loại phương tiện nào cũng cần được chăm sóc và bảo dưỡng, bởi sau một thời gian sử dụng sẽ có một số chi tiết bị hao mòn.
Nếu không được chăm sóc kịp thời, nhiều chi tiết trên xe sẽ bị hư hại, làm mất an toàn cho người sử dụng – Ảnh minh hoạ.
Bão dưỡng xe định kỳ không chỉ đảm bảo cho phương tiện luôn vận hành ổn định và an toàn, đáp ứng các điều kiện bảo hành, tiết kiệm nhiên liệu,… mà còn giúp phát hiện sớm lỗi kỹ thuật mà chiếc xe có thể sắp mắc phải, đồng thời làm hạn chế các nguy cơ gây giảm tuổi thọ của xe.
Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo và nhắc nhở người dùng bảo dưỡng xe đúng thời hạn. Không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông và quản lý chất lượng phương tiện.
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện các công đoạn kiểm tra phương tiện theo yêu cầu của nhà sản xuất sau một thời gian sử dụng hay theo một quãng đường đi được nhất định, để đảm bảo xe luôn hoạt động trạng thái ổn định và an toàn, cũng như ngăn ngừa sớm những hư hỏng có thể dẫn đến hỏng xe hoặc những phiền phức không đáng có xảy ra khi xe đang vận hành.
Ngăn chặn hư hỏng và kéo dài tuổi thọ phương tiện
Mọi phương tiện có trang bị động cơ đều được cấu thành từ nhiều cụm chi tiết khác nhau, ráp nối theo nhiều phương pháp. Bởi vậy, trong quá trình vận hành sẽ tạo ra mài mòn giữa những mối lắp ghép. Nếu không được chăm sóc kịp thời, các mối ráp nối sẽ gây hỏng hóc, tạo ra những tiếng kêu lạ, lâu dần sẽ làm hư hại phương tiện, làm mất an toàn cho người sử dụng.
Dù rất quan trọng, nhưng việc ghi nhớ thời điểm bảo dưỡng định kỳ không phải người dùng nào cũng chú trọng. Tùy theo nhà sản xuất mà chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô sẽ khác nhau. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng cần được thực hiện sau mỗi 5.000 km hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào tới trước.
Video đang HOT
Trên một số dòng xe hiện đã trang có đèn cảnh báo nhắc nhở bảo dưỡng, tuy nhiên chủ sở hữu phương tiện có thể thông qua những dấu hiệu như mòn phanh hay tiến ồn,… để có thể tiến hành đưa xe đi bảo dưỡng.
Thông thường, lịch bảo dưỡng định kỳ được xác định bởi quãng đường xe đã di chuyển hoặc thời gian xe đã hoạt động. Tuy nhiên, trong trường hợp phương tiện hoạt động trong điều kiện đặc biệt như đường sá gồ ghề có nhiều bụi bẩn hoặc có hơi muối, liên tục di chuyển trên những quãng đường dài hay chở tải nặng,… thì phải có lịch bảo dưỡng định kỳ bổ sung, ngắn hơn so với định kỳ mà nhà sản xuất yêu cầu.
Ngoài ra, nên đưa xe đi bảo dưỡng khi có dấu hiệu cảnh báo bất thường như bỏ máy, máy chạy không ổn định hoặc kêu, công suất máy giảm, tiếng ồn lạ phát ra từ động cơ, xuất hiện dung dịch bị rò rỉ và nhiệt độ nước làm mát động cơ cao hơn bình thường,…
Các hạng mục cần kiểm tra khi bảo dưỡng định kỳ
Xe đi bảo dưỡng định kỳ thường đã sử dụng một thời gian khá dài, quãng đường đi được khá xa nên việc thay dầu động cơ là không thể tránh khỏi. Công việc này khá đơn giản, kỹ thuật viên nâng xe lên và tháo ốc xả nhớt, sau đó tháo và thay mới lọc nhớt.
Lọc gió động cơ giữ vai trò quan trọng, nó giúp lọc sạch không khí trước khi không khí được hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió bị rách, bụi bẩn sẽ lọt qua và đi vào động cơ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ thậm chí gây các hư tổn cho máy. Lọc gió bị bẩn sẽ gây tắc nghẽn và không khí sẽ khó khăn để đi qua, dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.
Lọc gió điều hòa tuy nhỏ bé nhưng công dụng lại cao bởi nó có tác dụng giữ lại những bụi bẩn ô nhiễm từ không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh vào không gian xe. Nếu lọc gió bị bụi bẩn nhiều gây nghẹt sẽ làm xe lâu lạnh khi mở điều hòa và có thể có mùi khó chịu do dơ bẩn.
Phanh xe là bộ phận chịu áp lực và nhiệt độ cao khi vận hành, đặc biệt trong điều kiện đường xá đông đúc như ở Việt Nam. Khi di chuyển trên đường phố, phải liên tục sử dụng phanh những lúc cao điểm khiến bộ phận này mòn nhanh, nên sau một thời gian hoạt động cần phải được vệ sinh để tránh làm xước đĩa khi bị dính bẩn và tăng độ ma sát khi thắng. Nếu kiểm tra thấy má phanh mòn đến giới hạn, thì cần phải thay thế để đảm bảo tình trạng làm việc an toàn và hiệu quả của hệ thống phanh.
Việc kiểm tra hệ thống phanh đối với kỹ thuật là công việc tương đối dễ, chỉ cần tháo bánh xe, tháo thắng để kiểm tra bố, kiểm tra heo dầu, vệ sinh bố nếu dơ và tra mỡ ắc thắng sau đó ráp lại. Trong trường hợp bố mòn nên thay thế bố đúng loại tương thích của xe để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cũng giống như dầu động cơ, các loại dầu khác như nước làm mát, dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước rửa kính và mực nước làm mát cũng phải bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định. Các mức dầu này luôn phải trong tình trạng đầy đủ, tránh tình trạng xe thiếu nước làm mát gây giải nhiệt cho động cơ kém.
Ngoài những hạng mục bảo dưỡng thông thường, một số hạng mục đặc biệt có thể được kiểm tra bảo dưỡng nếu kỹ thuật có phát hiện thấy lỗi.
Trong trường hợp cần vệ sinh khoang động cơ, tuyệt đối không được dùng các vòi xịt cao áp xịt mạnh lên mặt động cơ cũng như các ngóc ngách trong khoang. Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ. Do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên.
Đối với ắc quy, phải mất hàng giờ chạy xe thì ắc quy mới phục hồi lại được, đặc biệt là vào mùa đông. Đó là do có các phụ kiện sử dụng năng lượng như ghế nhiệt ở một số loại xe khiến máy phát không thể nhanh chóng sạc lại một bình ắc quy đã hết. Trung tâm bảo dưỡng có thể tiến hành kiểm tra dung lượng ắc quy và nạp thêm điện nếu cần thiết.
Dù là siêu xe hay xe bình dân, xe xịn hay xe thường sau một thời gian sử dụng đều có sự hao mòn nhất định. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn, ổn định và kéo dài tuổi thọ, đừng quên thực hiện bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trên xe và giữ chúng trong tình trạng tốt nhất.
Các cụ ta có câu “của bền tại người”. Tuổi thọ của một chiếc xe có được kéo dài hay không ngoài chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất thì sự chăm sóc và bảo dưỡng của người sử dụng là một yếu tố quan trọng và có tính quyết định lớn. Chúng ta hãy thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng xe theo đúng khuyến cáo để “phòng bệnh” sẽ tốt hơn khi phải “chữa bệnh”.
Cách chăm sóc ô tô để không bị trượt đăng kiểm về khí thải
Chủ xe cần chăm sóc và bảo dưỡng ô tô định kỳ sẽ không thuộc diện trượt khí thải theo tiêu chuẩn mới.
Theo quy chuẩn mới về khí thải, nhiều ô tô không đạt chuẩn và bị trượt đăng kiểm. Đặc biệt trong quý I-2020, số lượng xe trượt đăng kiểm do khí thải tăng mạnh.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT), trong ba tháng đầu năm, tỉ lệ đối với xe chạy xăng không đạt tiêu chuẩn khí thải là 2,2% (9.151 xe trên 399.393 tổng số lượt xe vào kiểm định), tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với xe dùng diesel có 8,7% không đạt tiêu chuẩn (30.948/353.694 xe), tăng 0,7% so với năm trước.
Khi ô tô nhả khói, chủ xe cần đưa xe đi bảo dưỡng và sửa chữa ngay. (Ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (quận Tân Bình - TP.HCM) chia sẻ: "Từ lần đăng kiểm trước, do xe ít di chuyển lại không hỏng hóc gì, nên tôi cũng không mang xe đi bảo dưỡng do không có thời gian chờ đợi. Tới khi được kiểm định viên báo không đạt tiêu chuẩn khí thải tôi cũng giật mình".
Thực tế nhiều ô tô không chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ rất dễ rơi vào tình trạng trượt khí thải theo quy chuẩn mới. Do đó, chủ xe cần lưu ý bảo dưỡng một số hạng mục như dầu, nhớt, vệ sinh các lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa...
Trong đó, các tài xế lưu ý việc sử dụng các loại dầu nhớt đúng chuẩn theo quy định của nhà sản xuất. Thông thường, mỗi loại xe sẽ phù hợp với dầu, nhớt có mức độ lưu huỳnh khác nhau. Ví dụ như xe tải khác xe con và khác với cả xe taxi.
Đồng thời, vệ sinh các bộ phận của động cơ nhằm tránh các vết han gỉ, khi đó vụn kim loại sẽ trộn lẫn trong các loại dung dịch. Đặc biệt, chủ xe cần tuân thủ thời gian bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo không bị trượt khí thải.
Những bộ lọc cần vệ sinh, thay thế định kỳ trên ô tô Được ví như những "buồng phổi" trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu... cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ Trần Hoàng Trên...