Lợi ích ít người biết về hệ thống phanh ABS trên ôtô
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trở thành một trong những trang bị an toàn tiêu chuẩn trên xe hơi ngày nay, giúp người lái vẫn có thể điều khiển xe đi đúng hướng.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
Ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất ôtô đều có trang bị hệ thống phanh an toàn ABS cho những mẫu xe của mình. ABS là từ viết tắt từ Anti-Locking Brake System, là hệ thống chống bó cứng phanh. Đây là một trong những tính năng an toàn chủ động cần có của ôtô hiện nay để giảm thiểu tối đa tổn thất và bảo đảm an toàn cho người sử dụng xe ôtô.
Thông thường, khi xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ có tín hiệu trên bảng điều khiển. Cần lưu ý, nếu ôtô có trang bị ABS, nhưng đèn tín hiệu không sáng sau khi bật chìa khóa trong vòng 3 giây thì cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh ngay.
Nếu xe được trang bị phanh ABS cần đạp phanh dứt khoát, không nhấp nhả liên tục. Ảnh: Caranddriver
Tác dụng của hệ thống ABS trên ôtô là gì?
Trong di chuyển thực tế, những tình huống xe di chuyển trong điều kiện trơn trượt như đường bị ướt do nước mưa, bùn đất, đường bị đóng băng hay phanh gấp đột ngột khi có chướng ngại vật là không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của hệ thống ABS sẽ giúp bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp.
Video đang HOT
Trong trường hợp thực tế, khi xuất hiện chướng ngại vật người lái xe thường đạp phanh thật mạnh hoặc đánh lái sang hai bên. Tuy nhiên cả hai trường hợp xử lý tình huống đều có thể xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả xấu.
Vì vậy việc người lái xe làm chủ được tay lái, phanh xe không bị bó cứng sẽ giúp cho xe ôtô tránh những tình huống nguy hiểm như lật xe, chệch tay lái khỏi làn đường đang đi đổi hướng va chạm với những phương tiện khác… Nhất là trong trường hợp mặt đường kém ma sát, mức độ khóa cứng bánh xe tăng lên 4 bánh thì nguy hiểm sẽ càng tăng cao.
Khi xảy ra tình huống người lái xe cần giữ chắc tay lái, thả lỏng vai và chân đạp mạnh vào phanh, việc chân phanh nhấp nhả liên tục trong vòng vài giây cho đến khi xe ôtô giảm tốc hoặc dừng hẳn để tránh tai nạn sẽ do hệ thống tự điều chỉnh.
Lái xe cũng nên chú ý trong quá trình sử dụng, nếu xe được trang bị phanh ABS cần đạp phanh dứt khoát, không nhấp nhả liên tục vì đó là nhiệm vụ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe hơi. Việc đánh lái và tự nhấp nhả phanh trong lúc hệ thống ABS đang làm việc, làm cho hệ thống chống bó cứng phanh bị vô hiệu hóa, mất đi tác dụng.
Tuy nhiên, ưu điểm cũng chính là nhược điểm của hệ thống chống bó cứng phanh ABS đó là việc hệ thống phanh làm nhiệm vụ hỗ trợ cho người lái xe sẽ dẫn đến lơ là, mất cảnh giác và phụ thuộc vào tính năng an toàn chủ động này.
Loạt ô tô Trung Quốc mới giá 'rẻ như cho', có xe chỉ bằng chiếc xe máy hơn 20 triệu
Những chiếc ô tô Trung Quốc dưới đây có giá rất rẻ, có xe chỉ có giá 20 triệu đồng - ngang một chiếc xe máy rẻ tại Việt Nam.
Đây là mẫu xe điện của công ty Changli, Trung Quốc, được thiết kế nhỏ gọn với trọng lượng 323kg, tải công suất ở mức 300kg đặc biệt gây chú ý. Mặc dù là phiên bản giá rẻ nhưng nhà sản xuất vẫn trang bị đầy đủ các tiện nghi radio và phát nhạc MP3 từ USB, 2 hàng ghế ngồi khá thoải mái, camera lùi cho chiếc xe.
Mẫu xe điện của công ty Changli có giá tương đương 21,6 triệu đồng.
Theo thông số nhà sản xuất cung cấp, thời gian sạc pin của xe là 7 - 10 tiếng, sau mỗi lần sạc đầy, xe có thể đi từ 40-100km. Xe được bán với giá từ 930 USD (khoảng 21,6 triệu đồng), lọt top rẻ nhất thế giới.
Còn đây là chiếc Luxing iStar do Công ty Dezhou Luxing Vehicle Company (ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) sản xuất. Chiếc xe có kiểu dáng nhỏ gọn, nhiều chi tiết nội, ngoại thất nhái phong cách thiết kế của xe sang Mercedes như GLC, GLE, A-class. Đây là mẫu ô tô chạy điện với trang bị động cơ điện 72 V, tốc độ tối đa 45 km/h, phạm vi di chuyển 150 km. Tại thời điểm ra mắt ở Trung Quốc, xe có giá 22.000 tệ (khoảng hơn 60 triệu đồng).
Luxing iStar do Công ty Dezhou Luxing Vehicle Company (ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) sản xuất.
Wuling Hongguang Mini EV được sản xuất bởi liên doanh SAIC-GM-Wuling tại Trung Quốc, với giá bán niêm yết 28.800 nhân dân tệ, tương đương khoảng 96,6 triệu đồng.
Wuling Hongguang Mini EV được thiết kế dựa trên phong cách xe đô thị cỡ nhỏ, "na ná" Kia Morning. Kích thước tổng thể của xe đạt 2917 x 1493 x 1621 mm, có chiều dài cơ sở 1940mm. Mặc dù là xe cỡ nhỏ, song Mini EV vẫn đảm bảo chở được 4 người (gồm cả tài xế).
Xe trang bị an toàn gồm 2 túi khí trước, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, cảnh báo áp suất lốp và cảm biến lùi... Giá rẻ và trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết nên Wuling Hongguang Mini EV đã nhận được khoảng 50.000 đơn đặt mua trong thời gian ngắn và đây là một kỷ lục mới trên thị trường ô tô điện tại thị trường Trung Quốc.
Chiếc 330 là một bản sao hoàn chỉnh của Kia Morning ở ngoại thất, được chế tạo bởi nhà sản xuất Yogomo tại Trung Quốc
Chiếc 330 là một bản sao hoàn chỉnh của Kia Morning ở ngoại thất, được chế tạo bởi nhà sản xuất Yogomo tại Trung Quốc. Đây là mẫu xe điện với 2 phiên bản động cơ có công suất 7,5 kW hoặc 13 kW, lấy nguồn năng lượng từ ắc quy chì hoặc khối pin lithium-ion. Phiên bản cao cấp nhất của xe có thể đạt tốc độ 60 km/h và di chuyển được 160 km mỗi lần sạc điện. Mẫu xe Trung Quốc này có giá bán từ 31.500 nhân dân tệ ( tương đương 5.040 USD hoặc 108 triệu đồng)
Những chiếc xe hơi Trung Quốc nổi tiếng về mức giá cả phải chăng và mẫu mã bên ngoài đẹp, song bị đánh giá thấp bởi thường xuyên nhái sản phẩm của các thương hiệu lớn.
Theo một chuyên gia về ô tô, chính sự chắp vá máy móc, kiểu dáng, công nghệ và đa phương tiện, nên có thể nhìn xe Trung Quốc đẹp song người ta đặt câu hỏi về chất lượng các mẫu xe trên có thực sự tốt khi mà nhà sản xuất không đi từ cốt lõi, chưa phân phối độc quyền.
Thực tế, theo một số chuyên gia, quá trình chuyển giao và lớn mạnh của các thương hiệu xe các quốc gia đều là sự học hỏi lẫn nhau. Ngành xe hơi của Hàn Quốc cũng từng học hỏi và cạnh tranh quyết liệt với ngành xe hơi Nhật Bản để cho ra đời những hãng xe mang thương hiệu đất nước này. Hay Thái Lan dù là nước sản xuất xe lớn của thế giới nhưng không hề có mẫu xe thương hiệu quốc gia, song xe sản xuất tại đây vẫn được thừa nhận nhiều ở các quốc gia khác bởi tuân thủ theo chuỗi sản xuất và thương hiệu thế giới.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp xe nhưng trước năm 2018 hầu hết là lắp ráp từ các hãng, chỉ đến năm 2019 VinFast ra mẫu xe riêng trên cơ sở mua công nghệ, máy móc nước ngoài để thiết kế một mẫu xe Việt hoàn chỉnh.
"Trong bối cảnh toàn cầu hóa xe hơi và chuỗi sản xuất, việc học hỏi, mua công nghệ, máy móc và đa dạng hóa linh kiện, thậm chí mua thiết kế các hãng lớn không làm xấu đi uy tín các hãng xe hoặc ảnh hưởng đến chất lượng xe.
Điều quan trọng nhất là các hãng, doanh nghiệp phải "đánh bài ngửa" với người tiêu dùng về công nghệ này, thiết bị này tốt hay không tốt, sự kết hợp các công nghệ đem đến nhưng gì cho người tiêu dùng và để thuyết phục khách hàng, giá cả chưa hẳn quan trọng mà chính là thái độ làm ăn chân chính và uy tín thương hiệu mang tầm quốc gia", một chuyên gia xe hơi bình luận.
Công nghệ điện tử chiếm 40% chi phí sản xuất một chiếc xe hơi Ô tô đang dần trở thành một cỗ máy tính treo trên 4 bánh xe làm tăng giá thành của cũng như mức độ lệ thuộc của người lái vào công nghệ trên xe. Hệ thống đánh lái tự động đã xuất hiện phổ biến trên nhiều dòng xe cao cấp. Một báo cáo do hãng tư vấn và kiểm toán Deloitte biên...