Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ cây sả
Sả không chỉ là loại gia vị cần thiết cho nhiều món ăn ngon mà nó còn là một loài cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
1. Trị rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
2. Giảm đau
Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
Tinh chất có trong xả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
4. Tốt cho hệ thần kinh
Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh… Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
5. Giải độc hiệu quả
Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.
6. Chống sốt
Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.
7. Giúp diệt nấm
Video đang HOT
Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
8. Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
9. Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy cứ 100g sả thì có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
10. Hỗ trợ tiêu hóa
Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Theo Phunutoday
Tiền mãn kinh làm đảo lộn cuộc sống phái đẹp
Chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh do suy giảm hệ thần kinh - nội tiết dẫn đến các rối loạn tâm sinh lý nên thường căng thẳng, rối loạn kinh nguyệt, loãng xương...
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng dần suy yếu, nồng độ hormone nữ trong cơ thể chị em giảm nhẹ, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, cơn bừng bốc hỏa, vã mồ hôi vào ban đêm, mất ngủ.
Tuổi nào tiền mãn kinh
Đây là khoảng thời gian bắt đầu có những triệu chứng mãn kinh, mặc dù chị em có thể còn rụng trứng. Nồng độ các nội tiết tố trồi sụt không ổn định, có thể có những cơn bốc hỏa và biến đổi chu kỳ kinh nguyệt, như ra máu kinh bất thường, nhiều hoặc ít hơn bình thường. Những rối loạn ở giai đoạn này còn được gọi là rối loạn tiền mãn kinh. Đây là quá trình sinh lý bình thường dẫn đến mãn kinh.
Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài 2-5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn, đặc trưng bởi sự gia tăng bất thường trong các chu kỳ kinh cũng như rối loạn vận mạch.
Tuổi mãn kinh trung bình ở khoảng 48-52. Thời điểm mãn kinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền (mẹ mãn kinh sớm thì con gái cũng mãn kinh sớm), chủng tộc, điều kiện kinh tế xã hội, thói quen ăn uống, sang chấn tâm lý. Tuổi mãn kinh trung bình của người phụ nữ châu Á là 47-49, của phụ nữ Việt Nam là 48,2.
Các biểu hiện của giai đoạn tiền mãn kinh:
Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh có thể dừng đột ngột, có thể ngắn lại, thưa ra, rong kinh, rong huyết. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể là dấu hiệu khởi đầu thời kỳ mãn kinh. Nếu rong huyết ở giai đoạn này các chị em cần đến bác sĩ khám để loại trừ nguyên nhân là ung thư nội mạc tử cung.
Giảm khả năng sinh sản: Khó có thai hơn và thai nhi dễ bị bất thường. Tuy nhiên, vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh. Trong độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền, các bà mẹ lớn tuổi có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền cao, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down. Do vậy, không khuyến khích phụ nữ lớn tuổi mang thai. Tốt nhất chị em nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả.
Rối loạn vận mạch: Cơn bừng bốc hỏa, vã mồ hôi từng cơn, rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Các dấu hiệu rối loạn thực vật này có thể xảy ra vài năm trước mãn kinh và tiếp diễn trong nhiều năm.
Cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt) là khi nồng độ hormone nữ suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm nhiệt độ da tăng lên. Hiện tượng này có thể gây ra cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Xuất hiện các điểm giãn mạch trên da ngực, cổ và cánh tay.
Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất xảy ra cơn thay đổi tùy người, có thể mỗi giờ một cơn hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm hoặc có khi không hề có triệu chứng này, có thể xuất hiện ở người còn kinh hay đã mãn kinh, thường gây mất ngủ.
Các rối loạn tâm lý cũng có thể xảy ra, gồm những thay đổi tinh thần theo hướng trầm cảm, tăng kích thích, gây gổ, tăng nhạy cảm tinh thần và dễ bị tổn thương kèm theo tính khí thất thường. Để giải quyết tình trạng trên, phụ nữ nên làm việc trong môi trường mát mẻ, tránh căng thẳng, tạo sự thoải mái trong cuộc sống.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động buồng trứng suy giảm gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, cơn bừng bốc hỏa, vả mồ hôi vào ban đêm, mất ngủ. Ảnh: ccherb
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ đối diện với những vấn đề về sức khỏe như:
Rối loạn vận mạch, rối loạn tâm lý: Để giải quyết những rối loạn này cần có cuộc sống tinh thần thoải mái, môi trường sống và làm việc mát mẻ. Tránh căng thẳng, dinh dưỡng hợp lý.
Rối loạn tiết niệu sinh dục: Các loại thuốc bôi trơn hoặc thuốc nội tiết tác dụng toàn thân và tại chỗ có thể giúp ích trong trường hợp này.
Tình trạng loãng xương: Là bệnh lý toàn thân, thiếu hụt hormone, xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy. Đây cũng chính là nguyên nhân người phụ nữ cao tuổi phải nằm bệnh viện, bị tàn phế và thậm chí tử vong. Đó là một vấn đề lớn, rất cần quan tâm đối với sức khỏe cộng đồng.
Loãng xương là hậu quả lâu dài và nghiêm trọng của mãn kinh. Vị trí xương dễ gãy là cổ xương đùi, xương cổ tay. Phụ nữ bị còng lưng do đột sống bị sụp, đau lưng.
Bệnh tim mạch: Hormone nữ rất hữu hiệu trong việc loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu, giữ tính đàn hồi, mềm mại của thành mạch. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ ít bị các bệnh lý tim mạch vì buồng trứng còn hoạt động tốt. Buồng trứng suy giảm, thiếu hụt nội tiết, mất yếu tố bảo vệ quý giá nên phụ nữ sau mãn kinh đã trở thành một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập.
Các loại ung thư sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Các chị em phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.
Bệnh Alzheimer: Là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năng não bộ. Khoảng 40% người trên 80 tuổi mắc bệnh này. Sau tuổi 70, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Để giảm nguy cơ Alzheimer, chị em cao tuổi nên tham gia hoạt động xã hội, tập suy nghĩ. Những hoạt động mang tính động não có thể giúp ích.
Dinh dưỡng ở tuổi tiền mãn kinh
Với mọi lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng luôn được quan tâm. Riêng tuổi tiền mãn kinh có những nguy cơ về các vấn đề sức khỏe nên chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khá quan trọng.
Phụ nữ vào độ tuổi này nên ăn uống phù hợp để có sức khỏe tốt:
- Chế độ ăn giảm chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc từ động vật vì nguy cơ xơ vữa thành mạch, bệnh lý mạch vành. Ngoài ra những người béo phì dễ bị bệnh ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung nên chị em có thể trọng mập cần giảm cân.
- Nên ăn nhiều rau và trái cây tươi. Các vitamin có trong rau và trái cây giúp da dẻ tươi sáng mịn màng và giúp chuyển hóa tốt hơn.
- Bổ sung thảo dược thiên nhiên giúp hệ thần kinh - nội tiết duy trì tốt hoạt động.
- Chế độ ăn giảm muối nhằm tránh những bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh loãng xương.
- Tránh hút thuốc, uống rượu, cà phê đậm đặc.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà
Trưởng khoa Hậu sản M Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM)
Ăn chay có thể giảm huyết áp Nghiên cứu mới đây cho thấy người áp dụng chế độ ăn chay có huyết áp giữ ở mức ổn định hơn so với những người khác. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản đăng tải trên Tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy người áp dụng chế độ ăn chay có huyết áp giữ ở mức ổn định...