Lời giải “2 tàu ăn thịt người” mất tích bí ẩn ở Bắc Cực
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã phần nào lý giải cái chết của 129 thành viên thủy thủ đoàn trên hai con tàu mất tích 170 năm qua ở Bắc Cực.
Hai tàu thám hiểm do Đô đốc Anh John Franklin đã không bao giờ có thể quay về.
Theo Daily Mail, hơn 170 năm trước, Đô đốc Anh John Franklin cùng 129 thủy thủ trên 2 con tàu HMS Erebus và HMS Terror, đi khám phá Bắc Cực và không bao giờ quay trở lại.
Trong cuộc thám hiểm định mệnh đó, các thành viên thủy thủ đoàn bị mắc kẹt vào năm 1846 ở vùng cực thuộc phía bắc Canada ngày nay.
Con tàu tích trữ một lượng lớn lương thực và nước uống nên thủy thủ đoàn vẫn tồn tại được thêm hai năm trên đảo hoang để chờ tình hình khả quan giúp băng tan, giải phóng tàu.
Năm 2014 và 2016, xác 2 con tàu Erebus và Terror mất tích mới được phát hiện dưới đáy biển sau 170 năm. Manh mối còn sót lại là c ảnh tượng thủy thủ đoàn chết với phần miệng “cứng, khô và đen”, theo lời kể của người bản địa Inuit.
Những người bản địa từng nói năm 1853 rằng, đã nhìn thấy hàng chục người da trắng đói rét, ốm yếu đi lại trên băng cho tới khi gục chết vì kiệt sức.
Toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn đều chết thảm nhưng cách mà họ đối mặt với cái chết từ lâu vẫn là điều bí ẩn. Nhiều giả thuyết được đưa ra và phổ biến nhất là khả năng các thủy thủ đoàn đã ăn thịt nhau để tồn tại cho đến ngày cuối cùng.
Nghiên cứu mới được công bố do các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan, Mỹ, phần nào hé lộ thời khắc cuối cùng của những người xấu số trên 2 tàu HMS Erebus và HMS Terror.
Video đang HOT
Giáo sư Russell Taichman, người dẫn đầu nghiên cứu, đã đặc biệt lưu ý đến tình trạng khô miệng và thâm đen của thủy thủ đoàn xấu số. Ông cùng cộng sự Mark MacEachern đã so sánh triệu chứng của các thủy thủ với 1.718 trường hợp bệnh lý ghi nhận.
Ông Taichman hoàn toàn bất ngờ khi nhận ra chứng bệnh Addison, vốn không phải là nguyên nhân gây tử vong, liên tục xuất hiện trong quá trình phân tích.
Bệnh Addison gây ra rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận, khiến người bệnh không kiểm soát được lượng muối trong cơ thể và có thể bị mất nước.
Xác ướp một thủy thủ trong đoàn thám hiểm được các nhà nghiên cứu tìm thấy sau 170 năm.
Họ liên tục bị sút cân dù ăn uống đầy đủ. Đây là hai dấu hiệu mà các thành viên thủy thủ đoàn gặp phải do người bản địa Bắc Cực, Inuit quan sát được. Căn bệnh này khiến làn da sẫm màu hơn, lý giải vì sao người Inuit nhìn thấy xác chết có miệng màu đen.
Nếu chỉ chứng minh là các thủy thủ đoàn mắc bệnh thì chưa thể lý giải được cái chết của họ. Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng của bệnh lao trong phần xương của 3 thủy thủ đã chết và được chôn cất tại một hòn đảo gần đó, trước khi hai tàu thám hiểm gặp nạn.
Ngoài ra, các thủy thủ dường như cũng bị ngộ độc chì ở một mức độ nào đó vì sử dụng vật nhọn nhiễm chì để mở đồ hộp và một lượng chì ngấm vào cơ thể qua nước uống.
“Việc thiếu hụt vitamin và nhiễm chì có thể là nguyên nhân khiến các thủy thủ mắc bệnh Addison. Nhưng chúng tôi vẫn cần phải nghiên cứu thêm để xác định chính xác mối liên hệ”, Giáo sư Taichman nói.
Ông Taichman nhấn mạnh: “Việc phát hiện ra dấu hiệu của bệnh lao và bệnh Addison dẫn đến những hiểu biết sâu sắc hơn về một trong những chuyến thám hiểm Bắc Cực bí ẩn nhất thế giới”.
Giáo sư Taichman là người đặc biệt quan tâm đến vùng Cực. Khi còn nhỏ, cha ông thường kể cho con mình nghe những câu chuyện thám hiểm Bắc Cực.
Ông Taichman đã đến Bắc Cực 16 lần trong những chuyến đi bộ dài ngày, thả neo quan sát tảng băng trôi hay cầu hôn vợ.
Theo Danviet
Bí ẩn sự tồn tại của hòn đảo "ma" trên Đại Tây Dương
Hòn đảo mang tên "Crocker" với chú thích "Phát hiện bởi Peary năm 1906" vẫn nằm trong tấm bản đồ trăm năm tuổi lưu tại Thư viện Địa lý Quốc gia Mỹ.
Đảo Crocker trên bản đồ
Peary chính là nhà thám hiểm Robert Peary rất nổi tiếng hồi cuối TK 19 đầu TK20. Ước mong là người đầu tiên chinh phục Bắc Cực, ngay sau khi giải ngũ vào hè 1905, ông lập tức rời New York lên tàu Roosevelt hướng thẳng tới Đại Tây Dương. Tuy nhiên do gió bão quá mạnh và lương thực không đủ, ông phải quay về khi mới đi được vài trăm hải lý.
Vẫn không nản chí, ông bắt đầu xin tài trợ, trong đó hào phóng nhất là thương gia George Crocker với 50.000 USD, con số khổng lồ thời bấy giờ. Đổi lại, Peary phải tìm một vùng đất mới và lấy Crocker để đặt tên. Sau chuyến đi dài kết thúc năm 1906, Peary viết trong tự truyện rằng ông đã tìm thấy một ngọn núi ngoài khơi phía bắc Canada và đặt tên nó là Crocker đúng như thỏa thuận.
Peary trên thuyền
Cũng trong năm 1906, Peary thành công khi tới được Bắc Cực và được tôn vinh khắp nơi. Ăn mừng chiến thắng không lâu thì Frederick Cook, một người bạn từng tham gia thám hiểm cùng Peary từ năm 1891 phản bác, cho rằng anh ta đã đặt chân lên Bắc Cực trước Peary một năm. Cuộc tranh cãi giành công trạng về phía mình vô cùng ầm ỹ vào thời bấy giờ. Để hạ uy tín Peary, Cook nói rằng đảo Crocker thực chất không hề tồn tại. Đúng như mong muốn, công chúng quay sang nghi ngờ.
Để bảo vệ Peary, nhà thám hiểm MacMillian từ ĐH Illinois và Hội Địa lý Mỹ lên đường tìm sự thật năm 1913 cùng nhiều thiết bị tối tân, bao gồm cả máy phát radio trực tiếp. Phải đổi phương tiện vì con tàu cũ đắm, MacMillian tiếp tục hành trình, nhưng không hề thấy hòn đảo như Peary mô tả.
Khi sắp nản chí, một thủy thủ Hải quân Mỹ báo rằng anh ta nhìn thấy một ngọn núi trắng phía chân trời kèm theo tọa độ, nhưng sau 5 ngày rà soát MacMillian vẫn không thấy gì. Anh nghi ngờ thủy thủ này đã gặp phải hiện tượng "fata morgana" gây ảo ảnh thị giác rằng có núi non phía chân trời, còn hòn đảo đã bị che khuất bởi mây và các hiện tượng thời tiết. MacMillian không muốn tin rằng Peary nói dối hay bị ảo giác .
MacMillian trong bộ đồ lông thú chống rét
Hành trình về Mỹ của đoàn MacMillian không hề thuận lợi. Bị thời tiết khắc nghiệt tra tấn, những con chó họ đem theo chết dần. Họ kẹt lại trong khu vực băng tuyết 3 năm, cố gắng cầm cự cho tới khi được cứu trợ vào năm 1917. Trong thời gian này, họ thu thập thêm hình ảnh và dữ liệu khoa học, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng hòn đảo.
Về nhà, MacMillian chưa từng chất vấn Peary về sự tồn tại của đảo Crocker cũng như động cơ bịa chuyện. Bản thân Peary bào chữa rằng gần Bắc Cực thì tầm nhìn khá hẹp và việc quan sát vô cùng khó khăn khi bốn bề trắng xóa. Ghi chép cá nhân thành viên nhóm Peary cũng không nhắc tới mảnh đất này, nhưng họ lại không muốn lên tiếng chính thức. Hơn 1 thế kỷ trôi qua, tất cả đã thành ngừoi thiên cổ, còn dấu tích về đảo Crocker chỉ còn trong những bản đồ cũ.
Năm 1938, mọi sự nghi ngờ chấm dứt khi phi công Isaac Schlossbach bay qua địa điểm trên bản đồ, và chỉ thấy màu nước biển xanh rì.
Theo Danviet
Thực hư về "những con bạch tuộc sát thủ" của Putin Tờ báo Anh Daily Express đưa tin về phát minh bí mật mới của nước Nga - bạch tuộc-sát thủ chứa nọc độc kích thước rất lớn, có khả năng làm tê liệt người từ khoảng cách vài chục mét. Một người tên là Anton Padalka đã kể cho báo biết về "quái vật" này, khẳng định là đã từng tham gia chuyến...