Lợi ích của việc ngâm chân mùa đông
Giữ ấm đôi bàn chân trong mùa lạnh cũng là cách phòng, chống bệnh tật. Việc ngâm chân trong nước ấm là một phương pháp tốt để giữ ấm đôi bàn chân, tuy nhiên, việc này cũng cần có lưu ý nhất định:
Tìm thảo dược ngâm chân: Muối hạt, gừng tươi, lá lốt, ngải cứu, củ sả, lá tre, lá bưởi, quả chanh là những nguyên liệu dễ tìm để làm nước ngâm chân, góp phần trị chứng lạnh chân, lưu thông mạch máu, giảm đau cơ bắp. Với các loại lá thì nên đun sôi; với các loại củ, có thể đun hoặc giã ngâm trực tiếp. Ngoài ra, có thể ngâm chân với tinh dầu quế, dầu bưởi hoặc rượu trắng…
Ảnh minh họa
Chọn thời gian ngâm chân: Nên ngâm chân vào buổi tối, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn tối thiểu một giờ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Không được ngâm chân khi đang đói bụng hoặc sau khi uống rượu. Thời gian ngâm khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc cách ngày.
Video đang HOT
Điều chỉnh nhiệt độ ngâm chân: Nên ngâm chân bằng nước ấm, nhiệt độ khoảng 40 – 50oC, tùy độ tuổi, thể trạng và thời tiết. Trong tiết trời quá lạnh thì không ngâm chân trong nước quá nóng bởi có thể dẫn đến sốc nhiệt, phình vỡ mạch máu, tổn thương da. Sau khi ngâm, cần dùng khăn lau khô và lập tức ủ ấm chân, nhất là vào những ngày lạnh. Nên xoa thêm kem để tránh da bàn chân bị khô nứt.
Mức nước ngâm chân: Mực nước ngâm cần ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm, để giúp khí huyết trong kinh mạch được lưu thông tốt nhất, qua đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Đối tượng cần lưu ý: Tuy ngâm chân có nhiều tác dụng nhưng những người có bệnh tim mạch, huyết áp, suy giãn tĩnh mạch, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cần hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp. Những người có vết thương hở ở chân hoặc đang bị bong gân thì không nên ngâm chân.
Việc ngâm chân cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, để chữa ho và sổ mũi cũng chưa được chứng minh là đúng, do đó cần thận trọng. Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng, tốt nhất chỉ cần dùng nước ấm rửa chân.
Sai lầm trong chăm sóc da mùa đông khiến da bị tổn thương
Chăm sóc da, đặc biệt là vào mùa đông, nếu không đúng cách sẽ khiến tình trạng khô da thêm trầm trọng.
Hình minh họa.
TS.BS. Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Từ đầu mùa đông đến nay, có đến 50% số người bệnh đến khám tại bệnh viện đều liên quan đến vấn đề khô da. Trong đó, đa số là trẻ nhỏ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ và người trên 70 tuổi. Có không ít người có tiền sử bị viêm da cơ địa khiến vấn đề khô da trong mùa đông trở nên trầm trọng hơn, gây biến chứng nặng nề.
TS.BS Vũ Nguyệt Minh cho biết: Trong mùa đông, do khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp nên vấn đề thường gặp nhất là khô da, đặc biệt ở những người bị viêm da cơ địa, có tiền sử bệnh vảy nến sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.
Da là bộ phận ở bên ngoài bảo vệ cơ thể nên độ ẩm và nước trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào làn da. Khi thời tiết hanh khô, dễ dẫn đến việc mất nước nhanh hơn do chênh lệch nhiệt độ, gây khô da.
Bên cạnh đó, nhiều người bị khô da còn do chăm sóc da mùa đông không đúng cách khi dùng các sản phẩm dưỡng da tự chế, tự dùng các loại lá cây để ngâm tay chân hoặc tắm, tăm nước quá nóng, tắm rửa quá kỹ, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp với loại da... Chính những việc làm này đã làm cho vấn đề khô da ngày càng trầm trọng hơn và dễ gây biến chứng.
Để duy trì độ ẩm cho da, TS.BS Vũ Nguyệt Minh lưu ý mọi người những điều sau đây:
Dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm và tăng độ ẩm cho da mùa đông là quan trọng nhất. Chúng ta cần bôi kem dưỡng ẩm cho da đều đặn và bôi đúng cách. Cách bôi dưỡng ẩm da đơn giản nhất là bôi thật kỹ, thật dày ngay sau khi tắm xong vì lúc đó da có độ ẩm cao nhất. Sau khi tắm sau, nên lau khô người rồi bôi dưỡng ẩm ngay lúc đó là thuận lợi nhất để ngấm hoạt chất dưỡng ẩm vào trong da.
Không tắm nước quá nóng: Để tránh khô da, mọi người không nên tắm nước quá nóng, đặc biệt với trẻ nhỏ chỉ nên tắm với nhiệt độ nước khoảng 37 độ C và được đo chính xác bằng nhiệt kế.
Lưu ý khi dùng đèn sưởi, điều hòa: Khi dùng đèn sưởi, điều hòa cũng rất dễ gây khô da nhất là loại đèn sưởi có bóng đèn sợi đốt. Tốt nhất, khi dùng các thiết bị này nên có một chậu nước để trong phòng để tạo độ ẩm tốt cho da, không nên để đèn sưởi quá gần giường ngủ hoặc quá gần người.
Tuyệt đối không đốt than, củi để sưởi ấm khi ngủ: Việc làm này vẫn còn diễn ra ở một số vùng nông thôn, không chỉ gây khô da trầm trọng, mà còn gây hệ lụy cho sức khỏe, như việc sưởi than phòng kín dễ gây ngạt khí, cháy nổ.
Chú ý chăm sóc đặc biệt với những người mắc viêm da cơ địa, vảy nến: Với những người bệnh có tiền sử viêm da cơ địa, vảy nến hay một số bệnh lý khác, khô hạnh sẽ là điều kiện để bệnh tái phát hoặc bùng phát nặng hơn. Do đó với những trường hợp này việc chăm sóc da cần được chú ý hơn, tốt nhất là nên tham khảo với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể.
8/10 người đột quỵ đều bị tăng huyết áp, bác sĩ chỉ cách kiểm soát huyết áp vào mùa Đông Bệnh tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ và suy tim. Vào mùa Đông, tăng huyết áp dễ xảy ra do nhiệt độ thấp, dung lượng máu tăng. Cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có đến 8 người bị tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở tuổi trung niên, tuy...