Lợi dụng kẽ hở, người Trung Quốc sở hữu đất tại Đà Nẵng
Sáng 26/7, Đoàn công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì đã có buổi làm việc với Đà Nẵng về tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm của thành phố.
Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng cho biết, liên quan đến việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, điều 46 Nghị định 118 quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Về vấn đề này, thực tế thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài đã vận dụng kẽ hở tại điểm b, khoản 3, điều 9 nghị định 139/2007/NĐ-CP, nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định số 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam để cùng sở hữu đất tại Đà Nẵng (đặc biệt các nhà đầu tư Trung Quốc).
Ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Đà Nẵng kiến nghị tại buổi làm việc với Đoàn công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì
Do đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội bổ sung Luật đầu tư nội dung: “Đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong trường hợp dự án có sử dụng đất, cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định, lấy ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan theo quy định trước khi thông báo bằng văn bản nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp”.
Liên quan đến chuyển nhượng vốn, dự án và chấm dứt hoạt động của công ty mẹ ở nước ngoài, ông Sơn – cho biết thời gian qua, việc chuyển nhượng dự án FDI từ nước ngoài diễn ra ồ ạt trên phạm vi cả nước nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty mẹ ở nước ngoài, sau đó thành lập công ty con tại TP Đà Nẵng để thực hiện dự án, nhất là các dự án lĩnh vực bất động sản du lịch. Sau đó, chủ đầu tư chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác. Đáng chú ý là việc chuyển nhượng dự án được nhà đầu tư nước ngoài thực hiện ở nước ngoài thông qua việc thay đổi chủ sở hữu công ty mẹ ở nước ngoài mà không làm thay đổi pháp nhân công ty con tại TP Đà Nẵng.
Trong một số trường hợp, công ty mẹ ở nước ngoài chỉ có thời gian hoạt động ngắn, thậm chí là 1 năm (luật nước ngoài cho phép) nhưng tại Việt Nam nhà đầu tư đã đề nghị và được cấp thời gian hoạt động của dự án lên đến 50 năm
“Nếu công ty mẹ tại nước ngoài chấm dứt hoạt động thì đối với dự án đã được thành lập tại Việt Nam sẽ được xử lý như thế nào?”, ông Sơn đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Ông Sơn đề nghị cơ quan Trung ương ban hành văn bản quy định cụ thể nội dung nêu trên.
Theo Dân Trí
Hướng dẫn viên người Hoa nói cố đô Huế thuộc TQ
Một hướng dẫn viên trẻ đang thuyết minh trên xe thì bị người TQ giật mic, bảo "Biển Đông là biển Nam TQ". Một người Hoa khác giới thiệu "cố đô Huế giống kiến trúc TQ vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa".
Trong buổi đối thoại hôm nay với lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng, hàng chục hướng dẫn viên (HDV) tiếng Trung bức xúc cho biết phải chạm mặt hàng ngày với các HDV Trung Quốc hoạt động ngang nhiên ở Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành.
Thủ đoạn chủ yếu của họ là sử dụng các sitting guide (hướng dẫn viên tại chỗ - PV) làm bình phong qua mắt cơ quan chức năng. Đây là các HDV người Việt, được thuê đi cùng đoàn nhưng không được nói gì. Khi gặp thanh tra thì những người này sẽ lo thủ tục.
HDV người Trung Quốc hoạt động chui đang là nỗi &'ám ảnh' của ngành du lịch Đà Nẵng. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp
Các HDV chuyên nghiệp cho biết, 2-3 năm qua nhiều công ty lữ hành ở Đà Nẵng đều nuôi HDV người Trung Quốc trong nhà. Đơn cử như công ty Q.Đ nuôi ít nhất 20 HDV người TQ ăn ngủ tại đơn vị mình, liên tục dẫn đoàn đi khắp nơi, trong đó có cả Phố cổ Hội An.
"Buổi tối nào ở sân bay chúng tôi cũng chạm mặt HDV người TQ. Điều nguy hiểm là họ không chỉ sang đây cướp việc của chúng ta, mà còn mạo danh là người Việt để đón đoàn TQ. Khi trên xe hay đến các địa điểm, danh thắng, họ xuyên tạc hoặc bịa đặt", một HDV lâu năm cho biết.
Một HDV trẻ tuổi cho hay đã phải bỏ việc làm HDV do bị ép làm sitting guide cho đoàn TQ.
"Họ rất lộng hành, từ Đà Nẵng đến Hội An hay cố đô Huế. Họ thường xuyên tạc về lịch sử, văn hóa. Bạn em là HDV dẫn khách đến Đại nội Huế thì nghe một người TQ dẫn đoàn bên cạnh bảo Đại nội có kiến trúc giống TQ bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc.
Một bạn khác của em là HDV nữ đang thuyết minh trên xe thì bị HDV Trung Quốc cướp mic, xuyên tạc Biển Đông là biển Nam Trung Quốc", HDV này phát biểu trước sự có mặt của PGĐ Sở Du lịch Đà Nẵng Trần Chí Cường.
Một nữ HDV có 16 năm kinh nghiệm cho biết, cách đây 5 ngày ra sân bay đón khách từ Ma Cao có 5 đoàn thì chỉ mỗi chị là HDV người Việt. "Đoàn em chỉ 15 người, các đoàn khác do người TQ dẫn hơn 30 người. Hôm sau em dẫn khách vào Hội An có 4 đoàn thì 3 đoàn còn lại là HDV người Hoa. Họ đi cùng với các sitting guide", chị cho biết.
Sitting guide bán rẻ lòng tự tôn dân tộc
Các HDV tiếng Trung chuyên nghiệp đều bức xúc trước thực trạng nhiều người Việt chấp nhận làm sitting guide, tiếp tay cho người TQ hoạt động du lịch chui.
Mỗi sitting guide được thuê với giá khoảng 300 tệ/ngày. &'Nếu những người tâm huyết như chúng tôi không lên tiếng thì chỉ vài ba năm nữa, tất cả thị trường khách TQ đều rơi vào tay HDV người TQ. Khi đó thì ngay cả sitting guide họ cũng chẳng cần nữa.
Tôi muốn nói rằng ngoài cơm áo gạo tiền, HDV còn phải có lòng tự tôn dân tộc và đạo đức nghề. Chúng tôi rất bức xúc vì các sitting guide tiếp tay cho người TQ", một nữ HDV cho biết.
Các HDV tiếng Trung cho biết, ngày ngày đều chạm mặt người Trung Quốc làm HDV chui ở ngay sân bay Đà Nẵng. Ảnh: HDV tiếng Trung cung cấp
Anh H.M.H, một HDV tự do cho rằng sitting guide gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng chỉ là phần ngọn. Cơ quan chức năng cần phải xử lý dứt điểm phần gốc, đó là các công ty lữ hành Trung Quốc hoạt động chui, có sự chống lưng của người Việt.
"Hàng loạt công ty lữ hành chui như Q.Đ, T.L... tồn tại bao nhiêu năm sờ sờ ra đó sao cơ quan chức năng không biết để xử lý. Tôi đảm bảo 100% các công ty này đều trốn thuế, Đà Nẵng không có 1 xu ngân sách từ họ. Tôi đề nghị các sở ngành phải phối hợp và quyết liệt xử lý tận gốc rễ", anh H. đề xuất.
PGĐ Sở Trần Chí Cường cho rằng sẽ có hình phạt thật nặng các trường hợp vi phạm, căn cứ vào nhiều quy định khác chứ không chỉ riêng nghị định 158.
"Hoạt động du lịch tại Đà Nẵng nói riêng cũng như các hoạt động kinh doanh khác phải đúng pháp luật. Chúng tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho những người làm đúng pháp luật, trái lại sẽ bị xử lý nghiêm.
Bí thư Thành ủy cũng đã nói Đà Nẵng sẽ là mảnh đất đáng sống của những người tử tế và không có đất sống cho những người vi phạm pháp luật", ông Cường nhấn mạnh.
Theo đó, Sở sẽ buộc các hãng lữ hành ký cam kết. Với các HDV, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng, thậm chí tước thẻ.
Đà Nẵng xin thí điểm lập Cảnh sát du lịch
Hôm qua, trong buổi làm việc với Ban Kinh tế TƯ, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị được thí điểm lập Cảnh sát du lịch.
Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng này sẽ là giải quyết triệt để việc buôn bán hàng rong, quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Mỗi năm Đà Nẵng này đón 4-5 triệu du khách, đông gấp 4 lần dân số.
Lượng khách TQ trong vài năm qua tăng rất mạnh. Năm 2015, có hơn 300 ngàn khách TQ đến Đà Nẵng, chiếm 24,01% lượng khách quốc tế.
Theo Cao Thái
Vietnamnet
Xử 'rát' người Trung Quốc làm du lịch chui Các cơ quan vào cuộc xử lý sai phạm của công ty gia đình nguyên giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 30-6, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, cho biết Thường trực Tỉnh ủy đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan...