Lợi ích tuyệt vời của việc uống trà xanh mỗi ngày
Một chén trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn phòng chống bệnh tật.
1. Đào thải độc tố
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
2. Lợi tiểu, giảm huyết áp
Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
3. Giảm stress
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Ảnh: myessentia.
4. Chống lão hóa
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau. Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B… Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
5. Tốt cho trẻ nhỏ
Video đang HOT
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 – 3 ly (0,5 – 2g trà/ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ nhỏ thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng hơn.
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Ảnh: kadinlarkulubu.
6. Giảm cân
Trà xanh có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà giúp làm tăng lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường khả năng phân giải mỡ thừa. Các vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.
9 điều kỵ khi uống trà:
- Không uống trà khi đói bụng
- Không uống trà quá nóng
- Không uống trà lạnh
- Không nấu trà quá lâu
- Không nấu trà nhiều lần
- Không uống trà trước khi ăn
- Không uống trà ngay sau khi ăn
- Không uống thuốc bằng nước trà
- Không uống trà để qua đêm
Cách bảo quản trà
- Cất trà ở những nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cách mặt đất tối thiểu 50cm.
- Không để chung trà cùng các hàng hóa có mùi như: mỹ phẩm, thuốc lá, xà phòng nước mắm, cá khô, long não…
- Không mở túi/hộp trà nhiều lần, nhất là trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Không dùng tay lấy trà trực tiếp trong túi/hộp đựng bởi hơi ẩm, mồ hôi từ tay sẽ làm biến chất lượng trà còn lại.
Trần Quỳnh tổng hợp
Theo VNE
Sai lầm chết người khi ăn bí đao rất nhiều người mắc
Nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C...
Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo . Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai ...
Sai lầm khi ăn bí đao gây hại sức khỏe cần tránh.
Ngoài cách dùng làm rau ăn, bí đao còn được chế biến thành nước giải khát như "Trà bí đao"..., trong điều kiện nóng bức của mùa hè, giải khát bằng nước bí đao có thể phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Mặc dù có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng và ăn bí đao như thế nào cho đúng cách, nếu không sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Bí đao sống có tính xà phòng rất cao, ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Tuy nhiên bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
Nên nhớ, trong các món rau sống người Việt mà ông bà ta ăn, không có món bí đao sống.
Vì vậy, để có được món ăn ngon và đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy chế biến những món từ bí đao cho gia đình một cách ngon và khoa học nhất!
Theo Trí thức trẻ
Công dụng sức khỏe của trà Ô long Các chất khoáng vô cơ của trà này giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, chống loãng xương. Nhiều người thường nhầm lẫn các loại trà khác nhau được trồng từ những giống trà riêng biệt. Nhưng tất cả các loại trà đều "cùng một mẹ", là cây trà hay còn gọi...