Lợi ích của người cận nghèo khi tham gia BHYT bảo hiểm y tế
Người cận nghèo là một trong những đối tượng chính sách xã hội được đảng, nhà nước quan tâm trong đó có việc hỗ trợ bảo hiểm y tế để giúp đỡ người cận nghèo khám chữa bệnh khi gặp rủi ro đau ốm, bệnh tật.
Ngoài sự hỗ trợ của chính phủ, người cận nghèo cũng được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hoạt động từ nguồn vốn vay của Ngânhàng Thế giới quan tâm trợ giúp một phần để bảo đảm chính sách an sinh xã hội.
Hộ gia đình người cận nghèo tại xã Hương Phú , Nam Đông (ảnh NVH)
Trước năm 2012, người thuộc hộ gia đình cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ 50% để mua thẻ bảo hiểm y tế theo mệnh giá quy định. Nếu không được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hoạt động từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới thì người cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế phải đóng 50% số tiền còn lại.
Mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế trước thời điểm ngày 01/5/2012 là 448.200 đồng. Khi mức lương tối thiểu được tăng bắt đầu vào mốc thời gian này thì mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng lên 567.000 đồng. Lợi ích của người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế là ngoài phần nhà nước hỗ trợ 50%, đối tượng này còn được Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ từ 30-40% người cận nghèo chỉ tham gia đóng góp với một tỷ lệ nhỏ từ 10-20%.
Trên cơ sở mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế tăng lên 567.000 đồng bắt đầu từ ngày 01/5/ 2012, vào đầu năm 2012 nhà nước cũng đã nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 50% lên 70% để tạo điều kiện cho người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Từ sự hỗ trợ của nhà nước tăng lên, dự án cũng đã xem xét và giảm mức hỗ trợ từ 30-40% xuống còn từ 10-20% để duy trì việc trợ giúp người thuộc hộ gia đình cận nghèo vẫn phải tham gia đóng góp từ 10-20% để có ý thức, không mang tính ỷ lại, bao cấp trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và gia đình mình.
Hiện nay, người thuộc hộ gia đình cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhà nước hỗ trợ 70%, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ 10-20% và người cận nghèo đóng góp 10-20% tùy thuộc sự đóng góp theo cá nhân hay theo hộ gia đình để được cấp thẻ bảo hiểm y tế có mệnh giá 567.000 đồng và có thời gian sử dụng thẻ trong vòng 12 tháng.
- Nếu người cận nghèo đóng góp theo cá nhân sẽ được nhà nước hỗ trợ 396.000 đồng (70%), dự án hỗ trợ 56.700 đồng (10%) và người cận nghèo đóng góp 113.000 đồng (20%).
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trúc Phương, PGĐ BHXH Ông Hoàng Quốc Việt Trung, Ban QLDA tỉnh TT Huế kiểm tra thẻ BHYT người cận nghèo tại hộ gia đình (ảnh NVH)
- Nếu toàn bộ 100% các thành viên của hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng đã được giảm, dự án hỗ trợ 20% mức đóng đã được
giảm và hộ gia đình cận nghèo đóng góp 10% mức đóng đã được giảm.
Mức đóng bảo hiểm y tế được giảm xác định cụ thể là người thứ nhất đóng 56.700đồng (10% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế), người thứ hai đóng 51.030 đồng (90% mức đóng của người thứ nhất), người thứ ba đóng 45.360 đồng (80% mức đóng của người thứ nhất), người thứ tư đóng 39.690 đồng (70% mức đóng của người thứ nhất) và từ người thứ năm trở đi đóng 34.020 đồng (60% mức đóng của người thứ nhất). Theo đây, nếu một hộ gia đình cận nghèo có 5 thành viên đều tham gia bảo hiểm y tế thì hộ gia đình này chỉ đóng số tiền 226.800 đồng để nhận được 5 thẻ bảo hiểm y tế cho cả 5 người, bình quân 1 người chỉ đóng 45.360 đồng. Nếu phải mua 5 thẻ bảo hiểm y tế cho cả 5 thành viên hộ gia đình nhân dân đã được giảm mức đóng theo tỷ lệ % theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế thì số tiền này lên đến 2.268.000 đồng, gấp 10 lần số tiền người cận nghèo phải đóng để có được thẻ bảo hiểm y tế.
Số tiền trợ giúp để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng đã được giảm và Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ hỗ trợ 20% mức đóng đã được giảm do Sở Tài chính và Ban Quản lý Dự án tỉnh chịu trách nhiệm thanh toán cho cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi tiến hành các thủ tục thẩm định, xác nhận số thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo đã phát hành.
Qua dữ liệu đã phân tích ở trên, người cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế được nhà nước và dự án hỗ trợ sẽ có nhiều lợi ích khi gặp rủi ro đau ốm, bệnh tật phải đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Với số tiền tham gia đóng góp nhỏ nhưng trước tình hình giá viện phí tại các cơ sở y tế hiện nay đang điều chỉnh gia tăng, người cận nghèo được hưởng lợi là điều khẳng định chắc chắn khi có nhu cầu cần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của nhà nước hoặc cơ sở y tế tư nhân có đăng ký tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thể hiện được chính sách an sinh xã hội ưu điểm của đảng và nhà nước.
Trước khi Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ được triển khai hoạt động, tỷ lệ người thuộc hộ gia đình cận nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia bảo hiểm y tế còn chiếm tỷ lệ thấp. Dự án bắt đầu vận hành từ tháng 5/2011 với các hoạt động truyền thông, tiếp thị xã hội, vận động người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế thông qua mạng lưới đại lý, cộng tác viên bảo hiểm y tế ở cơ sở nên trong năm 2011 đã có 30.026 thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành đến tay người cận nghèo, chiếm tỷ lệ 65,33% số người cận nghèo có nhu cầu bảo hiểm y tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đã có 20.756 thẻ bảo hiểm y tế tiếp tục được phát hành chiếm tỷ lệ 43,24% số người cận nghèo có nhu cầu bảo hiểm y tế số thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng được duy trì với tỷ lệ 83,33%.
Trong thực tế, những ai khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật phải đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mới thấy hết được giá trị của việc tự nguyện tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế cho bản thân mình. Hiện nay giá viện phí đang điều chỉnh tăng để phù hợp với các dịch vụ y tế nên việc tham gia bảo hiểm y tế càng thể hiện lợi ích rõ ràng, cụ thể. Vì lợi ích cộng đồng, “mình vì mọi người và mọi người vì mình” việc tham gia bảo hiểm y tế là một lợi ích cần phải được tất cả mọi người nhìn nhận.
Thẻ BHYT đã đến tận tay người cận nghèo (ảnh NVH)
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo là đối tượng chính sách xã hội đã được đảng và nhà nước quan tâm, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ trợ giúp nên người cận nghèo cần nâng cao nhận thức trong việc tham gia bảo hiểm y tế bằng một phần đóng góp nhỏ bé của mình đối với xã hội. Khi việc bảo hiểm y tế trở thành một nhu cầu thiết thực, cần thiết đối với tất cả mọi người và mọi gia đình đây là cơ sở để thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong thời gian đến.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo Dân trí
Bộ trưởng Y tế: BHYT như một loại hàng hóa
GS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, phải coi bảo hiểm y tế (BHYT) như một loại hàng hóa, muốn thu hút người dân thì không chỉ giá rẻ là đủ mà chất lượng cũng phải đảm bảo.
Hiện nay, mức đóng BHYT của nước ta khá thấp so với nhiều nước trên thế giới, trong khi đó, quyền lợi được hưởng lại khá nhiều. Mặc dù vậy, người dân vẫn không mặn mà với BHYT - GS Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra lo ngại trong hội thảo lấy ý kiến dự thảo đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 ngày 13/8.
Tình trạng quá tải ở các bệnh viện khiến cho chất lượng khám chữa bệnh không đảm bảo, từ khâu tiếp nhận bệnh, đóng tiền, khám, đến trả kết quả, người dân đều phải chờ đợi rất lâu.
Bản thân Bộ trưởng cho hay, bà từng chứng kiến cảnh người bệnh phải xếp hàng từ 4 - 5 giờ sáng để lấy số khám bệnh, phải chen lấn, chờ đợi trong điều kiện nóng bức, chật chội tại các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành.
Vì thế, Bộ trưởng nhấn mạnh, các bệnh viện phải nhanh chóng cải thiện tình trạng này, không thể kéo dài mãi được.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Hiện tồn tại một tình trạng, BHYT là tự nguyện nên hầu như chỉ những người mắc bệnh mạn tính mới mua và sử dụng nên dễ dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ BHYT.
Cụ thể, năm vừa qua, TP.HCM có 800.000 người tham gia BHYT tự nguyện với tổng số tiền đóng BHYT là khoảng 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, BHYT phải chi trả hơn 1.600 tỉ đồng cho việc khám chữa bệnh.
Theo dự thảo, đến năm 2015, trên 75% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 90% dân số tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chỉ mới có 63,7% dân số tham gia BHYT. Đặc biệt, ở nhiều tỉnh, thành, tỉ lệ tham gia BHYT còn rất thấp. Trong 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì có đến 10 tỉnh có mức độ bao phủ BHYT chỉ mới khoảng 50%.
Bệnh nhi xếp hàng
Bản thân Bộ trưởng từng chứng kiến cảnh người bệnh phải xếp hàng từ 4 - 5 giờ sáng để lấy số khám bệnh.
Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, để tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, Bộ Y tế cần phân định việc thực hiện các xét nghiệm, các kỹ thuật cao, các danh mục thuốc, đặc biệt là các thuốc ngoại, biệt dược, danh mục dịch vụ được hưởng BHYT, các quy định về vượt tuyến, phân tuyến kỹ thuật...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Tiến đến BHYT toàn dân là khát vọng hết sức nhân văn của người dân, đặc biệt, đó là niềm mơ ước của người dân nghèo nhưng để thực hiện được điều này là một thách thức lớn.
Theo Bùi Hương (Bee.net)
Tăng viện phí, có chống được nạn "phong bì"? Điều khiến nhiều người quan tâm là với mức giá dịch vụ thay đổi chóng mặt lần này thì nạn "phong bì" có được dẹp bỏ... Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc BV Việt Đức cho biết, việc tăng giá viện phí như hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Với mức khung giá viện phí mới, các bệnh...