Lời hứa dang dở của người cha bất ngờ tử vong sau 2 tiếng điều trị sốt virus
“Ngày hôm vào viện con tôi còn hứa với con trai chiều về sẽ đưa đi xem lễ hội. Vậy mà con đi mãi chẳng về”, bà Ngoan bật khóc.
Mới đây sự việc anh Trần Duy H. (SN 1978, ở Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong sau hơn 2 tiếng nhập viện điều trị do bị sốt virus tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ khiến nhiều người thân vô cùng đau xót.
Tìm về ngôi nhà của gia đình anh H., người thân của anh H. ngồi kín gian phòng khách, khói hương nghi ngút trên bàn thờ. Cho đến nay sự việc xảy ra đã vài ngày nhưng ai ai trong gia đình đều rất bất ngờ, chưa thể nguôi ngoai, nhất là khi nguyên nhân khiến anh H. tử vong vẫn chưa được làm rõ.
Bà Ngoan mẹ vợ anh H. đau xót sau cái chết của con rể.
Ngồi trong nhà, anh Đào Xuân Định (1988, em anh H.) kể lại, sáng ngày 27/2 sau khi được chẩn đoán là sốt virus anh H. đã được cho nhập viện. Đến 10 giờ sáng cùng ngày anh H. vẫn gọi điện về với gia đình bảo ốm xoàng thôi, anh tự lo được không ai phải vào. Rồi gần trưa một người em dâu mang cơm vào cho anh, anh vẫn ăn hết xuất cơm 30.000 đồng. Tuy nhiên chỉ ít phút sau đó, bệnh viện thông báo anh H. nguy kịch. Nghe tin dữ anh Định vội vã chạy vào viện xem tình hình sức khỏe của anh trai. Khi vào tới phòng bệnh thấy anh H. mắt trợn ngược, chân tay thẳng đừ.
“Tôi vội vào ôm chân rồi bóp tay chân cho anh, sau đó cùng y bác sĩ đưa ra bệnh viện Hà Đông cấp cứu. Tại đây, dù đã được các bác sĩ áp dụng mọi phương pháp cấp cứu nhưng đều không cứu được đến chiều cùng ngày anh tôi qua đời”, anh Định xót xa.
Người con trai của anh anh H.
Cùng chung nỗi đau mất đi người con rể, bà Nguyễn Thị Ngoan (1953, mẹ vợ anh H.) cho biết, anh H. ra đi để lại người vợ gầy yếu và hai đứa con dại.
Video đang HOT
“Ngày hôm vào viện con tôi còn hứa với con trai chiều về sẽ đưa đi xem lễ hội. Vậy mà con đi mãi chẳng về”, bà Ngoan bật khóc.
Mấy ngày nay chị Đào Thị Thành (SN 1982, vợ anh H.) ngồi bệt bên cạnh ban thờ của chồng. Chị khóc ngất từng hồi khiến nhiều ngươi chứng kiến đều không cầm được lòng. Vợ chồng anh chị có hai người con gồm cháu Trịnh Kim Tuyến (16 tuổi) và Trịnh Minh Quân (10 tuổi). Cả hai đã rất đau đớn kể từ khi biết anh H. qua đời.
“Mọi hôm bố hay cho cháu đi chơi lắm. Sáng hôm bố đi viện, bố còn hứa chiều về đưa cháu đi chơi hội làng”, bé Minh Quân nhớ lại.
Gia đình đau đớn vì cái chết bất ngờ của anh H.
Trước sự việc xảy ra quá đau lòng, những người thân trong gia đình anh H. mong các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường này.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Chương Mỹ cho biết, sau sự việc xảy ra phía bệnh viện đã báo cáo sở y tế, công an cũng đã vào cuộc điều tra, hội đồng chuyên môn đã họp và tính đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ – Nơi xảy ra vụ việc.
Định Nguyễn
Theo saostar
Dịch tay chân miệng tăng đột biến: Căng tin biến thành phòng bệnh
Để kịp thời cấp cứu cho trẻ nhập viện vì tay chân miệng, căng tin cũng trở thành nơi các bác sĩ tận dụng làm phòng bệnh.
Tới hôm nay, khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang chữa trị cho 180 trẻ mắc tay chân miệng. Trong 2 trẻ độ 4, độ 3 có 17 trẻ, độ 2B có 15 trẻ. 28 trẻ đang nằm trong phòng cấp cứu của khoa. Trung bình 1 giờ có thêm 7 ca mới nhập viện.
Với những ca bệnh mới, y bác sĩ phải chăm sóc, khám kỹ để phát hiện sớm nếu có dấu hiệu chuyển nặng, sớm xử trí kịp thời nhất.
Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, mấy tuần qua, nhân viên y tế khoa, từ bác sĩ, y tá tới điều dưỡng đều tập trung cao độ cứu chữa các trẻ mắc bệnh tây chân miệng.
Trẻ đang cấp cứu ở khoa Nhiễm - thần kinh vì tay chân miệng
Khoa có 2 bác sĩ đang đi học cũng được vận động về, hay cả những bác sĩ đang học cao học, chuyên khoa 1, bác sĩ nội trú...ở tại bệnh viện Nhi đồng 1 cũng được vận động phụ giúp chống dịch tay chân miệng.
"Khoa phải mượn khu vực căng tin của bệnh viện rồi sửa chữa thành 3 phòng bệnh cho trẻ nằm. 3 phòng này có thể chứa được 100 trẻ. Trường hợp dịch tay chân miệng tiếp tục tăng cao, bệnh viện vẫn có thể đáp ứng được" - BS Quy cho biết.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, tuần qua (từ 21-19/9), TP có 347 ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng, tăng 47% so với trung bình của 4 tuần trước. Tính tới thời điểm này, TP có 3568 ca nhập viện vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Bộ y tế ghi nhận đến 1/10, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và hiện đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
Các chuyên gia y tế khẳng định, nguyên nhân khiến số trẻ mắc tay chân miệng tăng cao, nhiều ca nặng là do sự trở lại của chủng virus Enterovirus 71 (EV71) với thứ nhóm gien C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước những năm 2011, khiến 70.000 người mắc và 145 người tử vong.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, các bậc phụ huynh phải nhớ rằng đây đang là cao điểm của dịch tay chân miệng, nên phải chuẩn bị tâm thế trẻ có thể mắc bệnh, dù có đi học ở nhà trẻ hay không. Đặc biệt chú ý với trẻ dưới 3 tuổi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng ở phòng cấp cứu
Nếu bé sốt nhẹ 1-2 ngày, sau đó nổi bóng nước, thì phải để ý. Còn nếu trước đó trẻ không sốt, nhưng ại bị chảy nước miếng, bỏ ăn, thì phải quan sát kỹ xem trẻ có lở miệng, có nổi nổi đỏ ở lòng bàn tay, bàn tay hay không.
Hoặc khi thấy trẻ sốt cao, khó hạ và cứ hết thuốc hạ sốt lại tiếp tục bị sốt, hay như trẻ sốt 2 ngày, có biểu hiện ói, thì chắc chắn phải đưa trẻ đi khám vì khi đó có thể trẻ đã mắc bệnh.
Ngoài ra, phụ huynh cũng phải nhớ, khi trẻ thiu thiu ngủ mà bị giật mình chới với, đặc biệt trong 30 phút mà giật mình 2 lần trở lên, thì chắc chắn đã bị biến chứng tay chân miệng.
Một số biểu hiện khác của trẻ mắc tay chân miệng, là trẻ yếu tay yếu chân, đi đứng loạng choạng, nổi mụn đỏ, thở khó, thở mệt, mạch nhanh, huyết áp cao...thì phải đưa tới BV thăm khám.
"Nếu phụ huynh nhận biết được các dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng sớm, và đưa tới cơ sở y tế điều trị kịp thời thì trẻ sẽ tránh được các biến chứng nặng, dễ khỏi bệnh hơn" - BS Trương Hữu Khanh khẳng định.
Theo vietnamnet
Thông tin mới nhất vụ tử vong sau khi nhập viện điều trị sốt virus ở Hà Nội Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội) xác nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện điều trị sốt virus sau đó tử vong. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ vụ việc này. Sáng nay (1.3), trên mạng xã hội lan truyền chia sẻ của người thân anh Trịnh Duy H (SN 1978, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội),...