Lợi ích thần kỳ của niềm tin hãy “sống như ta 20″: càng tin rằng mình trẻ, bạn càng thọ
Không phải ngẫu nhiên mà khi già đi, ai cũng muốn được “ hồi xuân”, trở về độ tuổi 18, 20 và sống vui vẻ, yêu đời.
Gabriel García Márquez, tác giả nổi tiếng của kiệt tác “ Trăm năm cô đơn” từng chia sẻ: “ Tuổi của bạn không được đong đếm đơn thuần bằng các con số vô nghĩa. Thực ra, nó đến từ chính cảm giác mỗi con người về tuổi của mình.”
Hay hiểu theo một cách khác, chúng ta sẽ không già đi cho đến khi thực sự tin rằng mình đã già.
Thật ư?
Hóa ra, đằng sau niềm tin này lại có những cơ sở khoa học đảm bảo. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ ĐH College London (Anh) đã chỉ ra rằng, những người luôn cảm thấy bản thân trẻ hơn tuổi thường sống lâu, có tỷ lệ tử vong thấp.
Tác giả nghiên cứu – giáo sư tâm lý Andrew Steptoe phát biểu rằng: “Việc tự nhận thức được tuổi tác của mình sẽ phản ánh đúng tình trạng sức khỏe, sự thiếu sót về thể chất và cải thiện hạnh phúc sau này.”
Những người lớn tuổi thường có xu hướng muốn được “hồi xuân”. Vì họ luôn tin tưởng khi có cảm giác “hồi xuân” thì sẽ giúp giảm đi khả năng tử vong.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên khoảng 6.489 người, với độ tuổi trung bình là 65,8 tuổi. Nhưng thật bất ngờ! Những người tham gia luôn nhận thức bản thân họ chỉ vừa mới 56 tuổi. Ngoài ra, hơn 70% số người tham gia cảm thấy trẻ hơn được 3 tuổi. Và chỉ có 4,8% số người cảm thấy mình già hơn một tuổi.
Để nghiên cứu được chính xác, các nhà khoa học phải đợi tới 8 năm sau để kiểm tra lại. Kết quả thì thật thú vị: tỷ lệ tỷ vong của những người cảm thấy trẻ hơn so với tuổi chỉ là 14,3%.
Trong khi đó, tỷ lệ tử của nhóm người luôn tin tưởng vào tuổi thật của bản thân là 18,5%. Đặc biệt, những người luôn mặc cảm, luôn nghĩ bản thân mình già hơn tuổi thật, con số ấy lên đến 24,6%.
Điều này có nghĩa việc tin mình trẻ hơn tuổi dường như có tác động đến tuổi thọ sau này.
Video đang HOT
Vì sao có sự nghịch lý này?
Các tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng, những người cảm thấy mình trẻ hơn so với tuổi thật thường có lối sống lành mạnh, lạc quan hơn những người khác. Đặc biệt, họ sẵn sàng hòa nhập và tham gia các hoạt động với những người trẻ tuổi hơn.
Người muốn “hồi xuân” hi vọng rằng bất kỳ ai thấy tự ti, mặc cảm về tuổi tác nên thay đổi thái độ, suy nghĩ của mình để có sức khỏe và tuổi thọ tốt hơn.
Những người muốn hồi xuân thường có lối sống lành mạnh hơn
Giáo sư tâm lý học James Maddux, ĐH George Mason (Mỹ) chia sẻ: “Mặc dù sự lạc quan, bi quan có thể được di truyền trong gia đình. Nhưng chúng tôi nhận thấy sự lạc quan còn được bồi đắp bởi chính cuộc sống. Đây chính là một quy luật cuộc sống quý giá mà chúng ta nên học hỏi.”
Khi chúng ta càng già bao nhiêu thì chúng ta lại càng cảm thấy trẻ bấy nhiêu
Khi già đi, hầu hết chúng ta thường muốn níu kéo, khao khát quay về quá khứ. Chính tâm lý này sẽ giúp mọi người cảm thấy trẻ hơn tuổi thật của họ, theo nghiên cứu của ĐH Virginia (Mỹ). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 70% mọi người bắt đầu cảm thấy trẻ hơn khi bước vào độ tuổi 30 và cảm giác đó sẽ được bộc lộ rõ khi họ càng về tuổi “xế chiều”.
Chính suy nghĩ về những kỷ niệm ngây ngô thời thơ bé sẽ giúp cho bạn cảm thấy muốn “hồi xuân” hơn đấy.
Vì thế, đừng bi quan, đừng mặc cảm rằng mình sẽ già, sẽ xấu và sẽ chết vào một ngày nào đó nhé! Điều này sẽ giúp bạn sống lâu hơn, đầy khí lực hơn.
Tham khảo: MNN
Theo Helino
Đừng bỏ qua: Thời điểm bạn thức dậy mỗi đêm tiết lộ bạn đang gặp rắc rối ở bộ phận nào trong cơ thể
Khi bạn có vấn đề về sức khỏe, có thể có sự tắc nghẽn khí trong một cơ quan nội tạng nào đó. Và điều này có thể khiến bạn thức dậy vào ban đêm.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, rối loạn giấc ngủ mãn tính thường được gây ra bởi sự mất cân bằng âm-dương do sự gián đoạn dòng chảy của năng lượng trong cơ thể bạn. Năng lượng này được gọi là khí và nó được cho là có ở khắp mọi nơi trên trái đất. Khi bạn ở trong tình trạng thể chất tốt, khí sẽ tự do chảy qua cơ thể, nhưng nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, có thể có sự tắc nghẽn khí trong một cơ quan nội tạng nào đó. Và điều này có thể đánh thức bạn dậy vào ban đêm.
Bright Side phát hiện ra cách mà cơ thể chúng ta hoạt động và lý do chúng ta thường thức dậy vào ban đêm tại cùng một thời điểm theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc như sau:
Đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng
Đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng giả định rằng khí lưu thông qua 12 kinh tuyến chính trong cơ thể của bạn liên quan đến một số cơ quan nội tạng nhất định. Chu trình này thường mất 24 giờ trong khi mỗi cơ quan cơ thể có được 2 giờ để "sạc" khí.
Vào ban đêm, khí được kéo vào trong để nạp năng lượng cho cơ thể chúng ta. Vì vậy, nếu giấc ngủ của bạn luôn luôn bị gián đoạn tại một thời điểm cụ thể, có thể có sự mất cân bằng trong một trong các cơ quan cơ thể bởi vì năng lượng không thể vượt qua nó, khiến bạn thức dậy.
21:00-23:00 - Vấn đề ở tuyến giáp
Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tái cân bằng chính nó và mạch máu của chúng ta trở nên hoạt động tích cực hơn. Điều này có nghĩa là nếu gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hệ thống miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc chuyển hóa có thể khiến bạn tỉnh táo.
Khó khăn khi ngủ trong khoảng thời gian này cũng có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và lo lắng quá mức trong ngày. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở giai đoạn này, bạn có thể thực hành thiền định, tập yoga trước khi đi ngủ hoặc tập luyện cơ bắp và các bài tập thư giãn.
23:00-01:00 - Vấn đề ở túi mật
Túi mật có nhiệm vụ tạo ra mật - phần cần thiết để tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo bạn đã tiêu thụ trong ngày. Thức dậy trong thời gian 23 giờ đến 1 giờ sáng có thể có nghĩa là bạn có thể có sỏi mật hoặc bạn cần phải điều chỉnh lượng chất béo của cơ thể cũng như nên ăn nhiều dầu lành mạnh hơn.
Những yếu tố liên quan đến cảm xúc như thất vọng, tự ti, cảm giác cây đắng và oán giận... cũng có thể tác động đến túi mật. Vì vậy, để trở lại giấc ngủ, bạn nên loại bỏ mọi suy nghĩ, thư giãn và tránh mọi bực tức.
01:00-03:00 - Vấn đề ở gan
Từ 1-3 giờ sáng là khoảng thời gian cơ thể của bạn tự làm sạch, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và các mô khác. Đó là lý do tại sao thức dậy vào lúc này có thể có nghĩa là gan của bạn có quá nhiều độc tố cần phải giải quyết. Để giúp nó thực hiện các chức năng đúng cách, hãy cố gắng uống thêm nước tinh khiết và cắt giảm chất cồn và caffein trong danh sách đồ uống hàng ngày của bạn.
Thức dậy trong thời gian này cũng có thể có nghĩa là bạn đầy những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, cảm giác tội lỗi và giận dữ. Hãy giải quyết các tâm trạng này ngay nếu bạn muốn khôi phục giấc ngủ của mình trở lại bình thường.
03:00-05:00 - Vấn đề ở p hổi
Phổi của bạn là những cơ quan đầu tiên bắt đầu lấp đầy khí bằng cách thu thập oxy và chuyển nó đến tất cả các cơ quan khác để chuẩn bị cho một ngày mới. Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng và có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc nghẹt mũi thì rất có thể bạn có chất nhờn dư thừa trong người hoặc có chế độ ăn kém dinh dưỡng.
Phổi hoạt động kém cũng có liên quan tới những cảm xúc của buồn bã và đau khổ, vì vậy, thức dậy vào thời điểm này có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải từ bỏ những cảm xúc này. Trong trường hợp này, thực hiện một số bài tập thở để giúp mình ngủ ngon hơn nhé.
05:00-07:00 - Vấn đề ở tuột già
Trong thời gian này của buổi sáng, dòng năng lượng được tập trung trong ruột già để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể của bạn. Nếu có sự mất cân bằng trong cơ quan này, bạn có thể bị táo bón, tăng cân hoặc thậm chí lão hóa sớm. Để làm cho ruột già hoạt động tốt và điều hòa chu kỳ giấc ngủ, bạn nên thư giãn các căng cơ bắp, uống nhiều nước và đi vệ sinh sau khi thức dậy.
Tỉnh giấc trong khoảng thời gian này cũng liên quan đến sự tắc nghẽn về cảm xúc, bao gồm cảm giác bị mắc kẹt, phòng thủ hoặc thiếu kiên nhẫn về cuộc sống của chính mình. Vì vậy, nếu bạn liên tục thức dậy trong khoảng 5-7 giờ sáng, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải buông bỏ tất cả những gánh nặng cảm xúc của mình.
Nguồn: BS
Theo Helino
Chị em hoàn toàn có thể sống lâu và khỏe mạnh hơn chỉ bằng những việc làm đơn giản không ngờ Dưới đây là những "bí kíp" giúp phụ nữ khỏe và sống lâu hơn. 1. Đi dạo Gareth Jones, Giám đốc Trung tâm về hoạt động và lão hóa tại Canada cho biết: "Ngay cả khi bạn 50 tuổi và chưa bao giờ tham gia hoạt động thể chất, đi bộ 30 phút ba lần một tuần có thể giúp kéo dài tuổi...