Lợi ích sức khỏe của trà atisô
Lá của cây atisô thường được sử dụng cho mục đích y học. Lá atisô được sấy khô, thường được sử dụng để làm trà. Trước khi sử dụng trà atisô cho các mục đích y tế nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Atisô là một loại rau thường được sử dụng như thực phẩm và cũng được dùng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe của atisô. Atisô được đánh giá là có chứa lượng chất chống oxy hóa cao. Lá của cây atisô thường được sử dụng cho mục đích y học. Lá atisô được sấy khô, thường được sử dụng để làm trà. Trước khi sử dụng trà atisô cho các mục đích y tế nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tốt cho tim mạch
Atisô rất giàu vitamin và chất khoáng. Một lượng atiso trung bình đáp ứng 20% nhu cầu vitamin C của cơ thể trong 1 ngày, cung cấp khoảng 60calo đồng thời giàu kali và magiê nên rất tốt cho tim mạch.
Giảm cholesterol
Trà atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong máu. Atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol LDL (cholesterol xấu), triglycerides và tổng cholesterol trong huyết thanh, trong khi nâng cao mức độ cholesterol HDL có lợi.
Trà atisô giảm khó chịu về tiêu hóa
Trà atisô có thể cung cấp các hỗ trợ cho đường tiêu hóa thông thường, bao gồm buồn nôn buồn nôn, ợ nóng và nôn. Nó cũng có thể bình thường hóa chức năng của ruột và giảm táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Lá atisô có ảnh hưởng đến việc sản xuất mật, và có tác dụng cải thiện quá trình này.
Trà atisô cải thiện sức khỏe của gan
Video đang HOT
Các cơ chế kích thích hệ thống mật của trà atisô cũng có tác dụng tương tự đến gan. Trà atisô trà có thể cải thiện chức năng của gan, đặc biệt là giúp gan hoạt động tốt hơn trong việc đào thải chất độc khỏi cơ thể. Trà atisô trà có thể cung cấp các lợi ích cụ thể làm giảm xơ gan bằng cách giúp các chức năng gan hoạt động tốt hơn.
Giảm lượng đường trong máu
Trà atisô rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể ổn định lượng đường trong máu hiệu quả. Mặc dù trà atisô có thể được sử dụng để giúp điều trị bệnh tiểu đường nhưng bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung liên quan đến atisô.
Chú ý: Cách lựa chọn atisô đủ tiêu chuẩn
Chọn astisô có lá màu xanh, không nên dùng những loại lá đã phơi khô hay lá héo. Vì phần dưới rất thô ráp và không ăn được nên chỉ tỉa khoảng 2,5cm từ ngọn cây và cắt khoảng 0,6cm phía đầu lá.
Có thể dùng astisô dưới hình thức hấp cách thuỷ hay đun trong nước sôi khoảng 30 phút để ăn hoặc uống.
Theo PNO
Bắp cải - Loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mùa đông
Bạn hãy cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng việc chăm chỉ ăn bắp cải ít nhất mỗi lần/ tuần trong mùa đông này để nhận được nhiều dinh dưỡng quý giá nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bắp cải
- Calo: 25
- Chất béo: 0 g
- Cholesterol: 0 mg
- Natri: 18 mg
- Tinh bột: 5 g
- Chất xơ: 2 g
- Protein: 1 g
- Vitamin A: 133 IU
- Vitamin C: 32 mg
- Can xi: 47 mg
- Sắt: 1 mg
Những lợi ích sức khỏe của bắp cải
1. Bắp cải có chứa nhiều chất sắt vì thế nó rất hữu ích trong điều trị thiếu máu cho những người đang thiếu máu do thiếu sắt.
2. Cải bắp cũng là loại rau giàu vitamin và dưỡng chất nên khá hiệu quả trong điều kiện bệnh viêm khớp, suy nhược thần kinh, sư chay mủ, khó tiêu, tầm nhìn có vấn đề và bệnh béo phì.
3. Loại rau thường được trồng ở các mảnh vườn nhỏ của mỗi gia đình này rất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Bên cạnh đó nó còn là một nguồn vitamin C hoàn toàn tự nhiên.
Đặc biệt, bắp cải nổi tiếng với chất đạm tự nhiên được gọi là indoles. Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất indoles có trong bắp cải có thể giảm nguy cơ phát triển của nhiều bệnh ung thư.
4. Ngay từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tro của bắp cải đã được pha trộn với mỡ lợn để tạo thành một loại thuốc mỡ giúp khử trùng vết thương.
Và trong chế độ ăn uống của người châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học ở những nam giới sống tại Trung Quốc và Nhật Bản cũng cho thấy: nếu ăn nhiều bắp cải trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến tỉ lệ bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn rất nhiều so với các nam giới ở Mỹ. Kết quả này cũng tương tự được tìm thấy với tỷ lệ ung thư vú ở các phụ nữ.
5. Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Nó cũng là thực phẩm hữu hiệu giúp bạn trọng lượng vì một bát cải bắp chỉ chứa khoảng 15 calo.
6. Ngoài ra, bắp cải rất giàu các vitamin có lợi cho sức khỏe dưới đây:
- Vitamin A: chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ làn da và đôi mắt của bạn.
- Vitamin C: một chất chống oxy hóa quan trọng và giúp cơ thể đốt cháy chất béo.
- Vitamin E: một chất béo hòa tan chống oxy hóa đóng vai trò làm đẹp và chống viêm nhiễm cho làn da.
- Vitamin B: giúp tạo hưng phấn cho toàn bộ hệ thần kinh và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
7. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng những lợi ích sức khỏe và giá trị chữa bệnh của bắp cải không chỉ dừng lại tại đó ngược lại bó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự ức chế các bệnh nhiễm trùng và loét.
Nguyên nhân là do những chất chiết xuất từ bắp cải được chứng minh giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn, từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể nhiều hơn nữa. Bắp cải cũng chứa nhiều sắt, lưu huỳnh, khoáng sản giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa.
Lưu ý khi chế biến bắp cải
Trong khi bạn nấu ăn, bạn cần cố gắng thực hiện thời gian nấu ở mức tối thiểu. Bởi vì nếu để nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các vitamin B, vitamin C, canxi, sắt, phốt pho và magiê có trong bắp cải.
Bạn nên ăn bắp cải ít nhất một tuần một lần để nhận được nguồn dinh dưỡng tự nhiên có trong nó. Bạn có thể chế biến bắp cải thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như: làm dưa bắp cải, bắp cải xào, luộc, salad hoặc nước bắp cải nhé!
Các lá xanh bên ngoài của bắp cải là nguồn vitamin A tuyệt vời. Các lá trắng bên trong cũng chứa tỷ lệ sắt cao. Do đó bạn nên kết hợp ăn cả các lá bên ngoài và bên trong mà không nên bỏ các lá bên ngoài đi nhé!
Hoàng Việt (Theo vitaminsdiary)
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết Ngày tết, mọi người dành thời gian bên nhau nhìn lại một năm qua với ly rượu và những món ăn ngon. Dưới đây là một số biện pháp giải độc hiệu quả và giản đơn. Tuy nhiên, chính điều này làm cho chúng ta lại rơi vào ăn uống liên miên dẫn đến mắc phải các bệnh tiêu chảy, buồn nôn, ho,...