Lợi ích khi hiến máu
Không thể có gì thay thế cho máu người, và chỉ có máu của người cho người. Rất may là hiến máu không chỉ cứu sống được người nhận mà còn có ích đối với cả người cho vì nhờ vậy cũng cải thiện được sức khỏe của mình.
Ai có thể tham gia hiến máu?
- Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.
Ai là người không nên hiến máu?
- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.
- Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
Hiến máu cứu người: Một nghĩa cử cao đẹp.
Máu gồm những thành phần và chức năng gì?
Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:
Video đang HOT
- Hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy;
- Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể;
- Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.
- Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng…
Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?
Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì :
- Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá…
- Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…
- Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng…
Nhu cầu máu điều trị ở nước ta hiện nay?
- Mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị.
- Máu cần cho điều trị hằng ngày, cho cấp cứu, cho dự phòng các thảm họa, tai nạn cần truyền máu với số lượng lớn.
- Hiện tại chúng ta đã đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu máu cho điều trị.
Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có giấy CMND?
Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định, đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.
Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?
Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế:
Cơ sở khoa học:
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Cơ sở thực tế:
Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.
Quyền lợi đối với người hiến máu tình nguyện
Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 21/2009/TT – BYT ngày 20 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu toàn phần và điều chế các chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:
- Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
- Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:
Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện. Mức chi 30.000 đồng/người.
Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 20.000 đồng/người.
Nhận quà tặng (bằng hiện vật): mức chi tối đa là 80.000 đồng/ người.
Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
Theo Vnmedia
Trung Quốc: Ép học sinh tặng máu miễn phí
Cảnh sát cho biết hôm 11-8, phó giám đốc một trung tâm hiến máu ở phía Tây Bắc Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan đến cáo buộc ép trẻ em bán máu cho họ.
Theo trang tin tức của chính quyền địa phương, phó giám đốc họ Huang và 6 nghi phạm khác trong đó có 3 người chỉ mới 15 tuổi đã bị Viện Kiểm sát nhân dân quận Lương Châu ở thành phố Wuwei, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) điều tra.
Hơn 10 trẻ bị buộc hiến máu.
Hai người được cho là kẻ chăn dắt có họ Chen cùng Li đã bị cáo buộc đã dùng vũ lực bắt hơn 10 đứa trẻ đến trạm hiến máu ở ngoại ô WuWei để "tặng" máu từ cuối năm 2013. Cảnh sát cho biết các nạn nhân hầu hết là học sinh trung học bị buộc phải cung cấp 400 mililít máu 2 lần/ tháng và những nghi phạm sẽ nhận được khoản thù lao khoảng 162 USD/ lần.
Các nhân viên y tế thường có nhiệm vụ kiểm tra tên, tuổi, địa chỉ nhà và chứng minh nhân dân của những người đến hiến máu trước khi thực hiện lấy máu của họ.
Tuy nhiên, trong trường hợp này hầu hết các nạn nhân đều được đưa ra năm sinh giả và thông tin cá nhân của người khác.
Cảnh sát nói thêm cuộc điều tra đang được tiến hành.
Theo NTD/China.org
Hiến máu có hại đến sức khoẻ? Trong cuộc đời con người, nếu không may bị bệnh tật, tai nạn.... họ rất cần có máu để chữa bệnh và tiếp tục cuộc sống. Do vậy, hiến máu là việc làm rất cần thiết, là nghĩa cử cao đẹp và là truyền thống của dân tộc. Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không? Hiến máu theo hướng dẫn...