Lợi ích dinh dưỡng từ quả thanh long
Thanh long là loại quả giàu dinh dưỡng quen thuộc đối với hầu hết tất cả mọi người. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào quả thanh long mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
Trung bình, một trái thanh long chứa khoảng 60 đơn vị calo, 60 mg natri, 8 g đường và 1 g chất xơ. Không giống như các loại trái cây khác, ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, thanh long còn chứa 2g chất béo không bão hòa và 2g protein.
Các dưỡng chất có trong quả thanh long
Chất xơ
Đối với những người đang cố gắng để tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, thanh long có thể là một lựa chọn thay thế tuyệt vời. Các chất xơ hòa tan có trong thanh long có thể giúp mọi người giảm cân, giảm lượng đường trong máu, nuôi dưỡng ruột và ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Ăn thanh long có thể cải thiện sức khỏe của con người. Vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày chúng ta nên tăng lượng thanh long để hấp thụ đầy đủ chất xơ, giúp giảm cholesterol, kiểm soát trọng lượng và loại bỏ các độc tố một cách hiệu quả.
Vitamin C
Thanh long là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C có một vai trò quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch và thậm chí có thể giúp nhanh khỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường.
Ngoài ra, vitamin C có trong long còn có tác dụng làm đẹp da. Vì vậy, chúng ta nên bổ sung thanh long trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Sắt
Hàm lượng sắt có trong thanh long cũng khá cao. Sắt là nguyên liệu cần thiết để sản xuất hemoglobin trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung sắt đầy đủ để ngăn chặn bệnh thiếu máu bằng cách ăn thanh long.
Chất béo và Cholesterol
Quả thanh long có chứa nhiều hạt nhỏ ăn được, và trong hạt có chứa một số chất béo, như các hạt màu đen rất nhỏ, vì chúng nhỏ và quá nhiều nên việc loại bỏ khỏi thịt của quả là một việc khó khăn và sẽ khiến bạn căng thẳng nếu có ý định này. Phần lớn chất béo tìm thấy trong trái cây thanh long là chất béo không bão hòa, chất mà thường được xem là một dạng của chất béo lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Trong khi nhiều người tìm nhiều cách để giảm cholesterol đã quan tâm khẩu phần ăn với các loại hạt và rau xanh, thì quả thanh long có thể sẽ là một lựa chọn tốt để được thêm vào chế độ ăn uống lành mạnh và bạn sẽ không phải bận tâm đến ảnh hưởng của cholesterol.
Protein
Protein chay chứa trong quả thanh long có thể được tích hợp tích cực với các kim loại nặng trong cơ thể con người để loại bỏ các độc tố. Hơn nữa, protein chay đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thành dạ dày.
Hầu hết hàm lượng chất béo và protein được tìm thấy trong các hạt màu đen, nhỏ li ti của quả thanh long.
Tác dụng đáng ngạc nhiên của thanh long
Tốt cho tim
Các vấn đề tim mạch đang ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại. May mắn thay, thanh long có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt tron cơ thể. Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúp cho trái tim bạn nghỉ ngơi trong tình trạng thái tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa
Hãy ăn thanh long để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn.Thanh long chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa kém và táo bón. Thịt và hạt thanh long chứa lượng protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh và vui tươi.
Video đang HOT
Thanh nhiệt
Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt… Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Lượng chất xơ cao trong thanh long tốt cho nghững người mắc bệnh tiểu đường. Vì quả này có khả năng ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường tăng cao.
Phòng bệnh ung thư
Để giúp cơ thể thoát khỏi các gốc tự do có thể gây ung thư, bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa và thanh long là một trong những thực phẩm đó.
Ngăn chặn chứng viêm khớp
Viêm khớp trực tiếp ảnh hưởng đến các khớp và gây kích ứng nghiêm trọng dẫn tới viêm khớp, bất động. Thêm quả thanh long vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn chống lại bệnh này. Lợi ích của thanh long cho những người bị viêm khớp rất tuyệt vời và thanh long thường được gọi là “quả chống viêm”.
Chữa bỏng nhẹ
Bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ và gai của thân cây thanh long, rửa sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát. Cách làm này cũng có tác dụng rất tốt đối với việc chữa mụn nhọt và gãy xương kín.
Ngừa táo bón
Chất xơ là một trong những dưỡng chất cần thiết cho người lớn lẫn trẻ em. Nhờ có chất xơ, cơ thể mới có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, từ đó phòng ngừa hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa cũng như chứng táo bón.
Công dụng làm đẹp của thanh long
Tránh mụn
Mụn không chỉ là nỗi ám ảnh của thanh thiếu niên. Giàu vitamin C , thanh long trở thành thuốc mỡ bôi tuyệt vời. Nghiền nát một miếng thanh long sau đó bôi vào các nốt đỏ trên mặt hoặc cơ thể bạn sau đó rửa sạch với nước. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng hai lần mỗi ngày.
Làm dịu da bị cháy nắng
Bằng cách kết hợp thanh long với nước ép dưa chuột và mật ong, bạn có thể tạo ra một hợp chất giống như lô hội có thể làm dịu làn da bị cháy nắng. Giàu vitamin B3, thanh long có thể dưỡng ẩm da bị cháy nắng và giải phóng nhiệt từ các vùng bị ảnh hưởng.
Bảo vệ tóc khỏi các hư tổn
Nước trái cây thanh long là một dưỡng chất tuyệt vời cho tóc nhuộm hoặc tóc đã qua xử lý hóa học. Bằng cách thoa nước ép thanh long hoặc một sản phẩm chiết xuất từ quả thanh long lên da đầu của bạn, bạn có thể bảo vệ mái tóc đã nhuộm hoặc đã qua xử lý hóa học của bạn. Nước ép thanh long giữ cho các nang lông mở, giúp cho mái tóc của bạn khỏe mạnh và mềm mượt.
Theo VNE
Rau quả tốt cho người viêm phổi
Ngoài những món ăn dùng trong bữa chính, bệnh nhân viêm phổi nên tăng cường bổ sung món chế biến từ rau, củ, quả để tăng cường miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.
Món ăn, thức uống nên dùng ở giai đoạn khởi phát từ 1 đến 2 ngày với triệu chứng thường gặp là sốt, sợ lạnh, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, đàm ít, miệng khô khát, hơi thở ngắn, gấp, ngực đau, rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ.
Nước sinh tố khế
Khế xắt miếng 50 g. Nước cốt chanh 1,5 muỗng cà phê. Đường cát trắng 1 muỗng canh. Muối một ít. Nước sôi để nguội nửa ly.
Cho tất cả vào máy sinh tố đánh nhuyễn. Dùng uống giải khát, giải nhiệt, hạ sốt, long đàm giảm ho.
Sinh tố từ khế có tác dụng giải khát, giải nhiệt, hạ sốt, long đàm giảm ho, tốt cho bệnh nhân viêm phổi.
Húng chanh chưng đường phèn
Lá húng chanh tươi 20 g rửa sạch, xắt nhỏ. Đường phèn (hoặc mật ong) 20 g. Cho hai thứ vào tô sành hoặc tô thủy tinh, đem chưng cách thuỷ. Chắt lấy nước để uống. Uống từ từ từng ngụm nhỏ, bã ngậm trong miệng, mút lấy nước.
Mỗi ngày uống một thang, liên tục trong 3-5 ngày.
Chanh hấp đường phèn
Chanh 2 quả, đường phèn (hoặc mật ong) 50 g.
Chanh rửa sạch, xắt vụn, cho vào tô sành hoặc tô thủy tinh, cùng với đường phèn, đem hấp cách thủy. Dùng ăn từng chút một.
Cũng có thể lấy vài quả chanh, rửa thật sạch, xắt láy mỏng, để cả vỏ và hột, trộn với đường phèn, hấp cơm. Dùng ăn trước bữa ăn trong vài ngày liền. Một ngày ăn hai lần càng tốt.
Hoặc dùng: Chanh 2 trái, rửa sạch bóc vỏ, bỏ hạt, xắt lát mỏng, ướp với muối khoảng 12 tiếng. Dùng ăn hay ngậm nuốt nước.
Chanh hấp nghệ
Chanh tươi một quả, nghệ tươi 20 g, đường cát 5 g, muối ăn 2 g.
Nghệ giã nhỏ, trộn với muối, đường, chanh trong tô sành hoặc tô thủy tinh, đem hấp cơm. Dùng ăn trước bữa ăn, mỗi ngày ăn một lần.
Hành tươi nấu lê
Hành tươi 7 cây (cả lá và rễ), lê 1 quả, đường trắng 50 g.
Hành rửa sạch, xắt nhỏ, lê gọt vỏ, xắt lát. Hai thứ cho vào nồi, nấu với 500 ml nước, sôi khoảng 5 phút, rồi cho đường vào hòa đều.
Dùng uống nước thuốc, ăn hành và lê, ngày 2-3 lần.
Trà hoa mướp, mật ong
Hoa mướp 12 g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 30 g mật ong.
Dùng uống thay trà trong ngày, mỗi ngày pha để dùng 2 thang.
Trà xương sông, lá dâu
Lá xương sông, lá dâu, bạc hà, mỗi thứ đều 20 g. Tất cả rửa sạch, nấu nước để uống ấm (cách 30 phút uống 1 lần).
Lá xương sông, lá hẹ hấp mật ong
Lá xương sông 6 g, lá hẹ 6g, mật ong 50g, đường trắng 20g. Hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào chén sành cùng với đường trắng, mật ong. Đem hấp vào nồi cơm, khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc để uống, chia 4-5 lần trong ngày.
Nước ép rau hỗn hợp
Rau cần tây 50 g, rau diếp quắn 100 g, bắp cải 100 g. Ba thứ rửa sạch, xắt nhỏ. Ớt tây 1 trái xắt nhỏ. Chuối chín 1 trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ.
Cho tất cả vào máy xay, ép lấy nước chia 2-3 lần uống trong ngày lúc đói bụng.
Nước cà chua - rau cần tây
Cà chua 1 trái, rau cần tây 100 g, nước chanh vắt 1 muỗng, nước sôi để nguội 100 ml.
Cà chua rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm nước chanh vắt để uống (những trường hợp không bị tiểu đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống).
Trà rau cần, táo đỏ
Trà 3 g, rau cần tây 150 g, táo đỏ 2 trái.
Rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho tất cả vào nồi nấu với 1 lít nước, sắc còn 750 ml, uống thay nước trà trong ngày.
Món ăn, thức uống nên dùng ở giai đoạn toàn phát với các triệu chứng như sốt cao, không ra mồ hôi, ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, miệng khô khát, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng.
Trà kim ngân hoa, mật ong
Kim ngân hoa 30 g rửa sạch, nấu với 500 ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50 g mật ong. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
Trà bách hợp, mật ong
Bách hợp 30 g rửa sạch, tách múi. Mật ong 50 g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy. Chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng 7 ngày là một liệu trình.
Trà tam hoa
Hoa khế 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, hoa kim ngân 12 g, đường phèn (hoặc mật ong) 15 g. Hoa khế, hoa đu đủ, hoa kim ngân rửa sạch, cùng với đường phèn cho vào tô sành có ít nước lọc, đặt trong nồi có nước, đậy nắp kín, chưng cách thuỷ, để sôi nho nhỏ, càng lâu càng tốt. Chia uống 2 lần trong ngày.
Với trẻ nhỏ, cho uống thấm dần dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều (1/2 thìa cà phê). Khi cho trẻ uống, nâng đầu trẻ hơi cao so với bụng, để tránh sặc, trớ, nôn. Dùng bàn tay vuốt nhẹ từ mỏm ức xuống rốn của trẻ.
Nước thơm (dứa), lê
Thơm nửa trái, lê 1 trái, đường cát hoặc mật ong vừa đủ, 1 ít muối, nước lọc.
Thơm gọt bỏ vỏ và mắt, lê gọt vỏ, hai thứ xắt hạt lựu, thêm nước vào xay nhuyễn rồi thêm đường hoặc mật ong vào khuấy đều, thêm ít muối.
Tác dụng làm êm dịu thần kinh, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ ho đàm, giúp cơ thể chống được thử nhiệt của mùa hè, bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn được mát mẻ.
Theo VNE
Bạn đã bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh đúng cách? Nhiều người cho rằng với các loại rau xanh và củ quả, chỉ cần cho hết vào ngăn mát là có thể giữ được chúng tươi ngon. Tuy nhiên, thực tế việc bảo quản chúng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí nếu bảo quản không đúng cách còn làm mất hàm lượng dinh dưỡng. Hãy cùng tham khảo những mẹo vặt dưới...