Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu “ngụy” khoa học Trung Quốc

“Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN”.

Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị “Thông báo Khảo cổ học lần thứ 49″ do Viện tổ chức, ngày 25/9.

Nhiều hiện vật khẳng định người Việt sống trên Trường Sa

Theo TTXVN, cụ thể, trong đợt khai quật này, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại các đảo: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca.

Tại đảo Trường Sa Lớn, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII-XIX.

Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.

“Kết quả thu được từ đợt khảo sát đã tiếp nối, bổ sung và củng cố thêm kết luật các đợt khảo sát trước được tổ chức trong các năm 1993, 1994, 1999. Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường Sa”, TS Bùi Văn Liêm khẳng định.

Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu ngụy khoa học Trung Quốc - Hình 1

Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng 6

Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, những tư liệu này góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Trước đó, ngay từ khi chương trình khảo cổ học Trường Sa được triển khai, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại các đảo, các vùng ven biển thuộc Nha Trang, Khánh Hòa. Nhiều phát hiện lớn trong những lần khai quật trước và trong chương trình trên đã đưa đến kết luận, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có người Việt Nam cư trú liên tục cho đến hiện nay.

Đáng chú ý cuộc khai quật trên đảo Bình Ba, phát hiện một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m trong hố thám sát. Chủ nhân là một người chưa trưởng thành, đầu quay về hướng Đông Nam. Trong mộ, chôn theo một số đồ tùy táng bằng đất nung, chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài cũng thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.

Đặc biệt, trong đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, khai quật trên tổng diện tích 171m2, các nhà khoa học đã tìm thấy 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ rất gần gũi với hiện vật ở các di chỉ Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) và Hợp Lễ (Hải Dương). Những cổ vật này được xác định là vật dụng hàng ngày của cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.

Video đang HOT

Là người tham gia xây dựng kế hoạch cho trương trình điều tra, thám sát khảo cổ Trường Sa, PGS.TS Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đã từng bày tỏ: “Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, văn hóa Sa Huỳnh đã lan tỏa đến Philippines, nên việc gốm Sa Huỳnh có mặt ở Trường Sa là điều hợp lý. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận một cách chân thực, cần có những nghiên cứu sâu hơn”.

Bên cạnh đó, PGS.TS này cũng cho rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các mảnh gốm, sứ thu được ở quần đảo Trường Sa có những mảnh gốm thuộc về thời Đinh – Tiền Lê. Như vậy, ít nhất, người Việt đã có mặt ở quần đảo Trường Sa từ thế kỷ X.

TQ mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông

Những kết quả khảo cổ nói trên chắc chắn sẽ được coi là bằng chứng xác thực, uy tín để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, đặc biệt khi Trung Quốc cũng đang tích cực dùng cái gọi là khoa học để chứng minh chủ quyền phi pháp của mình.

Cụ thể, ngày 4/12/2013, Trung Quốc lại tiếp tục có tuyên bố ngang ngược, khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố cho yêu sách “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra ở vùng biển này.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên của nước này ngăn chặn các hoạt động khảo cổ tại khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền ở biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đổ tiền cho một chương trình khảo cổ dưới biển.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho chuyến khảo sát đại dương lớn đầu tiên tại các vùng biển bao gồm cả vùng đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.

“Chúng tôi muốn tìm ra thêm bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã từng đến đó và sống ở đó. Những bằng chứng lịch sử này sẽ giúp chứng minh việc Trung Quốc là chủ sở hữu biển Đông”, tờ báo Mỹ dẫn lời ông Liu Shuguang, Giám đốc Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước của Trung Quốc, ngang ngược tuyên bố.

Không dừng lại ở đó, đầu tháng 7/2014, Trung Quốc tiến hành lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia và bổ sung hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khái niệm “con đường tơ lụa trên biển”.

Dù không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào, giới chức Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói “con đường” này xuất hiện từ thời Tần – Hán (221 TCN -220 SCN), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.

Trươc thông tin này, ông Phạm Nguyên Long, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đề cử công nhận di sản “con đường tơ lụa trên biển” là lý thuyết nhảm nhí, không chấp nhận được và thiếu cơ sở.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng đồng tình, với hồ sơ trình của Trung Quốc, theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nếu “Con đường tơ lụa trên biển” này được công nhận thì phải thuộc về Trung Quốc. Lý do họ là nước đệ trình lên và theo luận giải của họ thì mặc nhiên là quyền thuộc về nước đệ trình.

Song GS Ngọc cũng lưu ý, nếu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới này đã thuộc về Trung Quốc thì ít nhiều Trung Quốc sẽ tạo được niềm tin họ mới là chủ nhân đích thực và lâu đời của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Đất Việt

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển"?

"Con đường tơ lụa trên biển" không chỉ là mối đe dọa về an ninh và chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng, nhất là các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông mà còn là mối đe dọa đối với tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên biển

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến con đường tơ lụa trên biển? - Hình 1

Hai "con đường tơ lụa" trên biển (đường màu xanh) và trên đất liền (đường màu đỏ) trong ý tưởng của Trung Quốc

Việc khôi phục lại "con đường tơ lụa trên biển" thời cổ đại vừa là tham vọng của những người lãnh đạo ở Bắc Kinh, vừa là biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Đại Hán của Trung Quốc nên nó ẩn chứa rất nhiều điểm bất lợi cho các nước láng giềng xung quanh của Trung Quốc. Thực chất ý đồ của Trung Quốc trong ý tưởng xây dựng "con đường tơ lụa mới" trên biển là:

Một là, tạo ra một trật tự mới trên biển mà các nước, trước hết là các nước láng giềng ven biển đi theo một quỹ đạo do Trung Quốc điều hành và chi phối. Sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" nằm trong kế hoạch tổng thể "chuỗi ngọc trai" nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc biển và xa hơn là để cạnh tranh vị trí siêu cường của Mỹ.

Hai là, "con đường tơ lụa trên biển" là công cụ ngoại giao để chứng minh sự trỗi dậy hòa bình và thực thi chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Qua việc sử dụng "con đường tơ lụa trên biển", Trung Quốc cố gắng tạo ra một hình ảnh mềm mại, thân thiện và hòa hữu cho sự trỗi dậy và mở rộng ảnh hưởng của mình.

Ba là, "con đường tơ lụa trên biển" tạo cơ hội cho Trung Quốc thúc đẩy chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" để khai thác các tài nguyên trên biển ở những khu vực mà "con đường tơ lụa trên biển" đi qua, nhất là nguồn năng lượng dầu, khí đáp ứng nhu cầu "khát" năng lượng của Trung Quốc.

Bốn là, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" là để thực hiện mưu đồ về lãnh thổ và yêu sách biển đảo của Trung Quốc. Thực hiện thành công sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" sẽ tạo ra "danh chính, ngôn thuận" và điều kiện thuận lợi cho việc hiện diện ra các vùng biển của Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường ảnh hưởng về quân sự trên biển.

Điều này sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thông qua "con đường tơ lụa trên biển" Trung Quốc sẽ biến những khu vực biển không tranh chấp thành khu vực tranh chấp để thực hiện yêu sách về chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển.

Đặc biệt, đối với Biển Đông, Trung Quốc đã từng đưa ra lập luận rằng trước đây, trong quá trình thực hiện "con đường tơ lụa" trong thời kỳ cổ đại con tàu của Trịnh Hòa đã "xác lập và thực thi chủ quyền" đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam) để biện minh cho yêu sách về chủ quyền của họ. Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng "con đường tơ lụa trên biển" mới để biện minh cho các hành động hung hăng ở Biển Đông làm cho tình hình Biển Đông nóng hơn và căng thẳng hơn.

Năm là, Trung Quốc sẽ sử dụng sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" để thực hiện chính sách chia để trị đối với các nước láng giềng. Có thể xuất hiện khả năng một số nước sẽ bị cuốn hút vào các lợi ích kinh tế trước mắt, sẵn sàng bỏ qua những vấn đề nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế để ủng hộ cho sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc mà làm tổn hại đến lợi ích của các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mặt khác, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng sức ép và các hành động gây hấn với những nước không ủng hộ cho sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển".

Sáu là, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc được đưa ra còn nhằm mục tiêu đẩy Mỹ và các nước phương Tây ra khỏi khu vực. Sáng kiến này là nhằm đối trọng lại với chính sách "tái cân bằng chiến lược ở Châu Á - Thái Bình Dương" của Mỹ. Về mặt kinh tế, "con đường tơ lụa trên biển" là để chống lại Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ. Do vậy, có thể thấy "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc sẽ làm cho cuộc cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng ở khu vực giữa các nước lớn nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.

Một khi "con đường tơ lụa trên biển" được hình thành Trung Quốc sẽ tự đặt ra những luật lệ mới để ép buộc các nước khác phải tuân thủ; Trung Quốc sẽ hành động đơn phương bỏ qua luật pháp quốc tế. Tình hình thực tế ở Biển Đông thời gian qua đã chứng minh điều này. Nhìn từ góc độ này thì "con đường tơ lụa trên biển" không chỉ là mối đe dọa về an ninh và chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng, nhất là các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông mà còn là mối đe dọa đối với tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên biển.

Mặc dù, Trung Quốc đang ráo riết thúc đẩy cho "con đường tơ lụa trên biển", nhưng đến nay các nước phản ứng một cách hờ hững đối với sáng kiến. Nguyên nhân là do những hành động cứng rắn hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông đang tạo ra mối lo ngại của các nước đối với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc bành trướng Đại Hán của những người cầm quyền ở Bắc Kinh. Những hành động gây hấn của Trung Quốc đã làm xói mòn hình ảnh của Trung Quốc, không còn ai tin vào cái gọi là "sự phát triển hòa bình" hay "chính sách hữu hảo với các nước láng giềng" của Trung Quốc.

Tình trạng mất lòng tin đã làm cho các nước phản ứng dè dặt trước sáng kiến này của Trung Quốc, thậm chí là cảnh giác bởi các nước đều nhận thấy đằng sau "con đường tơ lụa trên biển" là những mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc. Chúng ta thấy rõ điều này qua phản ứng của các nước ASEAN đối với sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Trung Quốc đã chính thức đưa ra tài liệu khái niệm về việc xây dựng "con đường tơ lụa trên biển tại cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc, nhưng chưa được các nước ASEAN hưởng ứng. Mỹ tỏ rõ thái độ ngăn chặn Trung Quốc phát huy vai trỏ ảnh hưởng qua sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" thách thức vai trò của Mỹ ở khu vực.

Trung Quốc mưu đồ gì qua sáng kiến con đường tơ lụa trên biển? - Hình 2

Báo China Daily phác họa lại cuộc hành trình của Đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh, qua 7 chuyến viễn du hải dương

Đối với Việt Nam, sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" là thách thức đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam vì con tàu của Trịnh Hòa thời cổ đại là một lập luận liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Xét một cách khách quan thì một số khía cạnh kinh tế trong "con đường tơ lụa trên biển" nếu được triển khai theo đúng tôn chỉ hợp tác kinh tế bình đẳng cùng có lợi thì sẽ mang lại những lợi ích chung cho các nước trong khu vực. Nhưng bản chất của những người cầm quyền ở Bắc Kinh là nói một đằng làm một nẻo và ý đồ thâm độc của họ là thông qua các hoạt động kinh tế để "trói buộc" các nước liên quan đi theo quỹ đạo do Bắc Kinh vạch ra.

Do vậy, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với sáng kiến này. Trong bối cảnh hội nhập toàn diện, Việt Nam có thể lựa chọn một số lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" để tham gia hợp tác. Kiên quyết không chấp nhận cả gói về sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông khác trong ASEAN vạch rõ mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc trong "con đường tơ lụa trên biển" vận động các nước ASEAN khác không ủng hộ cho sáng kiến này của Trung Quốc mà chỉ có thể trao đổi vấn đề hợp tác đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Việt Nam cũng cần vận dụng triệt để nguyên tắc "đồng thuận trong ASEAN" để bác bỏ sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc. Mặt khác, cần tranh thủ lôi kéo các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, các nước Châu Âu... thông qua các chương trình, sáng kiến hợp tác ở khu vực để đối trọng lại với "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc.

Theo Biển Đông

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật BảnTượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản
13:47:44 12/05/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ QatarÔng Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar
21:33:49 12/05/2025
Mỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhauMỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhau
20:03:34 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
12:21:50 12/05/2025
Lý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngàyLý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngày
19:14:19 12/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025

Tin đang nóng

Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"
06:31:08 14/05/2025
Mẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ứcMẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ức
07:23:27 14/05/2025
Huỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh conHuỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh con
07:21:02 14/05/2025
9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa
06:14:13 14/05/2025
Bác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớtBác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớt
07:23:16 14/05/2025
Hương Tràm đắt show, nhan sắc thăng hạng, bất chấp bị 1 nữ CEO réo tên ngày đêmHương Tràm đắt show, nhan sắc thăng hạng, bất chấp bị 1 nữ CEO réo tên ngày đêm
07:04:50 14/05/2025
Sao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gáiSao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gái
06:25:52 14/05/2025
Sa vào con đường ma túy, đôi tình nhân "cưa" nhau 34 năm tùSa vào con đường ma túy, đôi tình nhân "cưa" nhau 34 năm tù
07:33:34 14/05/2025

Tin mới nhất

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

08:30:52 14/05/2025
Điện Kremlin hôm 13.5 bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng Nga có trách nhiệm trong vụ chuyến bay MH17 của Hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên không phận Ukraine năm 2014.
Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

08:27:15 14/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13.5 thông báo sẽ dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria, nói rằng đây là thời điểm để quốc gia Trung Đông này bước về phía trước .
Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

08:24:10 14/05/2025
Diễn biến cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan vừa qua khiến cho Đài Loan đối mặt áp lực quân sự lớn hơn trước sức mạnh của vũ khí Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

08:15:28 14/05/2025
Trung Quốc đang hướng đến đẩy mạnh các loại robot hình người tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể làm thay các hoạt động của con người.
Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

08:12:43 14/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ ông có thể sẽ điện đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

08:09:05 14/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump định nhận máy bay Boeing 747 do Qatar tặng để làm chuyên cơ đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên chính trường Mỹ.
Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

08:01:11 14/05/2025
Với những khó khăn hiện tại, các nhà phân tích dự đoán sẽ phải mất vài năm nữa trước khi Đức có thể xây dựng năng lực quân sự đủ mạnh để không chỉ tự bảo vệ mình mà còn đóng vai trò dẫn dắt an ninh châu Âu một cách hiệu quả.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

07:44:34 14/05/2025
Trung Quốc cũng đã quyết định áp dụng chính sách miễn thị thực cho 5 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe và sẽ mở rộng chính sách này sang nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

07:21:14 14/05/2025
Bất chấp bị Tòa án Hình sự quốc tế giam tại Hà Lan, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua tranh chức Thị trưởng TP.Davao (Philippines), theo kết quả sơ bộ ngày 13.5.
Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

07:17:47 14/05/2025
Hãng Reuters tối 13.5 dẫn lời Nhà Trắng cho hay Mỹ và Ả Rập Xê Út vừa ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá gần 142 tỉ USD, theo đó Riyadh mua các thiết bị và dịch vụ hiện đại từ các công ty Mỹ.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

07:08:41 14/05/2025
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Vương Nghi Lâm lãnh án 13 năm tù giam về hành vi nhận hối lộ tài sản có giá trị lớn liên quan việc đấu thầu các dự án.
Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

07:07:02 14/05/2025
Trong số những người thiệt mạng có 9 thường dân, trong khi cơ quan chức năng cho rằng có thể do nhiều người tập trung tìm vỏ đạn dược còn sót lại sau khi quân đội xử lý đạn dược hết hạn.

Có thể bạn quan tâm

iPhone 18 Pro Max sẽ sở hữu công nghệ hoàn toàn mới

iPhone 18 Pro Max sẽ sở hữu công nghệ hoàn toàn mới

Đồ 2-tek

09:34:51 14/05/2025
Với tính năng thay đổi khẩu độ camera, người dùng iPhone có thể dễ dàng kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính và đến cảm biến. Điều này giúp cho thiết bị chụp ảnh tốt hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng phức tạp.
Đến Ayutthaya chiêm bái những tượng Phật không nguyên vẹn

Đến Ayutthaya chiêm bái những tượng Phật không nguyên vẹn

Du lịch

09:34:40 14/05/2025
Cách Bangkok khoảng 80km, cố đô Ayutthaya từng là trung tâm quyền lực của Thái Lan, hiện chỉ còn lại những tòa tháp nghiêng ngả, nền gạch cổ và hàng trăm tượng Phật không đầu rải rác khắp công viên lịch sử.
Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số:Tăng cạnh tranh, nâng hiệu quả

Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số:Tăng cạnh tranh, nâng hiệu quả

Thế giới số

09:27:52 14/05/2025
Không nằm ngoài cuộc, các ngân hàng thương mại tư nhân cũng đẩy mạnh triển khai các ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất, tăng tính cạnh tranh.
Chồng H'Hen Niê phù mặt như 'cá la hán', clip hiện trạng khiến dân tình ngơ ngác

Chồng H'Hen Niê phù mặt như 'cá la hán', clip hiện trạng khiến dân tình ngơ ngác

Sao việt

09:26:46 14/05/2025
Mới đây, Hoa hậu H Hen Niê thu hút sự chú ý khi đăng tải một đoạn clip đời thường ghi lại khoảnh khắc dùng bữa tại nhà cùng chồng. Tuy nhiên, điều khiến cộng đồng mạng quan tâm hơn cả lại là diện mạo khác lạ của ông xã nàng hậu.
6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

Sức khỏe

09:23:56 14/05/2025
Chuyên gia dinh dưỡng Carol Johnston (Đại học Bang Arizona, Mỹ) khuyên bạn nên ăn trái cây tươi vì vitamin C sẽ bị phá hủy trong quá trình chế biến hoặc tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng, oxy.
Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood

Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood

Sao thể thao

09:23:47 14/05/2025
Drama nhà Beckham - Peltz vẫn chưa hạ nhiệt! Dù từng là tâm điểm của một cuộc chiến căng thẳng giữa hai gia đình đình đám, Brooklyn Beckham và bà xã Nicola Peltz dường như chẳng mấy bận tâm đến điều đó.
Nhiễu loạn thông tin G-Dragon tổ chức concert tại Việt Nam vào tháng 11, dư luận bùng nổ tranh cãi

Nhiễu loạn thông tin G-Dragon tổ chức concert tại Việt Nam vào tháng 11, dư luận bùng nổ tranh cãi

Nhạc quốc tế

09:15:52 14/05/2025
Chiều 13/5, một fanpage truyền thông cho biết World Tour solo của G-Dragon sẽ tổ chức vào ngày 8/11, tại SVĐ Mỹ Đình
Nữ ca sĩ comeback sau 3 năm ở ẩn bị bóc phốt "đâm sau lưng" đồng nghiệp, loạt sao và netizen sốc toàn tập

Nữ ca sĩ comeback sau 3 năm ở ẩn bị bóc phốt "đâm sau lưng" đồng nghiệp, loạt sao và netizen sốc toàn tập

Nhạc việt

09:12:39 14/05/2025
Tối 12/5, MIN chính thức tung MV Từng Là Boyfriend Girlfriend đánh dấu màn comeback sau hơn 3 năm vắng bóng kể từ album đầu tay 50/50.
Xem lại camera an ninh, phụ huynh kinh ngạc trước hành động của tài xế xe đưa đón học sinh

Xem lại camera an ninh, phụ huynh kinh ngạc trước hành động của tài xế xe đưa đón học sinh

Netizen

09:12:15 14/05/2025
Một bà mẹ hai con đã vô cùng sửng sốt sau khi chứng kiến hành động của tài xế xe buýt đưa đón học sinh, khi đưa con cô về nhà.
Diễn viên Tuyền Mập tiết lộ cuộc sống ở tuổi 41

Diễn viên Tuyền Mập tiết lộ cuộc sống ở tuổi 41

Tv show

09:08:15 14/05/2025
Là khách mời trong Hẹn cuối tuần , diễn viên Tuyền Mập có những phút trải lòng về chặng đường làm nghề, đặc biệt là mối duyên với sân khấu kịch.
Ca sĩ Thanh Duy: Nhiều người chỉ trích khi tôi làm 'drag queen'

Ca sĩ Thanh Duy: Nhiều người chỉ trích khi tôi làm 'drag queen'

Hậu trường phim

09:05:53 14/05/2025
Tại sự kiện ra mắt phim Dưới đáy hồ , Thanh Duy thẳng thắn chia sẻ về việc từng vướng tranh cãi khi theo đuổi hình tượng drag queen .