Lợi ích rửa tay bằng xà phòng cho trẻ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy, giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 – 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
Trẻ em rửa tay ở trường mầm non để phòng ngừa bệnh
Với những lợi ích to lớn đó, tại các trường mầm non, mẫu giáo đã thực hành rửa tay bằng xà phòng cho trẻ từ nhiều năm nay.
Cô giáo Đinh Thị Ngát, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoàng Yến (KP.4 phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) cho biết: “Để phòng chống bệnh chân tay miệng cũng như các bệnh lây nhiễm khác thì hằng tuần các cô đều phải tẩy rửa phòng học, đồ chơi của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức buổi hướng dẫn cho tất cả nhân viên của nhà trường cách rửa tay với xà phòng đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhà trường còn trang bị đầy đủ xà phòng tại tất cả các phòng vệ sinh, các điểm rửa tay trong trường”.
Theo bác sĩ Lê Thị Ngọc, Khoa Khám bệnh Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, trẻ nhỏ thường xuyên chạm tay vào bất cứ vật gì có thể chứa vi khuẩn mà chúng thấy như: đồ chơi, chổi, bàn chải, tay nắm cửa… rồi sau đó đưa tay vào mắt, mũi và miệng. Cho nên khi bàn tay bé không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ là nguồn chứa các loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh khác nhau, điển hình như: tay chân miệng, cúm, tiêu chảy… Những bệnh này thường lây lan rất nhanh, chỉ cần một bé mắc thì hôm sau nhiều bé khác cũng bị, nên việc rửa tay đúng cách sẽ giúp phòng bệnh, ngăn bệnh phát triển thành dịch lây lan trong cộng đồng.
“Khi trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng sẽ loại bỏ được rất nhiều vi khuẩn, giữ cho tay bé sạch và phòng được các bệnh dễ lây lan trong trường học, giúp bé khỏe mạnh và không bỏ lỡ bất cứ trải nghiệm thú vị nào ở lớp học. Ngược lại, nếu bé không rửa tay thì nguy cơ mắc bệnh cao và sau mỗi đợt bệnh, sức khỏe, thể chất của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể còi cọc, việc học ở trường cũng bị ảnh hưởng” – bác sĩ Lê Thị Ngọc cho biết thêm.
Video đang HOT
Thanh Tú
Theo baodongnai
2.500 học sinh, sinh viên hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019
Học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học... - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhắc nhở các em học sinh tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2019.
Đồng diễn điệu nhảy rửa tay với xà phòng của 2.500 học sinh, sinh viên.
Sáng nay (13/10), tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Mít tinh ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam".
Dự mít tinh có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch phát triển Bền vững và Truyền thông Unilever Việt Nam Đỗ Thái Vương cùng các đại biểu và 2.500 học sinh sinh viên.
Rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng làm giảm tới gần 50% các trường hợp mắc tiêu chảy, 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, rửa tay với xà phòng và sử dụng nước ăn uống sạch làm giảm 15% các trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhóm trẻ này. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm...
Các đại biểu thực hiện rửa tay hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng.
Phát biểu tại buổi lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam". Chủ đề nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức, mọi cá nhân trên thế giới cùng hành động hướng tới mục tiêu xóa bỏ sự bất bình đẳng, đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như được trang bị kiến thức về rửa tay với xà phòng để không ai bị bỏ lại phía sau, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình nghị sự phát triển bền vũng của Liên Hiệp Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị, nhắn nhủ nhiều nội dung đến các em học sinh, sinh viên để đảm bảo sức khỏe như:
Đối với các em học sinh cần rèn luyện, duy trì thường xuyên thói quen rửa tay với xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sin, có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản nơi rửa tay và xà phòng trong trường học, đồng thời hay nói với bạn bè và những người thân trong gia đình mình thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Sinh viên trường Đại học Y tế công cộng với màn đồng diễn điệu nhảy hưởng ứng rửa tay với xà phòng.
Các bạn sinh viên, nhất là sinh viên ngành y cần nghiêm túc thực hiện rửa tay với xà phòng đặc biệt trong thực hành khám chữa bệnh để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện; Trang bị cho mình kỹ đầy đủ kiến thức về rửa tay với xà phòng để có thể hướng dẫn, truyên truyền, vận động cộng đồng, người bệnh, người nhà bệnh nhân thực hiện rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách.
"Đẩy mạnh giáo dục về rửa tay với xà phòng trong các trường học nhằm tạo thói quen rửa tay với xà phòng cho các em học sinh ngay từ nhỏ...", Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy và 1,2 triệu trẻ em mất đi sự sống do các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và đặc biệt là các hành vi vệ sinh cá nhân.
Đăng Chung
Theo GDTĐ
Hà Tĩnh: Phát động chiến dịch rửa tay với xà phòng Mới đây, tại trường tiểu học Thạch Quý, Thành phố Hà Tĩnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh tổ chức mít tinh phát động chiến dịch rửa tay với xà phòng, phòng chống dịch bệnh hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2019. Học sinh trường Tiểu học Thạch Quý được hướng...