Lợi ích kép từ thanh toán điện tử
Thấy được lợi ích kép từ thanh toán song phương điện tử, Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thu ngân sách với một số ngân hàng thương mại cổ phần (sau khi đã triển khai tại các ngân hàng thương mại nhà nước).
Nộp thuế bằng phương thức điện tử tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Ảnh: Minh Anh
Thực tế cho thấy, thanh toán song phương điện tử đã giúp cho cả kho bạc – ngân hàng và người sử dụng ngân sách được hưởng lợi, góp phần hiện đại hóa nền hành chính nói chung và hình thành chính phủ điện tử.
Số thu ngân sách bằng tiền mặt chỉ còn 0,47%
Được nộp thuế “mọi lúc, mọi nơi” bằng phương thức điện tử, đã tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra, còn đảm bảo thông tin nộp tiền được kịp thời, chính xác; giảm thời gian và chi phí. Điện tử hóa thu thuế, đối với Kho bạc Nhà nước (KBNN), các khoản thu được tập trung nhanh, kịp thời hơn vào ngân sách nhà nước (NSNN), không phải qua các khâu trung gian. Đồng thời, thông qua việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về thu NSNN và ủy nhiệm thu bằng tiền mặt cũng giúp giảm khối lượng công việc thu NSNN tại KBNN, tạo điều kiện cho KBNN tiếp tục tinh gọn bộ máy. Về phía mình, ngân hàng cũng có cơ hội cung cấp thêm các dịch vụ thanh toán có chất lượng cho khách hàng, nâng cao vị thế, thương hiệu đơn vị.
Những lợi ích đó đã được chứng minh trong nhiều năm qua. Trên cơ sở kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN với ngân hàng thương mại (NHTM) và cơ quan thu, các phương thức thanh toán điện tử tiếp tục được đa dạng hóa và áp dụng vào thu NSNN, nâng cao tốc độ luân chuyển thông tin và xử lý thủ tục hành chính liên quan, giảm chi phí tổ chức thu. Đồng thời, cho phép người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp tiền mọi lúc, mọi nơi với phương thức thanh toán thuận tiện nhất, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2019, số thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN chỉ còn 0,47% tổng thu qua KBNN.
Mới đây, nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, KBNN đã báo cáo và được Bộ Tài chính chấp thuận chủ trương mở rộng việc phối hợp thu ngân sách giữa KBNN với các NHTM cổ phần.
Video đang HOT
Theo Phó Tổng Giám đốc KBNN Trần Thị Huệ, KBNN phối hợp với một số NHTM cổ phần mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN; đồng thời kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách giữa ngân hàng và KBNN. Thông qua đó, toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản chuyên thu của kho bạc tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào NSNN; đồng thời, truyền thông tin về khoản thu sang Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.
Mở rộng không gian, thời gian thu nộp ngân sách
Với các giải pháp này, đến nay gần 70% số thu NSNN đã thực hiện qua các NHTM được KBNN ủy nhiệm thu và 99% số thu NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn 1% số thu ngân sách thực hiện theo phương thức thủ công, nhưng lại có số lượng giấy tờ rất lớn, như thu phạt vi phạm hành chính và một số giao dịch khác. Do đó, KBNN tiếp tục mở rộng phối hợp thanh toán song phương điện tử với các NHTM.
Thông qua đó, KBNN tiếp tục mở rộng không gian và thời gian thu nộp NSNN (người nộp thuế có thể nộp tiền 24/7); giảm tối đa thời gian và thủ tục thực hiện giao dịch, tạo nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. Nhờ vậy, thời gian thực hiện giao dịch nộp NSNN giảm từ 30 phút/giao dịch xuống còn khoảng 5 phút/giao dịch.
Theo ông Phan Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank), việc KBNN triển khai thu NSNN và ủy nhiệm thu NSNN qua tài khoản tại Techcombank sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và mở ra các kênh thanh toán tiện ích mới, giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Sự hợp tác này cũng sẽ giúp các NHTM sử dụng hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở ra kênh thanh toán tiện ích mới. 4 NHTM mới ký kết phối hợp thu với KBNN đều là các ngân hàng có mức độ an toàn, nền tảng công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn như Techcombank – ngân hàng đã ký thỏa thuận hỗ trợ thu NSNN cùng KBNN, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Chỉ tính riêng trong năm 2019, Techcombank đã hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân thanh toán trên 36.200 tỷ đồng vào NSNN.
Nhiều phương thức thu ngân sách hiện đại
Kho bạc Nhà nước đã phát triển đa dạng hoá các phương thức thu ngân sách nhà nước hiện đại bên cạnh phương thức truyền thống là nộp tiền mặt và chuyển khoản qua tài khoản tại trụ sở ngân hàng, như: thu ngân sách nhà nước qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của cơ quan thu, qua ATM, internet banking, mobile banking, qua các điểm chấp nhận thẻ POS của ngân hàng thương mại…
Những trục trặc trên đường đua số hóa của "nhà băng"
Công nghệ số và cuộc CMCN 4.0 phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính. Do đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, thực tế triển khai ở các "nhà băng" trong nước vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng giao dịch phi tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức thấp nhất trong khu vực là 4,9%, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan đạt 59,7%, Malaysia lên đến 89%... Con số đó cho thấy tiềm năng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam là khá lớn.
Đáng chú ý, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế nhưng lại là động lực thúc đẩy việc thực hiện các giao dịch trên nền tảng ngân hàng số trở nên sôi động.
Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Nhận thức được tiềm năng lớn trong mảng dịch vụ này, một số ngân hàng lớn đã đi đầu trong lĩnh vực này.
Sự cố tại Techcombank là kinh nghiệm cho các nhà băng chuyển đổi ngân hàng số.
Tuy nhiên, trên đường đua số hóa của các nhà băng có những tồn tại đang khiến cho việc phát triển ngân hàng số cũng như chủ trương tiêu dùng phi tiền mặt gặp trở ngại. Mới đây, thị trường ngân hàng ồn ào xung quanh chuyện lỗi hệ thống giao dịch của Techcombank. Sự cố xảy ra trong một ngày giao dịch, khách hàng liên tục đăng nhập vào Internet Banking của nhà băng này và liên tục nhận báo lỗi.
Một khách hàng cho biết chị "canh cửa" từ sáng tới chiều, may mắn đăng nhập được vào 1 lần thì đợi đến 15 phút cũng không nhận được mã OTP. Thế nhưng vị khách hàng này vẫn còn may mắn hơn vì chỉ bị chậm, chưa đến mức mất tiền như khách hàng khác.
Một khách hàng chia sẻ do phải chuyển một khoản tiền kinh doanh cho đối tác ngay trong sáng ngày 24/8, nên anh đã dùng dịch vụ Internet Banking của Techcombank, tuy nhiên dù đăng nhập được vào hệ thống nhưng lại không nhập được mã OTP. "OTP báo lỗi. Vì vậy, tôi đăng nhập mà nhập mã OTP lần nữa thì hệ thống báo chuyển tiền thành công. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận được tin nhắn trừ tiền đến 2 lần. May mà đối tác cũng là người quen nên khi tôi gọi lại giải thích thì họ sẵn sàng trả lại tiền thừa", vị khách bức xúc.
Được biết trước đó, vào đầu tháng 5, nhiều khách hàng của Techcombank cũng đồng loạt phản ánh tình trạng không thể thực hiện được giao dịch Internet Banking của nhà băng này do bị lỗi.
Techcombank không phải là ngân hàng duy nhất gặp sự cố. Trước đó, MB cũng "dính" tin đồn lỗi hệ thống khiến một số khách hàng lợi dụng, ồ ạt rút tiền lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Thông tin này khiến nhiều khách hàng khác đứng ngồi không yên, lo lắng cho tài khoản của mình mở tại MB. Đáng nói là một số khách hàng chưa hiểu chuyện gì xảy ra cũng nhận được tin nhắn khóa tài khoản vì bị nghi ngờ phát sinh giao dịch gian lận, giả mạo.
Nhà băng này sau đó đã xác nhận là một số khách hàng cá nhân sử dụng thẻ rút/thanh toán/chi tiêu vượt quá số dư/hạn mức thẻ của MB cấp cho khách hàng. Ngay sau khi phát hiện sự việc, MB đã thực hiện phong toả tài khoản thẻ của nhóm khách hàng này và yêu cầu hoàn trả các khoản đã chi tiêu vượt hạn mức theo đúng quy định pháp luật. Những khách hàng bị khóa thẻ oan cũng được gỡ bỏ.
Trước những sự cố kỹ thuật xung quanh giao dịch điện tử của các ngân hàng, chuyên gia kinh tế-TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay công nghệ thông tin ở Việt Nam còn lạc hậu. Tại một số ngân hàng hiện nay vẫn còn dùng những phiên bản lỗi thời cách đây cả chục năm. Muốn đầu tư một phiên mới, ngân hàng phải đầu tư một khoản tiền rất lớn để nâng cấp cả phần mềm và thay đổi cả phần cứng, nên việc thay đổi cả hệ thống Core Banking trong ngân hàng không phải là chuyện dễ dàng. Trong khi đó xu hướng ứng dụng công nghệ mới ngày càng phát triển, cùng với đó tội phạm công nghệ cũng gia tăng, đòi hỏi tính bảo mật thông tin khách hàng tại các ngân hàng rất cao.
Cũng bình luận về những sự cố "dở khóc dở cười" của các nhà băng về lỗi hệ thống, một chuyên gia khác cho rằng trong thời đại bùng nổ ngân hàng số 4.0, việc một ngân hàng vẫn đang ở thời kỳ "công nghệ 0.4" sẽ gây ra những nghi ngại cho khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ mới. "Không phải chỉ thói quen tiêu dùng tiền mặt, mà việc thiếu niềm tin cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn. Để làm được điều này, chính tự mỗi ngân hàng phải thay đổi", vị chuyên gia này bình luận.
Đồng quan điểm, khi nhận định về cuộc đua số hóa của các ngân hàng trong thời gian qua, chuyên gia kinh tế tài chính TS. Cấn Văn Lực cho rằng đó là xu thế tất yếu, vì đầu tư công nghệ là đầu tư hiệu quả. Đối với các ngân hàng, chi phí đầu tư công nghệ khá lớn ban đầu, nhưng sẽ đem lại lợi ích cuối cùng. Phần đầu tư công nghệ của ngân hàng giả sử làm tăng chi phí hoạt động khoảng 7% thì doanh thu đem về cho ngân hàng, lợi ích cho ngân hàng là lớn gấp đôi, tăng khoảng 12-15%. "Hơn nữa các ngân hàng chuyển đổi số là vì khách hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao hơn, chỉ thích giao dịch ngân hàng số", ông Lực nói.
Thanh toán trực tuyến ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng Trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử. Thanh toán trực tuyến được đặc biệt...