Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời của đậu phụ
Đậu phụ cung cấp cho nhu cầu cơ thể mỗi ngày khoảng 44% canxi, 9% magiê và 40% sắt. Ngoài ra nó còn chứa vitamin K, thiamin, riboflavin, niacin, isoflavone, vitamin B6, folate, cholin, phospho, mangan và selen.
Các nghiên cứu mới cho thấy ăn đậu phụ hàng ngày liên quan với giảm đáng kể một số nguy mắc các bệnh liên quan đến lối sống và tuổi tác. Dưới đây là các bệnh có thể phòng tránh được nếu ăn đậu phụ thường xuyên bạn nhé!
Bệnh tim mạch:
Ăn đậu phụ để thay thế cho protein động vật giúp làm giảm cholesterol xấu LDL, do đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ cao huyết áp.
Ngừa ung thư vú và tuyến tiền liệt:
Đậu phụ chứa chất genistein, isoflavone có đặc tính chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa phát triển các tế bào ung thư. Ăn một lượng đậu nành vừa phải trong chế độ ăn sẽ ức chế tăng trưởng khối u và giảm nguy cơ tiến triển ung thư vú ở phụ nữ. Thực tế cho thấy, nên ăn ít nhất 10mg đậu nành/ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ tái phát ung thư vú.
Bệnh tiểu đường týp 2:
Video đang HOT
Những BN tiểu đường týp 2 có biến chứng ở thận, làm cơ thể đào thải protein trong nước tiểu. Bằng chứng từ một nghiên cứu mới cho thấy những người chỉ bổ sung protein từ đậu nành (protein thực vật) trong chế độ ăn uống sẽ đào thải ít protein trong nước tiểu hơn những người bổ sung protein động vật.
Ngừa loãng xương:
Chất isoflavon có trong đậu phụ có khả năng làm giảm loãng xương và tăng cường mật độ khoáng xương trong thời kỳ mãn kinh, ngoài ra nó cũng làm giảm rõ rệt các triệu chứng mãn kinh.
Ngừa tổn thương gan:
Các nghiên cứu cho thấy đậu phụ dùng nhiều chất làm đông có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan tránh khỏi các gốc tự do.
Bệnh não liên quan đến tuổi:
Dựa trên những phát hiện dịch tễ địa lý cho thấy ăn một lượng đậu phụ nhất định mỗi ngày giúp làm giảm tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi ở người già.
Theo TPO
50% người Việt bị nhiễm giun
Với khoảng 20 - 40 triệu người dân nhiễm giun, Việt Nam hiện đang là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở Châu Á. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun.
Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho biết, 50% người Việt Nam tại các vùng có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Tỷ lệ trẻ em nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc - vùng có thói quen canh tác sử dụng phân tươi bón ruộng đất khá phổ biến - thì có nơi đến hơn 80% trẻ nhiễm giun sán.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với vốn kiến thức thực hành vệ sinh cá nhân đúng cách còn hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài .
Các loại giun phổ biến ở Việt Nam là giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn các loại sán phổ biến là: sán lá gan, sán phổi, sán lợn, sán bò... Tùy theo điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân mà trẻ bị mắc bệnh hay không nên nguy cơ nhiễm giun của trẻ thành phố và nông thôn là như nhau.
Các bệnh liên quan đến giun ký sinh gây nên nhiều tác hại như thiếu máu, thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, gây bệnh ở gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ có thai. Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng, biến chứng do bệnh giun đường ruột, bệnh sán lá gan, sán lá phổi, bệnh ấu trùng sán lợn gây lên như viêm đường mật, viêm tụy cấp, tắc ruột, tổn thương gan, xơ gan, tổn thương hệ thần kinh... Với những người có sức đề kháng yếu thì bệnh lý ngày càng xấu và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Quá trình nhiễm giun từ môi trường. Ảnh minh họa.
80% các loại rau sống có nguy cơ bị nhiễm giun
Hiện nay, do người trồng rau chạy theo lợi nhuận nên trong rau sống có nhiều dư lượng chất kích thích và bảo quản thực vật. Vì vậy, khoảng 80% các loại rau sống bán ở chợ có nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.
Đồng thời, giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, bàn tay bẩn, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm...
Đối với người dân, Tiến sĩ Trần Thanh Dương khuyến cáo: Ngoài việc rửa rau kỹ, rửa nhiều lần, nên chú ý không sử dụng các nguồn rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ. Nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Mặc khác, người dân nên tẩy giun định kì ít nhất 6 tháng/1 lần cho chính bản thân và cả gia đình bằng thuốc tẩy giun. Đối với trẻ em trên 1 tuổi, các phụ huynh có thể tẩy giun cho bé bằng những loại thuốc có mùi vị thơm để khuyến khích sự hợp tác của bé.
Ở những khu vực nằm trong vùng dịch tễ bệnh, vùng có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao giun cao, nhiễm phối hợp nhiều các loại giun đường ruột, vùng nhiễm giun móc nhiều, có thể 4 tháng tẩy giun một lần theo khuyến cáo của WHO. Ngoài ra, cần kết hợp những biện pháp chống giun thông thường như giữ gìn vệ sinh môi trường sống, chỉ ăn uống những loại thực phẩm đã được nấu chín, rửa rau dưới vòi nước sạch, không đi chân đất...
Chiến dịch "Tẩy giun cộng đồng 6116"
Ngày 14/6, tại TP.HCM, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, dưới sự tài trợ của Jassen Cllag Ltd., nhãn hàng Fugacar, phát động chương trình "Tẩy giun cộng đồng 6116", kêu gọi người dân tẩy giun định kì cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, để giúp người dân dễ dàng ghi nhớ lịch tẩy giun định kì, chương trình đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6/1 và ngày 1/6.
Theo Vnmedia
9 thực phẩm ăn chung với mật ong dễ trúng độc Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian cũng như khoa học đã chứng minh được điều đó, chúng ta không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm cơ thể có thể bị ngộ độc ,...