Lợi ích bất ngờ của vỏ chuối
Bạn đã nghe nhiều về lợi ích tuyệt vời của quả chuối nhưng có thể không nghĩ rằng phần vỏ của loại quả giàu dinh dưỡng này cũng có nhiều công dụng đối với sức khỏe và làm đẹp.
Xoa dịu thần kinh
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vỏ chuối có chứa một chất đặc biệt gọi là tryptophan. Tryptophan là một axít amin thiết yếu cho việc sản xuất chất serotonin (hormone hạnh phúc) giúp hệ thần kinh thoải mái và dễ chịu hơn.
Ngoài xoa dịu thần kinh, chất xơ hòa tan có trong vỏ chuối cũng được các nhà khoa học đánh giá là mang lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngừa ung thư
Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Tokyo (Nhật), chất TNF (Tumor Necrosis Factor) trong chuối chín có khả năng chống lại các tế bào ung thư. Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen, càng đen thì khả năng tăng tính miễn dịch và chống oxy hóa càng cao.
Mỗi ngày ăn 1-2 trái chuối cả vỏ (chuối luộc) sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm và ngừa ung thư.
Một chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong vỏ chuối là ‘lutein’, được biết đến là có tác dụng giảm stress và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, rất có lợi cho làn da.
Bên cạnh đó, lutein cũng có nhiều tác động tích cực đến mắt như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bảo vệ các tế bào trong mắt thoát khỏi các tác hại của gốc tự do và tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Trị vết côn trùng cắn
Côn trùng cắn có thể khiến bạn ngứa và đau. Dùng vỏ chuối thoa lên vết thương có thể giúp cải thiện tình hình vì vỏ chuối chứa nhiều hợp chất kháng viêm và chống dị ứng.
Làm đẹp da
Vỏ chuối chứa dồi dào chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất nên cũng có tác dụng làm đẹp da rất tốt. Bạn có thể dùng vỏ chuối làm mặt nạ tự nhiên để bổ sung độ ẩm cho da, giúp da mềm mại và tươi sáng hơn.
Không chỉ vậy, mặt nạ dưỡng da từ vỏ chuối còn có tác dụng trị mụn, làm se khít lỗ chân lông, cải thiện độ đàn hồi và ngừa lão hóa da sớm. Bạn có thể nghiền mịn vỏ chuối chín sau đó nhẹ nhàng thoa lên da mặt và cổ trong khoảng 10-20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Hoặc trộn vỏ chuối nghiền nhuyễn với sữa chua, mật ong làm mặt nạ đắp mặt để có làn da tươi sáng.
Làm trắng răng
Dùng vỏ chuối chà xát vào răng mỗi ngày cũng sẽ giúp cho hàm răng xỉn màu của bạn trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện cách này, bạn cũng cần phải hạn chế sử dụng cà phê, nước ngọt và hút thuốc lá vì đây chính là những yếu tố khiến cho răng bị sậm màu.
Ngoài những công dụng phòng ngừa bệnh và làm đẹp, vỏ chuối còn có thể dùng để đánh bóng đồ bạc, giày da. Để làm sáng bóng, bạn tước bỏ hết các sợi xơ còn dính trong vỏ chuối sau đó chà nhẹ nhàng lớp bên trong vỏ chuối lên giày hay đồ bạc. Lau lại đồ bằng khăn giấy hoặc vải mềm là đạt kết quả như mong đợi.
Lưu ý: Bạn nên dùng các loại vỏ chuối hữu cơ, hoặc dùng dung dịch rửa rau củ để tiệt trùng, loại bỏ các hóa chất độc hại từ thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Theo PNO
Những mẹo chữa bệnh sai lầm làm hại con mà nhiều mẹ mắc phải
Nhiều mẹo chữa bệnh mà các mẹ chuyền tay nhau đang khiến cho trẻ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Điều đáng nói là các mẹ vẫn tin rằng đấy là phương pháp chữa bệnh an toàn và giúp con chóng khỏi bệnh.
1. Cách sơ cứu bỏng sai lầm làm vết thương bội nhiễm
Nhiều mẹ hốt hoảng khi con bị bỏng và vội vàng bôi kem đánh răng, nước mắm, vôi bột, mỡ trăn cho con mà không biết rằng chính cách sơ cứu ban đầu sai lầm đã khiến cho vết thương ăn sâu vào trong và bị bội nhiễm. Cách chữa bỏng này càng làm cho con thêm đau đớn hơn.
Bởi thực tế thì khi bôi kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá lên vết thương bỏng sẽ có cảm giác vết bỏng đỡ rát, nhưng lại không có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng. Thậm chí chất chất kiềm trong kem đánh răng sẽ làm vết bỏng nặng, sâu hơn. Còn mỡ trăn làm cho vết bỏng nhiễm trùng và dễ hoại tử. Còn dầu cá lại giữ nhiệt khiến vết bỏng sau hơn.
Tốt hơn hết khi bé bị bỏng, mẹ nên hạ nhiệt ngay vết bỏng bằng cách ngâm phần bỏng vào nước mát, sạch. Sau đó đưa bé đến viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Như vậy khả năng hồi phục, lành da sẽ rất nhanh.
2. Làm bỏng viêm mạc mũi của con vì tra nước ép tỏi
Nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ bị chảy mũi
Theo quan niệm của nhiều mẹ thì nước ép tỏi có công dụng chữa rất nhiều bệnh vì tỏi có thể diệt đường vi trung và nấm. Chính vì thế mà nhiều mẹ vẫn áp dụng biện pháp ép tỏi trộn với nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi trẻ khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi. Chính sai lầm này của mẹ mà nhiều bé đã bị bỏng niêm mạc mũi vì nóng rát và phù nề.
Niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng. Việc nhỏ nước nỏi rất dễ làm cho niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể gây hoại tử da. Khi bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi con bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý và chỉ sử dụng thuốc do bác sỹ chỉ định.
3. Cho trẻ uống rượu khi mọc răng dẫn đến ngộ độc
Thấy trẻ quấy khóc vì mọc răng, nheiefu mẹ đã áp dụng biệt pháp sai lầm là cho trẻ uống rượu để làm giảm đau. Cách làm này đang gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé vì rượu làm tổn thương nướu răng và dẫn tới ngộ độc.
Bố mẹ có thể giúp trẻ cảm giác dễ chịu hơn nhờ những biện pháp thiết thực và hữu ích sau như ngậm núm vú cao su hoặc vòng răng đã được làm lạnh hoặc massage lợi của bé.
4. Gối thảo dược khiến trẻ bị côn trùng cắn
Nhiều mẹ thấy trẻ ngủ không ngon thì cho rằng do gối không phù hợp nên trẻ bị ra mồ hôi, nóng bức. Các mẹ chuyền tay nhau bí kíp gối thảo dược gồm các loại lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ nằm.
Thực tế thì do các loại lá không mềm mại và trong quá trình phơi khô không tránh khỏi nấm mốc, côn trùng ủ trong gối. Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hay côn trùng cắn.
Ngoài ra việc nằm gối quá cao cũng không tốt hco trẻ sơ sinh. Bình thường, trẻ sơ sinh ngủ không cần gối, chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi làm ba là được. Xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong) nên khi nằm ngửa thì lưng và gáy cùng nằm trên một mặt phẳng; do vậy không cần gối đầu. Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối.
5. Tắm nước lá dẫn đến viêm da, nhiễm trùng
Khi nhìn thấy con bị rôm sẩy, mẩn ngứa nhiều mẹ đã mua lá về tắm cho trẻ. Tuy nhiên nhiều bé đã bị viêm da, sưng đỏ và thậm chí nhiễm trùng gây biến chứng vì các loại lá tắm này. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu mẹ vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Thực tế thì các loại lá này thuộc họ cây bụi, mọc ở ven đường, bờ ruộng nên dễ bị nhiễm khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật khó rửa sạch, nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi tắm cho bé.
Để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da mẹ cần tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng xà phòng tắm, sữa tắm dành riêng cho trẻ. Mặc quần áo thoáng, sạch sẽ cho con. Khi cơ thể bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt mẹ cần cắt móng tay cho con để hạn chế việc trẻ gãi gây trầy xước dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng da.
Theo Phununews
Mẹo tẩy vết ố vàng lâu năm trên răng cực nhanh Những vết ố vàng bám lâu năm trên răng có thể được đánh bay nhờ công thức tự chế dưới đây. Lạc sống. Nhai vụn một vài hạt lạc sống trong miệng, không cần nuốt, sau đó dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết....