Lợi ích tuyệt vời của lá tía tô
Ngoài làm rau gia vị cho các món ăn, lá tía tô thường được biết đến với công dụng giải cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá tía tô cũng có thể trị bệnh mất ngủ, căng thẳng thần kinh và chăm sóc da.
Trị căng thẳng và mất ngủ
Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp ngừa bệnh ung thư.
Giải cảm
Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô (cùng với một số lá xông khác) để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá (có thể cho thêm trứng gà) cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.
Bệnh về đường ruột
Video đang HOT
Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Khi dùng chung với lá bạc hà và các loại thảo dược khác, lá tía tô giúp xoa dịu triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng…
Ngoài ra, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.
Chăm sóc da
Với nhiều dưỡng chất và vitamin, lá tía tô có thể giúp làm đẹp da. Ngoài ra, với đặc tính kháng viêm, làm se vết loét, lá tía tô còn có tác dụng chăm sóc da bị nổi mụn. Nhỏ vài giọt tinh dầu lá tía tô vào nước súc miệng cũng có thể giúp giảm sưng nướu và trị hơi thở có mùi.
Lá tía tô có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, Lá tươi có thể giã lấy nước hoặc chế biến món ăn, lá khô thì dùng để pha trà. Tuy lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Không nên dùng chung lá tía tô với các loại thuốc đặc trị khác vì có thể gây phản ứng thuốc.
Bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên dùng vì tinh dầu có trong lá tía tô sẽ gia tăng áp lực lên đôi mắt. Người sắp phẫu thuật hoặc hay bị dị ứng cũng nên cẩn thận vì lá tía tô có thể gây tình trạng hôn mê kéo dài hoặc chóng mặt, nôn mửa.
Theo stylecraze.com
2 bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm cực hiệu quả
Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
Cúm hay cảm lạnh không đơn giản chỉ là những bệnh lý hô hấp bình thường. Nếu không được chữa trị và xử lý đúng cách, kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi và viêm cầu thận.... Thế nhưng vẫn còn có rất nhiều người vẫn còn chưa biết cách phòng và điều trị đúng cách, thậm chí những hiểu biết chưa đúng về căn bệnh phổ biến này.
2 bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm cực hiệu quả.
Để trị bệnh cảm cúm này chúng ta thường dùng tới thuốc tây nhưng có những cách vô cùng đơn giản có thể điều trị căn bệnh này ngay tại nhà mà không cần dùng tới thuốc.
Cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm...
Cây tía tô
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Theo Khoevadep
Đói ăn rau, đau uống thuốc Hầu hết các loại rau gia vị đều có mùi thơm đặc trưng, giúp món ăn ngon và còn có công dụng trị bệnh. * Diếp cá: Rau diếp cá (còn gọi dấp cá, ngư tinh thảo) có vị tanh, hơi cay, tính hơi hàn. Diếp cá giúp thanh nhiệt giải độc, hữu hiệu trong việc điều trị mụn nhọt, lở ngứa, sưng...