Lời chúc của ông Tập với ông Trump có ẩn ý gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện hôm 3/10 đã gửi lời cầu chúc, hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania Trump sớm bình phục sau khi nhiễm Covid-19, bất chấp Washington và Bắc Kinh đang rất căng thẳng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Andy Wong, AP
Thời báo Hoàn cầu hôm 3/10 đưa tin, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng lời chúc của ông Tập, ngoài ý nghĩa nhân văn, còn cho thấy “thái độ của nước lớn”. Nhiều người hy vọng rằng động thái này có thể giúp “kích hoạt” những tương tác tích cực giữa đôi bên, giảm bớt căng thẳng.
Trong lời chúc, ông Tập nói: “Vợ tôi và tôi bày tỏ sự đồng cảm và hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân sẽ sớm bình phục”.
Các nhà phân tích cho rằng thông điệp từ lời chúc của ông Tập mang tính nhân văn với vợ chồng ông Trump. Những lời chúc tốt đẹp không bị ảnh hưởng bởi các xích mích hoặc thù địch chính trị.
Sau khi Tổng thống Mỹ và phu nhân xác nhận nhiễm Covid-19 hôm 2/10, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Cui Tiankai, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, cũng đưa ra những lời cầu chúc tốt đẹp trên Twitter.
Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng thông điệp của ông Tập và các nhà ngoại giao Trung Quốc cho thấy “cái tầm của Trung Quốc”. “Với thiện chí thể hiện với ông Trump và cam kết biến vaccine Covid-19 trở thành sản phẩm công cộng, Trung Quốc đang làm những gì chúng ta nên làm cho cộng động quốc tế”, một cư dân mạng viết trên mạng xã hội Sina Weibo.
Video đang HOT
Đây là thông điệp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Quốc sau nhiều tháng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và căng thẳng Washington – Bắc Kinh diễn ra trên nhiều phương diện.
Trước lời chúc, lần liên lạc gần nhất được ghi nhận giữa ông Tập và ông Trump là vào cuối tháng 3, thông qua điện thoại. Sau đó, Washington yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc và liên tục có động thái nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Ông Trump cũng công kích Trung Quốc về đại dịch Covid-19 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9.
L Xiang, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chia sẻ với Hoàn cầu rằng việc ông Tập bày tỏ sự đồng cảm và coi trọng ông Trump phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. “Dù hai bên đang ở trong hoàn cảnh nào, thì dịch bệnh vẫn là bi kịch”, Xiang nói.
Tại cuộc tranh luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 75, ông Tập đã nói: “Các nước lớn nên hành động xứng tầm là nước lớn”. Theo Xiang, việc gửi đi thông điệp đồng cảm với ông Trump là điều mà một nhà lãnh đạo của nước lớn nên làm.
Ông Tập đã gửi nhiều thông điệp tới các nhà lãnh đạo đang phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 cùng người dân, nhưng một thông điệp cảm thông với giọng điệu riêng dành cho ông Trump và phu nhân là rất hiếm.
Li Haidong, giáo sư tại Viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nhận định thông điệp, với giọng điệu riêng, còn mang ý nghĩa sâu sắc. “Nó cho thấy thiện chí từ nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và kỳ vọng vào sự tương tác tích cực giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, bất chấp Washington và Bắc Kinh đang có nhiều khúc mắc”.
Ông Li hy vọng nếu thiện chí từ ông Tập được phát triển thành những tương tác tích cực, mối quan hệ ngoại giao giữa 2 bên sẽ “trơn tru” hơn và tạo ra một “vùng đệm” khi quan hệ song phương đối mặt với thách thức.
Vị giáo sư tại Viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “quả bóng đang ở phần sân của Tổng thống Mỹ, nhưng ông Li không mấy lạc quan về phản ứng của người Mỹ.
Châu Á lo mắc kẹt giữa 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ - Trung
Khi Mỹ - Trung thể hiện bất đồng gay gắt tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nỗi lo về "Chiến tranh Lạnh mới" bỗng hiển hiện ở châu Á.
Trong bài phát biểu tại phiên họp trực tuyến của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho đại dịch Covid-19, đồng thời kêu gọi các nước "đặt mình lên hàng đầu".
Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích Mỹ gián tiếp hủy hoại chủ nghĩa đa phương và phê phán "chủ nghĩa bá quyền thế giới". Các lãnh đạo thế giới khác thì kêu gọi cải tổ Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết những rủi ro địa chính trị ngày càng tăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đưa ra cảnh báo rất rõ ràng về việc thế giới đang theo "hướng đi rất nguy hiểm", đề cập tới kịch bản một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Thế giới của chúng ta không thể chấp nhận một tương lai mà ở đó hai nền kinh tế lớn nhất chia cắt toàn cầu, tạo ra một khe nứt lớn và mỗi nền kinh tế lại có những quy tắc thương mại, tài chính riêng, năng lực Internet và trí tuệ nhân tạo riêng", ông phát biểu. "Sự chia cắt về công nghệ và kinh tế chắc chắn có nguy cơ biến thành chia cắt về quân sự và địa chiến lược. Chúng ta phải ngăn điều đó bằng mọi giá".
Tương phản giữa tầm nhìn dài hạn của Chủ tịch Tập về quản trị toàn cầu với Liên Hợp Quốc ở trung tâm và việc Tổng thống Trump nhấn mạnh vào các chính sách theo phong cách "Nước Mỹ trước tiên" phản ánh mối rạn nứt ngày càng lớn giữa hai cường quốc. Trước bối cảnh toàn cầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động như vậy, châu Á hiển nhiên không thể không lo âu, giới quan sát đánh giá.
Những nước nhỏ hơn đang cố gắng để tránh bị mắc kẹt giữa "làn đạn" của hai siêu cường, nhưng nỗ lực này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng leo thang không ngừng. Washington đang liên tục gia tăng áp lực trên mọi mặt trận với Bắc Kinh, đồng thời tăng cường kêu gọi các đồng minh, đối tác ủng hộ nỗ lực "cấm cửa" gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei.
Alexander Neill, lãnh đạo một công ty tư vấn chiến lược ở Singapore, cho biết mối lo âu đang tăng lên ở Đông Nam Á, ngay cả với những quốc gia như Singapore, vốn vẫn duy trì được thế cân bằng giữa quan hệ kinh tế với Trung Quốc và quan hệ an ninh với Mỹ.
"Rất nhiều nước Đông Nam Á có mối quan hệ kinh tế khăng khít với Trung Quốc đến mức không thể tách rời. Nhưng nhiều nước đang bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ phù hợp của mô hình Trung Quốc với xã hội của họ", ông nói. "Các nước Đông Nam Á cần cân nhắc kỹ lưỡng việc ai đang cung cấp và ai sẽ tiếp tục mang đến những giá trị cho khu vực trong tương lai gần, bên cạnh vấn đề an ninh. Tôi nghĩ họ hiện vẫn tin Mỹ là nước có thể mang đến những giá trị đó",
Phát biểu tại Liên Hợp Quốc ngày 22/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nhắc lại phán quyết năm 2016 từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông cũng đề cập đến việc Washington hồi tháng 7 lần đầu tiên công khai ủng hộ phán quyết của PCA.
Aaron Rabena, nhà nghiên cứu tại Viện Con đường Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương, trụ sở ở Manila, nhận định bình luận của Tổng thống Duterte cho thấy ông muốn những tuyên bố của Philippines được tôn trọng, nhưng cũng không muốn căng thẳng giữa hai cường quốc biến thành một cuộc chiến tranh nóng.
"Lý do là nền kinh tế trong khu vực đang biến động, chưa kể đến hầu hết các nước đều vẫn quay cuồng với Covid-19", ông nói. "Một lý do khác là Philippines có thể bị mắc kẹt vì họ là đồng minh quốc phòng của Mỹ, cho phép Mỹ hiện diện quân sự ở Philippines. Một cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng Mỹ ở Philippines sẽ được coi là tấn công nhằm vào Philippines, buộc Manila phải có nghĩa vụ hỗ trợ".
Tương tự, lo âu về Trung Quốc đã dâng cao ở Ấn Độ với những lời kêu gọi tách dần ảnh hưởng khởi Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến tranh chấp biên giới giữa hai nước chưa hạ nhiệt.
Madhav Das Nalapat, trưởng khoa địa chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Manipaul, cho hay Ấn Độ không thực sự muốn liên minh với Mỹ, nhưng họ có thể tìm thấy mối liên hệ với Washington khi cùng có chung đối thủ là Trung Quốc.
"Nếu Ấn Độ định vị mình trong nhóm các nước đang ở phía đối đầu với Trung Quốc, họ sẽ là điểm đến lý tưởng cho các công ty Mỹ, Nhật Bản hay đảo Đài Loan vốn đang tìm cách chuyển nhà máy, trụ sở khỏi Trung Quốc đại lục", ông nhận xét.
Theo Nalapat, nguy cơ xung đột quân sự Mỹ - Trung không còn là một kịch bản không thể xảy ra. "Với quỹ đạo của Trung Quốc như hiện nay và việc họ luôn tìm cách chống lại sự lấn át của Mỹ, tình huống đó dường như là điều không thể tránh khỏi", ông nói. "Chiến tranh Lạnh 2.0 đã bắt đầu".
Mỹ - Trung 'đối đầu' tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Trump công kích gay gắt Trung Quốc về cách ứng phó với Covid-19 tại Đại hội đồng LHQ, trong khi Bắc Kinh lên án "chủ nghĩa bá quyền". "Chúng tôi đã phát động cuộc chiến khốc liệt để chống lại kẻ thù vô hình: virus Trung Quốc. Chúng ta phải buộc quốc gia này chịu trách nhiệm khi để dịch bệnh này lan...