“Lõi” của nhiều thiên hà khổng lồ đã hình thành sau Vụ nổ Big Bang
Nghiên cứu một thiên hà xa xôi có khối lượng lớn hơn Milky Way, kết quả cho thấy ‘lõi’ của các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã hình thành 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, sớm hơn khoảng 1 tỷ năm so với các phép đo trước đó.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phân tích của họ vào ngày 6/ 11/ 2019 trên Tạp chí Vật lý thiên văn- một tạp chí của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ.
Masayuki Tanaka, tác giả và là phó giáo sư khoa học thiên văn tại Đại học Nghiên cứu Cao cấp và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Mỹ nói: “Nếu chúng ta hướng kính viễn vọng lên bầu trời và chụp ảnh sâu, chúng ta có thể thấy rất nhiều thiên hà ngoài kia. Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà này hình thành và phát triển vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là khi nói đến các thiên hà khổng lồ”.
Nguồn ảnh: ScienceDaily
Video đang HOT
Các thiên hà được phân loại rộng rãi ở hai dạng chết hoặc sống: các thiên hà chết không còn hình thành sao, trong khi các thiên hà còn sống vẫn sáng với mức độ hoạt động hình thành sao mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính viễn vọng tại Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii để quan sát một thiên hà chuyển trạng thái từ “sống” sang đang “chết dần”.
“Theo dõi thông số quang phổ ở 2 micron, không nhìn thấy được bằng mắt người, dữ liệu cho thấy quá trình hình thành sao bị đè nén, cho thấy thiên hà này đang chết dần”, Francesco Valentino, đồng tác giả của bài báo chia sẻ.
“Chúng tôi cũng nhận thấy rằng” lõi “của các thiên hà khổng lồ ngày nay dường như được hình thành hoàn toàn trong Vũ trụ sơ khai khoảng 1,5 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang”.
Các phép đo trước đây cho thấy phần lõi các thiên hà siêu lớn hình thành 2,5 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục điều tra xem các thiên hà khổng lồ hình thành như thế nào và chúng chết như thế nào trong Vũ trụ sơ khai cũng như hiện đại, và tích cực tìm kiếm các thiên hà siêu lớn “đang chết dần” này.
Huỳnh Dũng
Thiên hà trông 'hiền khô' nhưng lại là 'quái vật ăn thịt'
NGC 4651 nhìn khá 'hiền' trong bức ảnh kính thiên văn vũ trụ Hubble ghi lại nhưng thực tế nó lại là 'quái vật' từng ăn thịt đồng loại.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), thiên hà xoắn ốc NGC 4651 trông khá trầm tĩnh và lặng lẽ, nhưng nó lại chứa đựng một "bí mật bạo lực".
Ảnh chụp thiên hà "ăn thịt" của NASA. (Ảnh: NASA)
"Người ta tin rằng thiên hà này từng tiêu thụ một thiên hà khác nhỏ hơn để trở thành vòng xoắn lớn và đẹp đẽ mà chúng ta quan sát được như ngày nay", ESA cho biết.
Hình ảnh rõ nét về NGC 4651 được chụp lại nhờ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA, nhưng thiên hà "ăn thịt" này cũng có thể quan sát bằng kính viễn vọng dành cho người nghiệp dư.
"Nếu bạn có chiếc kính thiên văn ở nhà, hãy chú ý đến vòng xoắn ốc ăn thịt lấp lánh này", ESA nói với những người yêu thiên văn học.
Phát hiện "siêu sóng thần ma" mạnh nhất trong vũ trụ, có thể xé toạc các thiên hà Các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện sóng phát xạ tạo ra năng lượng lớn gấp hàng triệu lần so với chớp gamma. Một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ vừa được Kính viễn vọng Hubble của NASA ghi lại: "siêu sóng thần" quasar ma quái xé toạc các thiên hà. Ảnh đồ họa mô tả một "siêu...