Lợi ích chỉ những em bé ngủ chung với bố mẹ mới có
Trẻ ngủ chung với bố mẹ sẽ tự lập, tự tin và phát triển toàn diện về trí tuệ hơn là những đứa trẻ phải ngủ một mình.
Cái chết thương tâm của bé sơ sinh ở Anh khi ngủ cùng bố mẹ Cho con ngủ chung, bé 6 tuần chết ngạt khiến nhiều người lo ngại trước vấn đề có nên cho trẻ ngủ cùng hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học giúp các phụ huynh yên lòng khi chứng minh rằng việc cho con ngủ cùng với bố mẹ sẽ có nhiều lợi ích không tưởng.
1. Khuyến khích tính tự lập
Nhiều người tin rằng cho con ngủ chung sẽ khiến trẻ sống phụ thuộc, nhõng nhẽo rồi bám riết lấy bố mẹ. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Trẻ ngủ cùng bố mẹ từ bé sẽ phát triển tính tự lập sớm hơn và không phải trải nghiệm cảm giác lo lắng khi bị tách riêng lúc còn nhỏ. Tình cảm nhận được từ bố mẹ đầy đủ sẽ khiến con không có nhu cầu nhõng nhẽo, gây sự chú ý thêm.
Theo tiến sỹ Jay Gordon, tác giả cuốn Good Nights: The Happy Parents’ Guide to the Family Bed nhận định: “Một trẻ thường xuyên được ngủ cùng với bố mẹ, bé sẽ nhận được ôm ấp, vỗ về nên ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý”.
2. Giúp trẻ tự tin hơn
Những em bé được ngủ cùng bố mẹ từ nhỏ sẽ phát triển tự tin hơn, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ và cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống. Trẻ cũng ít bị rối loạn tâm lý do stress hơn so với trẻ không được ngủ cùng bố mẹ.
Video đang HOT
Những em bé lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ và cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống (Ảnh minh họa)
3. Phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ
Ngoài các lợi ích về tâm lý, trẻ ngủ cùng bố mẹ cũng sẽ phát triển tốt hơn về thể trạng. Bác sỹ nhi khoa và chuyên gia giáo dục William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm quan sát và nghiên cứu các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường thì trẻ thường có dấu hiệu phát triển nhanh hơn. Trong trường hợp này, trẻ không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về tình cảm, trí tuệ, thể chất. Có lẽ chính những vuốt ve, âu yếm mà bố mẹ dành cho trẻ trong lúc ngủ đã kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.
4. Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS)
Trong nhiều năm nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học trường Havard, Michael Common, thấy rằng các em bé ngủ riêng thường có nguy cơ đột tử và stress. Trong khi đó, các em bé ngủ chung giường cùng bố mẹ có sự hài hòa tâm lý với mẹ. Sự gần gũi mẹ và con giúp trẻ điều hòa hơi thở, trạng thái ngủ, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Những em bé bị bỏ cho khóc một mình sẽ gia tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị ảnh hưởng bởi stress, dễ ốm hơn và quá trình bình phục chậm hơn nếu bị bệnh.SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Nhiều bố mẹ bỗng thấy con mình biến sắc, mềm nhũn và đã tắc thở từ bao giờ. Một số ít trường hợp may mắn bé sẽ được hồi tỉnh lại bằng các phương pháp hồi phục sự hoạt động của tim và hô hấp. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đột tử ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi.
5. Dễ cho con bú
Những bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nếu ngủ chung với con sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn vì không phải ra khỏi giường, đến bên cũi cho con bú. Các bà mẹ chỉ cần cho bé bắt đầu ti mẹ ngay tại giường, bú nằm hoặc cho bé bú ngồi, mẹ dựa lưng vào cạnh giường đều đơn giản. Giấc ngủ vì thế ít bị quấy rầy hơn, và mẹ tỉnh táo, tập trung được vào con nhiều hơn ngày hôm sau.
6. Tình cảm gia đình gắn bó hơn
Những đứa trẻ ngủ cùng bố mẹ sẽ có nhiều cảm giác kết nối, hạnh phúc và tâm trạng vui vẻ hơn những trẻ em ngủ một mình. Bố mẹ và con cái ngủ cùng nhau mang lại nhiều thời gian cho cả nhà bên nhau mỗi ngày, để chia sẻ tình yêu, nuôi dưỡng những khoảnh khắc ngọt ngào qua từng hơi thở ấm áp trong giấc ngủ.
Tuy nhiên để đảm bảo cho bé có giấc ngủ ngon và an toàn bên cạnh bố mẹ, các mẹ nên đọc tham khảo bài Những điều mẹ nên biết khi cho trẻ ngủ chung để có thể tránh những điều đáng tiếc không may xảy ra.
Theo Khampha
Đi du lịch ngủ chung, em đã bị sàm sỡ
Cậu ta áp sát rồi sờ vào eo và ngực em. Em vờ xoay người nghiêng qua để tránh cậu ta nhưng cậu ta kéo em lại. Em rất tức giận.
Em có một việc muốn chia sẻ với mọi người, hy vọng nói ra thì lòng cảm thấy nhẹ nhõm và sẽ không nghĩ đến hình ảnh đó nữa. Trong chuyến đi Singapore 5 ngày, em đi cùng với 4 người: 3 người nữ là chị em bà con xa với em. Còn một người nam là em của một chị trong nhóm. Người này nhỏ hơn em 2 tuổi và em xem nó như là em trai của mình.
Ngày đầu, gặp nhau tại sân bay, em nhìn cậu ta quen quen như gặp ở đâu rồi mà không nhớ nổi. Sau đó, mọi người gọi tên cậu ta là Bảo và hay đi chung với em họ của em. Thế là em nhớ ra và chúng em nói chuyện rất vui vẻ. Cậu ta rất ga lăng, xách tất cả hành lý của em, giúp em chụp hình và luôn đi sau em.
Sau khi xuống máy bay, tụi em đón taxi về nhà chị gái của cậu ta và đây cũng là nơi tụi em ở trong 5 ngày du lịch. Đêm thứ nhất, mọi việc đều rất ổn. Mọi người trải hai tấm nệm ở giữa nhà và ngủ chung. Đêm thứ 2, có thêm đứa em trai của em ở Việt Nam mới qua và cũng cùng nhau ngủ. Em và một chị ngủ trên nệm, còn Bảo với em trai em ngủ dưới đất gần đó. Đêm đó, em trai em lạ nhà nên không ngủ được và mọi người nói chuyện với nhau gần như đến sáng.
Sang đêm thứ 3, vì cả nhóm đi chơi mệt nên về nhà là tắt tivi và đi ngủ luôn. Em trai em ngủ trên ghế salon, còn Bảo nằm dưới đất cạnh em. Em đã đi ngủ trước nhưng cũng chưa ngủ được mà chỉ nằm nhắm mắt lại thôi. Đến khuya, em cũng không biết là mấy giờ nữa, lúc đầu, em cảm giác chân Bảo chạm vào chân em nhưng em vẫn để như vậy. Lát sau, cậu ta nắm tay em, hôn tay em, hôn từng ngón tay em. Rồi Bảo lấy tay em áp sát vào mặt của cậu ta và cậu ta bắt đầu chạm vào người em. Cậu ta sờ vào eo của em, hôn lên mắt, áp sát mũi cậu ta vào mũi em, hôn lên môi em nhưng em vẫn nằm yên và giả vờ là mình đang ngủ say.
Cậu ta tiếp tục sờ vào eo của em và di chuyển đến ngực. Lúc này, em đã vờ xoay người nghiêng qua để tránh cậu ta. Nhưng cậu ta đã kéo em lại và tiếp tục sờ xuống dưới. Em thật sự rất lo lắng nhưng rất may quần em hôm đó hơi chật nên cậu ta không làm gì được. Em kéo chăn lên đắp, nằm ra xa và cậu ta cũng không dám động đến em nữa.
Khoảng một tiếng sau, em đi toilet. Khi trở lại nằm, cậu ta quay ra ôm chặt lấy em. Lúc này, vì gần sáng, em sợ mọi người tỉnh dậy nhìn thấy thì không biết sẽ ra sao nữa nên em ngồi bật dậy và nói: "Bảo lạnh hả cưng? Để chị xuống đất nằm cho". Thế là cậu ta buông em ra và lăn xuống đất ngủ, giả vờ như không biết gì. Tầm 10 phút sau, cậu ta lại lấy chăn đắp cho em và nằm ngủ đến sáng. Cả đêm đó, em không ngủ, cũng không dám chống lại, không dám mở mắt. Em làm như vậy có đúng không? Em sợ lúc đó em tỉnh dậy thì chắc là cả hai đều xấu hổ. Như thế thì ngày hôm sau làm sao có thể đối mặt mà đi chung được.
Hôm sau, cậu ta làm gì cũng rất ga lăng với em. Lúc đầu, em cảm giác ghê sợ, trách móc cậu ta nhưng cố kiềm chế lại. Có lúc, em muốn hỏi thẳng cậu ta về chuyện hôm trước nhưng em không thể mở lời. Khi đi tàu, cậu ta luôn tìm chỗ cho em ngồi, luôn đi theo chụp hình cho em và hay chạm vào eo của em. Thậm chí, khi thấy em ngủ dậy mà không muốn ăn, cậu ta còn luộc trứng, bóc vỏ ra và gọi em ăn. Em thật sự cảm động về những hành động của cậu ta đối với em.
Nhưng có lúc cũng cảm thấy rất tức giận vì cậu ta là người đầu tiên cướp lấy nụ hôn trên môi em, cũng là người đàn ông đầu tiên sờ vào người em. Hình ảnh này cứ theo em suốt mấy ngày, kể cả khi em đã về Việt Nam và đeo đẳng em đến lúc này. Em không dám nói điều này với ai nên chỉ biết tâm sự cùng Ngoisao.net. Hy vọng giúp em quên đi những điều đó.
Theo VNE
Đi du lịch ngủ chung, em bị sàm sỡ Cậu ta áp sát rồi sờ vào eo và ngực em. Em vờ xoay người nghiêng qua để tránh cậu ta nhưng cậu ta kéo em lại. Em rất tức giận. ảnh minh họa Em có một việc muốn chia sẻ với mọi người, hy vọng nói ra thì lòng cảm thấy nhẹ nhõm và sẽ không nghĩ đến hình ảnh đó nữa....