Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ bột sắn dây
Bệnh tiểu đường là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng thách thức nhất trên thế giới.
Bột sắn dây – ShutterStock
Vì tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng, và vì các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, việc điều trị cần được thực hiện theo phương thức tự nhiên và hiệu quả hơn.
Từ xa xưa, các loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, và một trong những loại thảo dược này là bột sắn dây.
Khi xem xét các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Mỹ về Y học Trung Hoa, các nhà khoa học nhận thấy một isoflavone tự nhiên từ bột sắn dây có tên là puerarin, có triển vọng trong điều trị bệnh tiểu đường, theo Natural News.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc cho biết, puerarin từ bột sắn dây có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và bảo vệ tuyến tụy. Chất này cũng có thể ức chế viêm và giảm stress oxy hóa.
Ngoài ra, nó có thể ức chế phản ứng Maillard, đó là phản ứng hóa học giữa a xít amin và đường khử, tạo thành các chất có ảnh hưởng đến sự lão hóa và sự phát triển của bệnh tiểu đường hoặc làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
Hơn nữa, puerarin cũng có thể cải thiện bệnh tiểu đường bằng cách trì hoãn và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, như biến chứng tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường.
Lợi ích sức khỏe khác của bột sắn dây
Video đang HOT
Bột sắn dây được tiêu thụ vừa như thực phẩm chức năng vừa như thuốc thảo dược ở các nước Đông Á.
Sau đây là một số lợi ích sức khỏe khác của bột sắn dây:
Cải thiện các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa
Những người mắc hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, cholesterol cao và kháng insulin, sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2, có thể được cải thiện từ việc uống bột sắn dây.
Một nghiên cứu cho thấy điều trị chuột bị hội chứng chuyển hóa bằng chiết xuất bột sắn dây, giúp giảm cân và cải thiện huyết áp, insulin và cholesterol, theo Natural News.
Giảm đau đầu
Với người bị đau đầu từng cơn, bột sắn dây có thể hữu ích. Trong một nghiên cứu trên những người bị đau đầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bột sắn dây làm giảm tần suất, thời gian và cường độ của các cơn đau đầu.
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Uống bổ sung bột sắn dây có thể có lợi cho phụ nữ mãn kinh – bị bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
Trong một nghiên cứu trên 127 phụ nữ mãn kinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung 100 mg bột sắn dây mỗi ngày giúp cải thiện chức năng nhận thức và tập trung.
Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng uống chiết xuất bột sắn dây ở dạng viên nang trong 24 tuần giúp giảm khô âm đạo ở phụ nữ mãn kinh. Những lợi ích này có thể nhờ vào isoflavone trong bột sắn dây giúp điều chỉnh hoóc môn, theo Natural News.
Giúp điều trị chứng nghiện rượu
Uống chiết xuất bột sắn dây có thể giúp những người nghiện rượu nặng giảm lượng rượu, theo một nghiên cứu. Trong nghiên cứu, những người nghiện rượu nặng đã bổ sung bột sắn dây trong một tuần trước khi thí nghiệm.
Kết quả cho thấy những người tham gia tiêu thụ ít rượu hơn bình thường. Bột sắn dây đã được sử dụng như một phương pháp điều trị chứng nghiện rượu từ thời Trung Quốc cổ đại, theo Natural News.
Chống viêm
Bột sắn dây sở hữu đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Giảm viêm có vai trò rất quan trọng vì viêm nhiễm có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Theo Thanh niên
Nên uống bột sắn dây sống hay chín?
Sắn dây uống sống dễ làm song không tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai do lạnh bụng. Sắn dây pha chín, dinh dưỡng giảm nhưng an toàn.
Ảnh minh họa
Trong Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ... Hầu hết bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây).
Cách sử dụng bột sắn cũng rất đa dạng. Có thể hòa sống với nước uống giải khát, thêm một ít chanh để tăng hương vị. Nấu chín lên ăn như chè hoặc món súp.
Uống bột sắn dây sống hay chín cũng tùy thuộc vào từng thể trạng người dùng.
Khi uống sống, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong sắn dây được giữ nguyên nên rất bổ dưỡng lại dễ làm. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai bị lạnh hay người bụng dạ yếu không nên uống sống có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng do tính hàn của sắn dây.
Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm. Tuy nhiên ăn chín thì an toàn sức khỏe cho mọi người.
Nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 20 phút.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Đại học Y Hà Nội, khuyên bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên trong quá trình lọc tinh bột có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Người bị say nắng, say nóng, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, dùng khoảng 40 g củ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn, quấy đều, cho uống.
Không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày. Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục. Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn.
Thùy An
Theo VnE
Ăn đậu phụ mỗi ngày cơ thể sẽ thay đổi ra sao? Đậu phụ là một món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Đây cũng là thực phẩm đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. (Ảnh Zing.vn) Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe...