Lời đồn giết người cúng ma có thật của người Dao?
Có rất nhiều lời đồn khủng khiếp về người Dao Sơn Đầu (Dao Quần Chẹt) ở bản Thành Công (Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc). Người dân quanh vùng tin rằng, những người Dao ở bản này có tập tục bỏ độc giết người từ xa xưa để lấy may.
Họ thờ con ma kỳ dị trong nhà. Họ phải tìm cách giết người, tước đoạt linh hồn của người khác để cúng con ma. Nếu mỗi năm không giết được ít nhất một người, thì gia đình họ sẽ bị con ma làm hại.
Những lời đồn kinh hoàng này khiến người dân trong vùng không dám bén mảng đến chân núi Chín Ngọn, nơi người Dao cư ngụ.
Để làm rõ sự thực lời đồn khủng khiếp này, PV VTC News đã thâm nhập vào bản Thành Công để thu thập thông tin, nhằm minh oan cho người Dao ở bản Thành Công.
“Vào đó mất mạng đấy anh ạ”
Xã Lãng Công nằm ở cuối tỉnh Vĩnh Phúc, bên con sông Lô. Bản Thành Công của người Dao nằm ở lưng chừng núi Chín Ngọn, giáp với huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Tôi đang loay hoay ở chân núi, chờ mãi không thấy người qua lại, để hỏi đường vào nhà anh Đỗ Quốc Đoàn, thì gặp hai cô nữ sinh cấp 3 đi học về. Lý do tôi muốn hỏi nhà anh Đoàn, vì từ lúc ở trung tâm xã, đã nghe người dân đồn đại ầm ĩ về anh Đoàn và những người thân trong gia đình, bị đầu độc đến dở sống dở chết.
Hai cô nữ sinh bảo: “Ông Đoàn bị đầu độc chết rồi anh ơi! Em khuyên anh chân thành là không nên vào trong bản đó. Họ bỏ thuốc rước để giết người đấy anh ạ. Bọn em đi học về, lẽ ra đi xuyên qua bản Thành Công về nhà thì gần hơn, nhưng không dám đi đâu, toàn phải đi vòng đường này thôi. Vào đó mất mạng đấy anh ạ”.
Thầy mo Dương Văn Tài, trưởng bản Thành Công khẳng định tục giết người của người Dao là tin đồn nhảm.
Ông Dương Văn Tài là trưởng bản Thành Công. Ông là thầy mo, có vốn hiểu biết văn hóa sâu sắc.
Hỏi về tục đầu độc giết người của người Dao trong bản, ông Tài gạt phắt. Ông lấy danh dự của người hiểu biết nhất về người Dao để khẳng định rằng, người Dao không bao giờ có tập tục quái dị, ác độc như thế. Toàn bộ câu chuyện ầm ĩ này chỉ là đồn nhảm cho một số kẻ xấu, lại thiếu hiểu biết tung ra.
Qua lời kể của những người ngoài xã, tôi thấy có hai luồng ý kiến. Một ý kiến cho rằng, tục đầu độc giết người mới có từ 40 năm trước và một ý kiến cho rằng tập tục này đã có từ xa xưa.
Theo đó, trong một năm, mỗi gia đình người Dao Sơn Đầu phải tìm ít nhất một kẻ thù để đầu độc kẻ thù đó. Không đầu độc được kẻ thù, thì phải giết bất kỳ ai.
Nếu trong một năm mà gia đình đó không đầu độc được ai thì chính gia đình, dòng họ của người này sẽ gặp bất hạnh, như mùa màng thất bát, trâu bò chết, gà lợn chết, mắc nhiều bệnh tật kỳ lạ, thậm chí là chết chóc, mất nòi giống.
Một góc bản Thành Công nhìn từ trên sườn núi xuống.
Nếu đầu độc được nhiều người thì kinh tế gia đình sẽ ngày một khấm khá và gặp nhiều may mắn. Thậm chí, theo lời đồn, những người Dao Sơn Đầu càng giết được người có địa vị, tiền tài, thì gia đình họ càng thịnh vượng.
Tôi đã từng đến một số vùng đồng bào và cũng từng nghe nhiều lời đồn đại về tục bỏ độc, thuốc rước, nhưng tất cả chỉ là đồn đại, thêu dệt, truyền miệng, là những ký ức xa xưa, không ầm ĩ lắm. Nhưng, ở bản Thành Công này, câu chuyện đầu độc giết người lại là vấn đề hết sức nóng bỏng.
Những lời đồn thiếu căn cứ lại có sức mạnh khiến cư dân một vùng rộng lớn thuộc huyện Sông Lô sợ người Mán Sơn Đầu như sợ ma-cà-rồng, như sợ những con quỷ giết người. Chính vì thế, người dân quanh vùng cách ly hoàn toàn, không gặp gỡ, không quan hệ, không buôn bán với những người trong bản.
Thầy thuốc chết thảm
Đại gia đình anh Vũ Quốc Đoàn ở trên một mỏm đồi dưới chân núi Chín Ngọn, sát với khu quần cư của người Dao. Tiếp tôi là ông Đỗ Văn Tiện, bố đẻ anh Đoàn. Quê gốc ông ở xã Đôn Nhân, cách Lãng Công chừng 20km. Ông lấy vợ, rồi di cư lên vùng này từ gần 60 năm trước.
Tôi hỏi: “Ông nghi ngờ ai bỏ độc những người trong gia đình mình?”. Ông Tiện bảo: “Không phải nghi ngờ, mà hoàn toàn là sự thực. Hai đứa con tôi bị đầu độc, đứa đã chết, đứa vẫn sống dặt dẹo đến bây giờ. Chỉ có điều, tôi không có chứng cứ để buộc tội, nên đành phải chịu”.
Ông Tiện khẳng định hai người con trai của ông bị đầu độc.
Ông Tiện cũng nói tên người đã đầu độc hai người con trai của ông, cùng hàng loạt chó, gà, lợn, trâu, khiến kinh tế đại gia đình nhà ông kiệt quệ. Tuy nhiên, ông đề nghị không đưa tên người đó lên báo, vì ông không có căn cứ nào khẳng định, lại sợ bị trả thù!
Ông bảo: “Họ giết người chỉ bằng hạt bụi thì lấy đâu ra chứng cứ hả cháu. Nhà ông và nhà họ không có thù oán gì nhau, mà họ còn bỏ độc giết hại, vậy giờ mà tố cáo họ, họ để bụng, thì chết cả nhà là cái chắc”.
Tôi đang trò chuyện với ông Tiện, thì chị Hằng, con gái ông đi làm về. Nhắc đến chuyện bỏ độc, chị vừa lộ vẻ sợ hãi, vừa bức xúc. Anh Đoàn là anh trai, ở ngay trên chị Hằng. Bản thân anh Đoàn là lang y có tiếng tăm trong vùng.
Theo lời chị Hằng, vào dịp cuối năm 2005, trên đường đi lấy thuốc về, anh Đoàn ghé nhà người hàng xóm, ở quả đồi bên cạnh. Không ai trong vùng dám đến gia đình này, vì họ tin rằng, tất cả những người trong gia đình này đều biết bỏ thuốc giết người, nhưng anh Đoàn không sợ, vì anh chơi rất thân với gia đình họ.
Người nơi khác không dám vào vùng đất người Dao quần cư.
Khi đó, trong nhà có 2 vị khách là những người buôn thuốc ở dưới xuôi lên. Chủ nhà rót nước mời khách. Anh Đoàn rít xong điếu thuốc lào thì uống chén nước mà chủ nhà rót ra mời khách.
Nửa tháng sau, anh có triệu chứng bị trúng độc. Ban đầu, ruột gan nóng bỏng, ho quặn ruột, rồi nôn ra máu. Thậm chí, máu còn chảy ròng ròng ra đường mũi. Nửa bàn tay và nửa bàn chân chuyển sang màu thâm sì.
Tin rằng anh Đoàn trúng “thuốc rước” của người Dao, chị Hằng và vợ anh Đoàn đã lặn lội lên tận bản Vàng Nông (Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên) của người Nhắng để lấy thuốc giải độc. Ở bản này, có một số gia đình có bài thuốc giải độc bí truyền, nhưng mọi người tin tưởng nhất bài thuốc của bà lang Bình.
Theo chị Hằng, cả làng Thành Công đều lấy thuốc ở bản Vàng Nông mỗi khi bị trúng độc. Sau vụ anh Đoàn nghi trúng độc, thì nhà nào cũng mua thuốc này về dự trữ trong nhà, để có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi nghi ngờ bị bỏ độc.
Chị Hằng và thuốc giải độc tích trữ trong nhà.
Nói rồi, chị Hằng mở tủ, lấy ra một gói thuốc nhỏ xíu, được chừng vốc tay và một chai thủy tinh có dòng chữ: Thuốc ngâm rượu giải độc.
Uống 10 thang thuốc, anh Đoàn thấy người nhẹ nhõm hẳn. Màu thâm tím ở nửa bàn tay và nửa bàn chân dần biến mất.
Thế nhưng, vào đầu tháng 12/2007, anh Đoàn phát bệnh nặng khi xơi món thịt trâu. Hôm đó, sau lễ hội chọi trâu Hải Lựu, anh và những người đồng ngũ đã mua mấy kg thịt trâu chọi để chế biến món nhậu.
Dù biết rằng, theo kinh nghiệm truyền miệng, những người trúng độc như anh không được ăn thịt trâu, thịt chó, các món chua, cay, nhưng bạn bè mời quá, nên anh cũng gắp đại mấy miếng. Ăn xong, anh lại phát bệnh như trúng độc, ho ra máu.
Mọi người cấp tốc đưa đi cấp cứu. Bác sĩ chiếu chụp và kết luận anh Đoàn đã bị ung thư gan. Kết quả chiếu chụp cho thấy gan anh bị phù, nổi mụn, u cục. Anh Đoàn chết trong đau đớn vào ngày 12/12/2007.
Sự việc anh Đoàn chết vì ung thư gan đã rõ, nhưng người nhà và người dân trong vùng lại cứ tin rằng anh bị bỏ độc. Họ đồn rằng, do anh bị trúng độc, chất độc phát tác, phá hủy nội tạng, phá hủy gan, nên anh mới bị ung thư gan!
Theo VTC News
Lời nguyền bí ẩn từ các viên đá quý
Bất hạnh, tai họa, chết chóc,.... là những lời nguyền được tương truyền có gốc tích từ các viên đá quý tuyệt đẹp.
Kim cương Hope, gắn với lời nguyền của nợ nần, được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ XVII. Nó từng được vua Pháp Louis XIV dùng, rồi đến vua George IV của Anh nhưng vào năm 1830 đã được bán để thanh toán các khoản nợ không lồ của nhà vua. Cũng như thế, Joseph Frankels ở New York mua Hope rồi cũng phải bán để trả nợ. Một nữ doanh nhân người Mỹ đã mua lại nhưng gặp rất nhiều bất hạnh, chồng và con trai đều chết, con gái nghiện ma túy, doanh nghiệp phá sản và cũng phải bán Hope để trả nợ. Cuối cùng viên kim cương được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Kim cương Hope
Viên kim cương Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là "Núi của ánh sáng". Trong lịch sử, viên đá quý này qua tay nhiều người theo Ấn Độ giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và các nhà lãnh đạo Sikh. Tất cả đều phải chiến đấu đẫm máu để có được Koh-i-Noor. Dân gian tương truyền, ai có viên kim cương này sẽ có được cả thế giới nhưng sẽ phải gánh chịu tất cả bất hạnh. Chỉ có Thiên Chúa và phụ nữ dùng nó mà không bị trừng phạt. Về sau nó được các nữ hoàng Anh sử dụng.
Đá Sapphire Delhi tím bị đánh cắp bởi một lính Anh từ ngôi đền Indra thờ thần Hindu tại Ấn Độ vào năm 1857. Ai dùng nó cũng sẽ gặp phải lời nguyền tai vạ. Một đại tá người Anh đã gặp tai họa tài chính và sức khỏe khi dùng Delhi, rồi nhà khoa học Edward Heron-Allen đã phải cánh báo Delhi "đáng tớm và nhuốm máu, làm ô danh bất kỳ ai có nó". Sau khi nhà khoa học này mất, con gái ông đã gửi tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Ngọc La Peregrina, gắn với lời nguyền Tình Yêu, là một trong những viên ngọc trai lớn nhất trên thế giới. Theo tiếng Tây Ban Nha, tên viên ngọc có nghĩa "hành hương" hoặc "lang thang". Đúng vậy, nó được vua Philip II Tây Ban Nha tặng nữ hoàng Mary I Anh trước khi kết hôn nhưng rồi nữ hoàng đã bị bỏ rơi và chết vào năm 1558. Năm 1969, Elizabeth Taylor được chồng tặng viên ngọc này nhân ngày Valentine. Họ đã kết hôn và ly dị hai lần liền. Còn Taylor từ khi có viên ngọc đã kết hôn tới 8 lần.
Kim cương Black Orlov
Kim cương Black Orlov - mắt thần Brahma, được tìm thấy ở Ấn Độ vào đầu những năm 1800. Theo truyền thuyết viên kim cương bị đánh cắp từ mắt tượng Brahma-vị thần Hin du tại một ngôi đền ở miền Nam Ấn Độ. Sau đó công chúa Nga Nadezhda Orlov đã mua. Tin đồn công chúa và cùng hai người khác dùng Black Orlov đều nhảy lầu tự sát.
Kim cương Xanh
Kim cương Xanh da trời được xem là đá quý hết sức bí ẩn, không biết có tồn tại thực hay không. Nhưng nó đã gắn liền với những câu chuyện huyền bí. Tương truyền năm 1989, một người Thái Lan gác cổng cho cung điện hoàng gia Ai Cập đã đánh cắp viên kim cương này và bán về Thái Lan. Sau đó nhiều nhà ngoại giao Ai Cập đã bị giết chết, khiến cho giới chức nước này phải bay tới Thái Lan để điều tra vụ việc và gọi nó là vụ Kim Cương Xanh.
Theo BĐVN
Những tập tục đánh dấu tuổi trưởng thành ghê rợn nhất (P.3) Những ai phải trải qua tập tục như thế này đều cảm thấy rất đau đớn... 11. Nghi lễ cắt bao quy đầu ở nam Đây là một nghi lễ để các cậu bé có thể trở thành một người đàn ông thực thụ của người dân Xhosa ở Nam Phi. Các cậu bé được cho ăn trước khi được đưa đến vùng...