Lợi ích của thị trường giảm điểm
Nhìn ở góc độ khác đi, thị trường chứng khoán giảm điểm cũng có những lợi ích cho nhà đầu tư khi tham gia…
Ảnh: Fool.com.
Có thể nói, lên xuống vốn là quy luật của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng bỏ qua được sự sợ hãi khi thị trường chứng khoán lao dốc. Nhìn ở một góc độ tích cực, thị trường giảm điểm cũng đem lại những lợi ích tích cực.
Dưới đây là những lợi ích mà nhà đầu tư có thể tận dụng trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc.
Cổ phiếu giá rẻ, lợi nhuận khổng lồ theo thời gian
Nhà đầu tư đều hiểu rằng, khi thị trường chứng khoán lao dốc, có tới hơn 80% số cổ phiếu trên thị trường đều giảm điểm. Ở bối cảnh này, nếu hành động hiệu quả, thì đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư “gom” cổ phiếu giá trị đang được định giá thấp. Thay vì bán cổ phiếu trong sự hoảng loạn, nhà đầu tư có thể xem xét đến việc mua thêm những cổ phiếu có cơ bản tốt. Chính điều này sẽ đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ khi thị trường chứng khoán hồi phục trở lại.
Các cổ phiếu cần thời gian đủ để được thị trường định giá đúng. Ảnh minh họa: Economictimes.
Nhiều nhà đầu tư giá trị như tỉ phú Warren Buffett luôn cho rằng những dịp giảm giá của thị trường chứng khoán chính là cơ hội tuyệt vời để mua vào cổ phiếu.
Các nhà đầu tư khác đang sợ thị trường chứng khoán
Có một lý do đơn giản tại sao rất nhiều nhà đầu tư và thậm chí các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp sợ hãi thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, bởi giá cổ phiếu diễn biến rất tùy tiện. Hôm nay tăng giá đó, rồi mai lại giảm giá.
Video đang HOT
Nhà đầu tư cần hiểu rằng trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể phản ánh tất cả những tin đồn vây quanh nó. Một bài phát biểu của Chủ tịch FED, hay chỉ số thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP,… Vấn đề là trong ngắn hạn (một năm hoặc ít hơn), giá cổ phiếu thường là kết quả của các yếu tố không ảnh hưởng đến giá trị dài hạn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi xem xét dài hạn, thị trường thực sự phản ánh giá trị cơ bản của các công ty đại chúng. Các cổ phiếu có thể bị định giá thấp hoặc định giá quá cao trong một thập kỷ nhưng khi có đủ thời gian, cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị cơ bản của chính công ty đó.
Nhà đầu tư thường bán vì sợ hãi và mua vào lòng tham. Ảnh minh họa: Fool.
Nhà đầu tư bán vì sợ hãi và mua vào lòng tham
Phải thừa nhận một sự thật rằng không dễ dàng để giữ khoản đầu tư khi chúng đã giảm tới 40%. Ở thời điểm đó, có lẽ tâm lý chung của nhà đầu tư là mất niềm tin vào quyết định đầu tư của mình, mất niềm tin vào thị trường và trở nên sợ hãi.
Khi ở trong những trạng thái này, nhà đầu tư nên học cách giữ bình tĩnh, tạm thời đóng bảng và không nhìn vào những con số thua lỗ ở trong tài khoản. Bán khi hoảng loạn chính là sai lầm lớn của phần lớn nhà đầu tư trên thị trường. Do vậy, trước tiên là giữ bình tĩnh, tránh xa sự hoảng loạn của thị trường.
Vấn đề là nhiều nhà đầu tư làm chính xác điều ngược lại với những gì họ nên làm. Khi cổ phiếu tăng giá, họ mua, mua và mua. Khi thị trường sụp đổ, vì sợ hãi, họ bán, bán và bán. Tuy nhiên, những điều này đi ngược với những triết lý đầu tư của các huyền thoại, đặc biệt là ông Warren Buffett.
Một trong những điều quan trọng nhất của đầu tư là hiểu chính bản thân mình. Ảnh minh họa: Doughroller.
Bạn học được khả năng chấp nhận rủi ro của riêng bạn
Một cú giảm đột ngột của thị trường là một cơ hội tuyệt vời để xác định mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có những lựa chọn phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
Phân bổ tài sản thông minh là yếu tố quyết định thiết yếu cho lợi nhuận đầu tư của mỗi cá nhân khi tham gia vào thị trường. Chấp nhận rủi ro nhiều hơn, bằng cách phân bổ nhiều hơn cho cổ phiếu, dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.
Nhưng hãy nhìn xem, không có cách nào để biết bạn sẽ cảm thấy thế nào hay bạn sẽ hành động như thế nào sau khi mất một khoản tiền mặt đáng kể trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, bạn có thể chịu đựng được bao nhiêu mà không mất ngủ và bảo lãnh cho các khoản đầu tư của bạn trong một thị trường giảm giá?
Trong số những điều quan trọng nhất trong đầu tư là hiểu bản thân của bạn, bao gồm các hành vi đầu tư của bạn.
GDP 2020 dự báo dao động từ 2,1 - 2,6%
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra đều ở mức rất thận trọng.
Ảnh Shutterstock.
Cụ thể, ở kịch bản đầu tiên, trong trường hợp kinh tế toàn cầu suy giảm nặng nề, CIEM dự báo, tăng trưởng GDP là khoảng 2,1%.
Các chỉ số cơ bản của nền kinh tế đều giảm so với năm 2019, trong đó xuất khẩu cả năm có thể giảm 3,1%, thặng dư thương mại theo đó ước chỉ đạt 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, lạm phát vẫn có khả năng vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, đạt 4,3%.
Theo nhận định của CIEM, kịch bản này xây dựng dựa trên đánh giá cập nhật của các tổ chức quốc tế về khả năng suy thoái mạnh của kinh tế toàn cầu do tác động của dịch Covid-19.
Trong đó, dự báo GDP của thế giới theo nhận định mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể giảm tới 4,9% trong năm 2020.
Còn theo dự báo vừa đưa ra hồi giữa tháng 6/2020 của EIU, giá hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm 1%, đặc biệt giá dầu thô thế giới giảm mạnh ở mức 37,5%.
Trong khi đó, đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước, các giả định để đưa ra mức tăng trưởng cho kịch bản 1 dựa trên nền tảng tỷ giá VND/USD của ngân hàng thương mại tăng 1%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng 8%, giá nhập khẩu hàng hóa giảm 0,5%, lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết giảm 4,1% so với năm 2019.
Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ và khu vực tư nhân (ròng) lần lượt giảm 10% và 5%. Vốn thực hiện của khu vực FDI bao gồm cả nước ngoài và phía Việt Nam không thay đổi so với năm 2020, giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 396.000 tỷ đồng.
Ở kịch bản 2, mức tăng trưởng có triển vọng sáng sủa hơn với dự báo tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt cao hơn ở mức 2,6%, tăng trưởng xuất khẩu giảm thấp hơn kịch bản 1, dự kiến giảm 1,9%, thặng dư cán cân thương mại đạt cao hơn, khoảng 2,1 tỷ USD trong năm 2020.
áng chú ý, lạm phát trong kịch bản 2 ở mức khá cao so với mục tiêu 4% đề ra của Quốc hội, có thể lên tới 4,5%. Do đó, ở kịch bản này, lạm phát là yếu tố cần được theo dõi để có các giải pháp kiểm soát phù hợp, tránh để ảnh hưởng tới mục tiêu điều hành giá cả cũng như tăng trưởng kinh tế.
Với kịch bản này, theo tính toán của CIEM, tổng mức giải ngân vốn đầu tư công cả năm dự kiến đạt 466.000 tỷ đồng, cần tập trung vào các dự án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt tập trung đẩy nhanh giải ngân đối với các công trình trọng điểm có sức lan tỏa lớn nhằm tạo động lực thúc tăng trưởng kinh tế trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu...
Khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19 rất lớn, nên nền kinh tế còn diễn biến bất định và khó lường
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài tác động tới kịch bản này bao gồm tăng trưởng GDP của thế giới suy giảm ở mức thấp hơn, với mức giảm 2% trong năm 2020, giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 1%, giá dầu thô thế giới giảm 30%. Trong nước, tổng phương tiện thanh toán tăng 12%, tín dụng tăng 11%.
ánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho rằng, diễn biến kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể chịu ảnh hưởng cộng hưởng của một số yếu tố.
áng lưu ý là dự báo khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19 rất lớn, nên nền kinh tế còn diễn biến bất định và khó lường.
Bên cạnh đó, theo ông Dương, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.
Yếu tố này sẽ có khả năng tác động mạnh tới thị trường vốn và đầu tư trong nước. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là trong quý III và nửa đầu quý IV tiếp tục tác động không nhỏ tới xuất khẩu và thương mại.
Dù đặt nhiều kỳ vọng vào tác động tích cực của EVFTA, song ông Dương cảnh báo, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ sẽ gia tăng trong thời gian tới, không chỉ ở thị trường Mỹ. Mặt khác, về phía các doanh nghiệp, mức độ thích ứng với thị trường trong nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh này, CIEM khuyến nghị Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo dõi sát diễn biến tỷ giá và giá cả các mặt hàng quan trọng trên thị trường toàn cầu để điều hành tỷ giá nhằm hạn chế tác động áp lực tăng lạm phát. Đồng thời, xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên, điều hành linh hoạt thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại hỗ trợ tín dụng, phát hành trái phiếu...
Kinh tế Việt Nam 2020: Cân nhắc giữa ổn định vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế năm 2020 được dự báo là rất thấp so với mục tiêu đề ra. Nhưng các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ giúp ổn định vĩ mô, tạo nền tảng để đảm bảo sự bền vững cho những năm tới. Ổn định vĩ mô là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Ảnh: Đức Thanh Nhiều yếu tố...