Lợi ích tuyệt vời từ quả thanh long
Tuy không phải là “thần dược” có tác dụng chữa bệnh, nhưng thanh long là một loại quả ngon, có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Ảnh: Hạ Huy
Chống viêm khớp. Thanh long giúp làm giảm sự kích thích của các khớp xương nhờ vào lượng chất nhầy khá dồi dào, vì vậy nó được biết đến là loại quả chống viêm rất tốt.
Giảm cholesterol xấu. Do chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn lành mạnh trong các hạt màu đen nhỏ li ti, nên thanh long cực tốt cho sức khỏe, giúp làm tăng cholesterol tốt và loại bỏ cholesterol xấu.
Chữa táo bón. Thanh long được biết đến với thuộc tính làm sạch hệ tiêu hóa. Các sợi xơ nhỏ trong quả thanh long góp phần giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ăn thanh long là giải pháp hữu hiệu trong việc điều trị táo bón.
Ngừa ung thư. Các nhà khoa học cho biết thanh long là nguồn tự nhiên cung cấp chất chống ô xy hóa cao. Chất chống ô xy hóa có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây ung thư cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Tốt cho tim, huyết áp. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tiêu thụ thanh long rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thanh long còn là nguồn cung cấp chất béo bão hòa đơn lành mạnh, giúp tim luôn hoạt động tốt. Ăn thanh long có thể giúp ổn định huyết áp, mang lại nhiều lợi ích cho những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Video đang HOT
Tốt cho người bệnh tiểu đường. Thanh long chứa một lượng lớn chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu. Theo Penmai, các thành phần trong quả thanh long được chứng minh có tác dụng giúp ổn định mức đường huyết, đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường dạng 2.
Chống lão hóa. Do giàu chất chống ô xy hóa nên thanh long phát huy công dụng tuyệt vời trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế quá trình lão hóa. Ăn thanh long giúp da khỏe mạnh và săn chắc hơn.
Giảm cân. Thanh long chứa rất ít calo, nhưng lại là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Đây chính là yếu tố giúp chúng ta cảm thấy no sau khi ăn nó. Không chỉ thế, thanh long còn có công dụng làm sạch và cải thiện hệ thống trao đổi chất, từ đó giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Để có thân hình lý tưởng, nên bổ sung thanh long vào thực đơn hằng ngày.
Giảm hen suyễn. Do chứa lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các rối loạn hô hấp như hen suyễn, ho, nên thanh long là loại trái cây tuyệt vời cho những người bị bệnh hen suyễn.
Theo Hạ Yên
Thanh Niên
6 tác hại 'chết người' của bánh mì
Dù bánh mì là loại thực phẩm phổ biến hàng đầu trên thế giới, nhưng đây lại không phải là món ăn có lợi cho sức khỏe.
Việc sử dụng bánh mì trong các bữa ăn hàng ngày đang trở thành thói quen của nhiều người bởi sự tiện lợi và hương vị giản đơn, dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác. Tuy nhiên, những lí do dưới đây có thể khiến bạn phải cân nhắc lại việc sử dụng bánh mì quá thường xuyên.
1. Bánh mì khiến mỡ máu tăng cao
Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc đã xay nhuyễn. Vì ở dạng bột nên cơ thể rất nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Bánh mì ngũ cốc thậm chí còn có chỉ số GI cao hơn (chỉ số Glycemic) so với hầu hết các thanh kẹo như Snickers.
Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có thể hạ xuống quá nhanh khiến cơ thể rơi vào trạng thái đói. Nếu tiếp tục làm đầy dạ dày bằng bánh mì, chu trình này sẽ diễn ra liên tục dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
2. Bánh mì chứa nhiều Gluten xấu
Các thành phần chính trong bánh mì thường là lúa mì. Trong lúa mì có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Đáng báo động hơn, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.
3. Bánh mì làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác
Bánh mì không thể là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau quả tươi, trái cây, cá, trứng hoặc thịt. Không chỉ ít chất dinh dưỡng, bánh mì còn làm giảm sự hấp thu chất từ các thực phẩm khác. Các axit phytic có trong lúa mì sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng. Trong khi đó, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.
4. Bánh mì làm gia tăng cholesterol xấu
Theo các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Nhiều người cho rằng cholesterol sản sinh bởi chất béo nhưng thủ phạm cũng có thể là lúa mì và những chiếc bánh mì tưởng chừng vô hại chúng ta sử dụng hàng ngày.
5. Bánh mì "ngậm" nhiều muối
Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich...Khi bạn tiêu thụ các loại bánh mì dạng như tên đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức.
6. Bánh mì gây mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính đang trở thành "căn bệnh thế kỷ" và điều đáng ngạc nhiên, bánh mì được coi là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.
Theo Depplus.vn/MASK
5 loại 'tội phạm' đáng sợ trong thực đơn của bạn Bằng cách loại bỏ 5 loại "tội phạm" đáng sợ này trong thực đơn của mình, bạn có thể có một trái tim khỏe mạnh hơn. Chắc chắn rằng, thực phẩm có chất béo chuyển hóa thường có vị ngon hơn và tươi lâu hơn, nhưng chúng cũng gây hại cho sức khỏe của bạn theo vô số cách, bao gồm tăng cholesterol...