Lời giải cho VN-Index thụt lùi so với thị trường chứng khoán khu vực
Sau khi thị trường tiếp cận vùng MA200 (trung bình 200 phiên), cũng như có dấu hiệu phân phối đỉnh, dòng tiền suy yếu và thiếu nhóm dẫn sóng
Thị trường thiếu nhóm trụ dẫn sóng
Biểu đồ nhóm cổ phiếu tác động mạnh tới chỉ số từ 11/06 tới 24/06
Kể từ phiên giao dịch 11/06/2020, sau khi bị bán mạnh, thị trường đã có sự hồi phục nhưng không có nhóm trụ nào nổi trội nâng đỡ thị trường. Trong khi đó, các cổ phiếu trụ bị bán trên diện rộng. Đóng góp sự giảm điểm mạnh nhất phải kể tới VCB đã làm chỉ số giảm gần 5,5 điểm, cổ phiếu BID giảm gần 3,1 điểm, SAB giảm hơn 2,9 điểm…
Như vậy có thể thấy, thị trường thiếu dòng trụ nâng đỡ chỉ số, trong khi đó áp lực bán gia tăng bởi lợi nhuận quý II suy giảm và thị trường đã bước qua mùa đại hội cổ đông với nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch suy giảm cũng đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư.
Tự doanh liên tục bán ròng
Thống kê giao dịch của khối tự doanh có dấu hiệu bán ròng chủ yếu từ đầu tháng 6 tới nay. Đặc biệt kể từ phiên bán tháo ngày 11/6.
Video đang HOT
Biểu đồ mua bán ròng của khối tự doanh
Dòng tiền trên thị trường chứng khoán
Biểu đồ chỉ số VN-Index
Sau khi chạm vùng MA200, cũng như tác động từ thị trường quốc tế, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh và gặp áp lực bán tháo trong hai phiên 11/6 và 15/6, tuy nhiên các phiên sau đó hồi phục thanh khoản có dấu hiệu giảm mạnh, chỉ số thì đi ngang. Điều này phát đi các tín hiệu rủi ro của thị trường chứng khoán đặc biệt là sự sụt giảm mạnh của thanh khoản.
Như vậy, thị trường sau giai đoạn hồi phục mạnh với thanh khoản cao từ đầu tháng 4/2020 tới giữa tháng 6/2020, đã bắt đầu phát đi các tín hiệu dòng tiền bị rút ra, khối tự doanh chứng khoán vẫn bán ròng và đặc biệt là thị trường thiếu nhóm cổ phiếu trụ có đủ sức để nâng đỡ, hỗ trợ chỉ số vượt qua giai đoạn này.
Trên thế giới các thị trường vẫn cho thấy dấu hiệu khởi sắc
Biểu đồ chỉ số Nasdaq Composite, Shanghai, Nikkei 225 và Kospi
Mặc dù thế giới đang xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai nhưng chỉ số Nasdaq Composite của Mỹ có dấu hiệu vượt đỉnh, trong khi các thị trường khống chế dịch tốt như Shanghai (Trung Quốc), Nikkei 225 (Nhật Bản), chỉ số Kospi (Hàn Quốc) đều thể hiện sự hồi phục và tăng điểm.
Trái ngược lại, Việt Nam mặc dù là quốc gia khống chế dịch tốt trên thế giới, cũng như các yếu tố vĩ mô tương đối ổn định như tỷ giá ổn định, không xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ 2 nhưng thị trường chứng khoán lại có dấu hiệu suy yếu.
Thị trường chứng khoán trong nước đang lo lắng sau mùa đại hội của đông và các doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn công bố báo cáo tài chính quý II với dự đoán có thể suy giảm đáng kể so với cùng kỳ. Đây chính là nỗi lo lớn nhất của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại, và cũng là tác nhân khiến thanh khoản thị trường giảm mạnh.
Chứng khoán trong xu thế tăng điểm
Thị trường chứng khoán tháng 5 khép lại khá thành công nhờ những thông tin tích cực khiến tâm lý nhà đầu tư khá vững vàng. Nhưng đó cũng chính là áp lực đối với thị trường trong tháng 6 bởi những lo ngại về áp lực điều chỉnh mạnh.
VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm. Ảnh: ST
Tăng cao nhất trong các thị trường châu Á
Thị trường chứng khoán đã khép lại tháng 5 khá thành công với chỉ số VN-Index ghi nhận tăng 94 điểm, tương đương tăng 12%. Trong khi đó, cũng trong tháng này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 5,34%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 4,22%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục giảm 0,47% và Hang Seng của Hồng Kông giảm 5,11%. Có thể nói đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 là mức cao nhất trong các thị trường châu Á. Tương tự trong tháng 4, VN-Index cũng tăng 16%, là một trong những thị trường tăng mạnh nhất thế giới.
Hiện các nhóm ngành như: Ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp... đều phục hồi tốt. Có thể kể đến một số mã như VCB tăng 25,3% so với tháng trước (lên 85.200 đồng/cổ phiếu), TCB tăng 20,3%, VHM tăng 20,4%, VRE tăng 19%... Cùng với đó, thống kê cho thấy, trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh lượng bán ròng, chỉ còn gần 910 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 6.810 tỷ đồng của tháng trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ra 18.410 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng trước trong khi mua vào lên đến 17.500 tỷ đồng, tăng gần 88%.
Nhìn từ những con số trên có thể thấy rằng, dù đại dịch Covid-19 vẫn đang tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới nhưng tại Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa trở lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ..., đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.
Theo Công ty Chứng khoán MB, có thể sau đợt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã nhận định đây chính là cơ hội mua cổ phiếu với mức giá hấp dẫn. Do vậy, lượng nhà đầu tư tìm đến các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch tăng vọt. Ngoài ra, lực cầu từ doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, cổ đông nội bộ mua vào khi giá giảm góp phần tạo tâm lý tích cực trên thị trường dù có những trường hợp không mua đủ số lượng như đăng ký, thậm chí không thực hiện.
Tuy nhiên, dù thêm nhà đầu tư nhưng thanh khoản trên sàn chứng khoán vẫn chỉ tương đương năm 2019 (khoảng 5.000 tỷ đồng/phiên) cho thấy, dòng tiền không dễ chảy và có thể một lượng tiền lớn vẫn đang theo dõi cơ hội, chưa thực sự nhập cuộc. Điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thanh khoản và vốn hóa thấp. Hiện giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ vào khoảng 170 tỷ USD, thuộc mức thấp nhất châu Á, ít hơn một nửa so với Singapore và Indonesia. Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài khiến tháng 5 vừa qua dù tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam có khởi sắc nhưng thị trường chuyển động đan xen giữa nỗi lo và hy vọng.
VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm
VN-Index đã vượt qua ngưỡng 800 điểm một cách nhẹ nhàng, nhưng khi chạm đến mốc 850 điểm, không ít nhà đầu tư quan ngại sẽ có sự điều chỉnh mạnh. Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam, thị trường nhiều khả năng sẽ duy trì diễn biến tích cực trong giai đoạn đầu tháng 6, nhờ dòng tiền vẫn tốt, bất chấp các thông tin xấu, đồng thời sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp rất lớn. Tuy vậy, đà tăng có thể sẽ chậm lại vì mức tăng trong 2 tháng qua vượt quá mong đợi của không ít nhà đầu tư trước đó. Bên cạnh đó, dù VN-Index vẫn còn cách xa đỉnh cũ, nhưng do giá không ít cổ phiếu tăng nhanh khiến mức định giá P/E trở nên cao, dễ kích hoạt lực bán. Thêm vào đó, tâm lý "bán trong tháng 5" đã qua, dễ bị chuyển sang "bán trong tháng 6".
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS) phân tích, về mặt giao dịch, hiện tại, nguồn giao dịch ký quỹ (margin) trên thị trường tại các công ty chứng khoán tăng chậm, trong khi thị trường hồi phục khá tốt bởi tiền thật của nhà đầu tư mới. Chưa có hiện tượng căng thẳng margin nên áp lực thị trường giảm điểm là không lớn, rủi ro ngắn hạn chưa cao. Về mặt kỹ thuật, thị trường Việt Nam và toàn cầu đã hồi phục, hình thành xu thế tăng điểm, xu hướng này hiện chưa kết thúc. VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm trong tháng 6/2020. Về dòng tiền, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế. Điều này tạo ra dòng tiền lớn giá rẻ chảy mạnh qua các kênh đầu tư, tạo động lực cho sự hồi phục của doanh nghiệp và các thị trường tài sản.
Nhận định về tiềm năng của các dòng cổ phiếu, ông Phan Dũng Khánh cho rằng, nhóm penny cùng chứng khoán phái sinh sẽ có cơ hội hơn khi mà nhóm bluechip, VN30 đã tăng nhiều, đặc biệt quan sát thì HNX-Index yếu hơn hẳn VN-Index cũng là một cảnh báo cho điều này do nhóm cổ phiếu trên HNX ít bluechip hơn sàn HOSE. Chứng khoán phái sinh biến động mạnh, dòng tiền mới dồi dào, nhà đầu tư nước ngoài thậm chí dù bán ròng trên cơ sở nhưng mua ròng trên phái sinh cũng cho thấy thị trường này là điểm nhấn.
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo: "Nên hạn chế mua vào các cổ phiếu bluechip tăng mạnh trong lúc này, bởi có nhiều cổ phiếu bluechip được định giá không còn hấp dẫn nữa. Tuy vậy, có thể nắm giữ thêm ngắn hạn nhưng mua mới thì không nên. Một số penny và thị trường phái sinh hút được dòng tiền nên được quan tâm. Tuy vậy phái sinh vốn cần có nhiều kỹ năng đầu tư nên nếu nhà đầu tư ít kinh nghiệm có thể duy trì danh mục hiện tại và chuyển dần một phần sang tiền mặt trong tháng 6 để chờ đợi những cơ hội sắp tới".
Nhận định TTCK 1/6: Cơ hội tăng điểm của VN-Index vẫn rõ ràng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng Nhận định thị trường chứng khoán ngày 1/6, các chuyên gia cho rằng VN-Index vẫn có thể tăng tiếp, nhưng cần thận trọng với các quyết định mua mới ở giai đoạn này. Nhận định phiên giao dịch đầu tuần, Công ty chứng khoán Phú Hưng cho rẳng, thị trường có thể vẫn còn cơ hội tăng về kiểm định vùng đỉnh vừa...