Lợi ích bất ngờ khi cho trẻ ngủ trong cũi đến năm 3 tuổi
Nghiên cứu mới chỉ ra trẻ ngủ trong cũi có nhiều lợi ích vượt trội so với ngủ trên giường.
Cho con chuyển từ ngủ trong cũi sang ngủ trên giường là một dấu ấn quan trọng chứng tỏ bé đã lớn, đặc biệt nếu ba mẹ sắp có thêm một bé khác thì càng cần thiết hơn nữa bởi vì nhu cầu thêm không gian cho em bé. Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc kĩ bởi nghiên cứu mới cho thấy các bé nên nằm ngủ trong cũi cho đến khi được 3 tuổi bởi điều này mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với cả ba mẹ và bé.
Trẻ nên ngủ trong cũi đến khi 3 tuổi (Ảnh minh họa).
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nghiên cứu giấc ngủ Mĩ đưa ra kết luận rằng các bé ngủ cũi đến 3 tuổi thường có thói quen ngủ tốt hơn so với các bé chuyển sang ngủ trên giường sớm. Hơn nữa, ba mẹ cho bé ngủ cũi đến 3 tuổi cũng có giấc ngủ dài và ngon hơn – thật là lợi cả đôi đường.
Nghiên cứu phân tích thói quen ngủ của các cặp cha mẹ và con cái tại 5 nước (Úc, Anh, Mĩ, Canada và New Zealand). Có tổng số 1983 người tham gia vào nghiên cứu, họ có con trong độ tuổi từ 18 đến 36 tháng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua ứng dụng Johnson’s bedtime (Giờ ngủ của Johnson), một ứng dụng miễn phí do hãng Johnson & Johnson tài trợ.
Cụ thể, khi các bé càng lớn thì tỉ lệ ngủ trong cũi càng giảm. Trong khi 63% trẻ từ 18 đến 24 tháng ngủ trong cũi thì con số này với trẻ từ 24 đến 30 tháng tuổi là 34% và giảm xuống chỉ còn 13% khi trẻ đạt 30 đến 36 tháng.
Ngủ trong cũi giúp trẻ ngủ lâu và ngủ sâu hơn (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Kết quả nổi bật nhất của nghiên cứu đó là chuyển sang ngủ giường muộn hơn có nhiều tác động tích cực đến giấc ngủ của các bé – điều này làm giảm việc bé cáu gắt, quấy khóc do mệt mỏi. Các bé ngủ trong cũi đi ngủ sớm hơn, nhanh ngủ hơn, ít tỉnh giấc giữa đêm, ngủ dài hơn và không quấy khóc khi đến giờ ngủ.
Trưởng đề tài nghiên cứu là chị Ariel Williamson, hiện công tác tại Viện nhi Philadelphia, bang Pennsylvania, Mĩ cho biết: “ Nghiên cứu trong 10 năm qua cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ với mọi độ tuổi, đặc biệt là giai đoạn đầu đời. Điều đặc biệt là những lợi ích này không thay đổi ở các nhóm tuổi nhỏ khác nhau. Đây cũng là kết quả nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi“.
Một lí do khác mà ba mẹ nên cân nhắc trước khi cho con ngủ giường riêng đó là trẻ nhỏ thường chưa nhận thức được việc ngủ trên giường cần nằm im để tránh ngã cho đến khi 3 tuổi, chuyên gia giấc ngủ Sarah Honaker, công tác tại bệnh viện Nhi đồng Riley, Indianapolish, bang Indiana cho biết. Khi chuyển từ ngủ trong cũi sang ngủ giường, các bé có thể khó ngủ do không quen, dẫn đến quấy khóc. Để đối phó với tình trạng này, ba mẹ có thể chơi các trò đóng vai để bé thấy thoải mái, không sợ hãi và dần quen với ngủ giường.
Khi các bé ngủ ngon thì chất lượng giấc ngủ của ba mẹ cũng được cải thiện (Ảnh minh họa).
Lisa Meltzer, chuyên gia tâm lý trẻ em tại Bệnh viện quốc gia tại Denver, bang Colorado, nghiên cứu độc lập với nghiên cứu này cho hay: “ Người lớn thấy cũi thì nghĩ trẻ nhỏ sẽ thấy chật chội, nhưng thật ra trẻ nhỏ lại không thấy như vậy. Trẻ nhỏ thấy an toàn và thoải mái với những không gian nhỏ. Nếu bạn quan sát trẻ nhỏ chơi đùa thì sẽ thấy chúng rất thích chui xuống dưới bàn hay chơi trong góc“.
Nguyên nhân nhiều bậc cha mẹ cho con ngủ giường sớm hơn so với khuyến nghị là do sắp chào đón một thành viên nhí nữa, hoặc là do bé biết trèo lên thành cũi. Nếu như bạn có con nhỏ bắt đầu biết tự trèo ra khỏi cũi nhưng vẫn chưa đến 3 tuổi thì giải pháp tối ưu được các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị đó là hãy điều chỉnh cho cũi thấp xuống gần mặt đất, vừa giúp ba mẹ vừa giúp bé ngủ ngon hơn, lại vẫn an toàn.
Nguồn: Mirror, The sun, Reuters
"Yêu" nhiều hơn để trí nhớ tốt hơn
Các cặp đôi có quan hệ tình dục mặn nồng sẽ thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra trí nhớ ở độ tuổi trung niên, nghiên cứu mới cho thấy.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong 2 năm của hơn 6.000 người lớn từ 50 tuổi trở lên, theo dõi mọi thứ từ chế độ ăn đến thói quen ngủ.
Dữ liệu cũng bao gồm một bảng câu hỏi - ghi lại tần suất ôm hôn, vuốt ve và quan hệ tình dục - cùng với một loạt bài kiểm tra trí nhớ.
Điều đáng ngạc nhiên là những người có quan hệ tình dục nhiều hơn và có quan hệ tình cảm gần gũi hơn với nửa kia thường nhớ lại tốt hơn các sự kiện mới diễn ra trước đó.
Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ là tạm thời: nó bị mờ dần theo thời gian, và bởi tuổi già không có sự tương quan giữa tình dục và trí nhớ.
Như đã thấy trong các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm, những người thường xuyên có nhiều trải nghiệm thân mật hơn có vẻ có trí nhớ hồi tưởng tốt hơn nhiều.
Nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đây trên chuột gợi ý rằng cho thấy tình dục làm tăng trí nhớ nhờ kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh ở vùng hải mã, một vùng não được hoạt hóa khi thực hiện các nhiệm vụ ghi nhớ không gian và sự kiện.
Nghiên cứu mới của Đại học Wollongong ở Úc được xây dựng dựa trên thử nghiệm trước đây tiến hành trên động vật.
Nghiên cứu trước đây đã xác định rằng hoạt động tình dục làm tăng khả năng nhận biết vật thể của loài gặm nhấm, và cuối cùng là hoạt động ghi nhớ sự kiện và sức khỏe chung của não.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Mark Allen, muốn khám phá sự tương quan này ở người.
Nhóm đã phân tích và so sánh dữ liệu từ năm 2012 đến năm 2014 trong Nghiên cứu dọc tuổi già của Anh (ELSA).
Bộ dữ liệu gồm thông tin về sức khỏe, chế độ ăn, phúc lợi và tình trạng kinh tế xã hội của người lớn trên 50 tuổi sống ở Anh.
Những người tham gia hoàn thành một bài kiểm tra trí nhớ và một bảng câu hỏi về mức độ thường xuyên quan hệ tình dục, hôn, hoặc đụng chạm thể xác với người phối ngẫu.
Cũng có những câu hỏi về sự gần gũi về tình cảm.
Như được thấy trên loài gặm nhấm, những người thường xuyên có nhiều trải nghiệm thân mật thường có trí nhớ sự kiện tốt hơn.
Tuy nhiên, Allen lưu ý rằng có ít kết nối hơn dự kiến. Nhìn chung, có sự sụt giảm về điểm số của tất cả những người tham gia trong bài kiểm tra trí nhớ theo thời gian - bất kể hoạt động tình dục của họ.
"Giảm trí nhớ theo thời gian là không liên quan đến hoạt động tình dục hoặc sự gần gũi tình cảm trong hoạt động tình dục", ông nói.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Springer Archives of Sexual Behavior.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Phản ứng sau khi tiêm chủng: Nguyên nhân do đâu? Sau khi tiêm chủng, trẻ thường có những phản ứng như sốt, vết tiêm sưng tấy, quấy khóc... khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân và điều cần chú ý khi cho trẻ đi tiêm. Nguyên nhân gây ra phản ứng sau tiêm Có 5 nguyên nhân chính gây ra phản ứng sau tiêm ở trẻ Việc...