Lời chia sẻ của ông bố có con chết giữa đại dịch vì một lý do khiến các bậc phụ huynh giật mình lo sợ
Đây có lẽ là điều mà nhiều bậc phụ huynh không hề nghĩ tới.
Hayden Hunstable (12 tuổi) là một cậu bé tốt bụng, cũng là một trong những ban cán sự mẫu mực của lớp. Người thân và bạn bè ưu ái gọi cậu bé với cái tên Bubba bởi sự nhiệt huyết với bóng đá, thích khiêu vũ và luôn ấm áp, biết cách lắng nghe và quan tâm những người xung quanh.
Thế nhưng, vào ngày 17 tháng 4 năm 2020 – một ngày thứ 6 đẹp trời với ánh nắng chan hòa ở thành phố Aledo, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ – khi nơi này bắt đầu tuân thủ việc giãn cách xã hội nhằm đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, hàng loạt các trường học phải tạm đóng cửa và học sinh được yêu cầu học trực tuyến tại nhà, cậu bé 12 tuổi Hayden đã treo cổ tự vẫn trong chính góc tủ được đặt ở phòng ngủ của mình. Đáng buồn hơn, chỉ 4 ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 13 của Hayden Hunstable.
Hayden Hunstable và em gái Kinlee.
Trước cái chết của con trai, ông Brad Hunstable tin rằng, việc Hayden tự tử là một phản ứng bốc đồng trước sức ép của hoàn cảnh.
“Hayden không phải là một đứa trẻ mắc bệnh trầm cảm.” – ông Brad Hunstable (42 tuổi) khẳng định.
“Thằng bé ghét các lớp học trực tuyến, điều đó khiến Hayden không được giao tiếp với bạn bè. Cậu bé có lẽ đã thực sự cảm thấy buồn chán và ngột ngạt vì điều này.” – ông Brad Hunstable nói thêm.
Bị cô lập và không thể đi chơi với bạn bè do các quy định giãn cách xã hội, Hayden chuyển sang chơi trò chơi tiêu khiển yêu thích khác để thoát khỏi cảm giác buồn chán. Theo đó, cậu bé bắt đầu chơi Fortnite trên Xbox One. Thế nhưng, bởi nhận thức được sự thất vọng và chán chường của con trai trong tình hình hiện tại, bố mẹ của Hayden đã quyết định mua cho cậu bé một màn hình mới để chơi game với hy vọng có thể giúp con cảm thấy khá hơn.
Khi tìm kiếm câu trả lời cho cái chết của con trai mình, ông đã nghĩ đến chiếc màn hình bị con trai làm vỡ ngay trước cái chết thương tâm.
“Bọn trẻ có thể được làm nhiều thứ hơn ở thời điểm hiện tại. Có lẽ chúng đã không biết rằng, mặt trời vẫn sẽ mọc vào ngày mai. Trong giây phút đó, chúng bị đắm chìm vào cảm giác ngộp thở ấy.” - Brad nói.
Theo công bố từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, số lượng khám bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi tăng đến 31% so với năm trước, trong khi các cuộc gọi đến đường dây nóng về các trường hợp tự tử đã tăng vọt kể từ khi đại dịch xảy ra.
Những hậu quả bi thảm của sự vô vọng dường như đã quá quen thuộc với Giám đốc của Học khu Clark County ở Nevada – Jesus F. Jara. Kể từ tháng 3 năm 2020, đã có tới 24 học sinh mất vì tự tử (con số này tăng gần gấp 3 lần khi trong năm học 2019-2020 có 9 học sinh đã mất vì cùng một lý do này), theo Jara. Trong đó, nạn nhân nhỏ tuổi nhất mới 9 tuổi.
“Trong giai đoạn này, vấn đề chính là Covid, nhưng tôi đã nói với Giám đốc y tế rằng, chúng tôi cũng cần xem xét thêm các cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Tôi thực sự tin rằng đại dịch là nguyên do khiến không ít trẻ em lựa chọn cái chết.” – Jara nói.
Những ngày sau đó, gia đình của Hayden, bao gồm mẹ (Hayden April, 39 tuổi) và chị em gái Addy (17 tuổi) cùng Kinlee (9 tuổi) của cậu bé đã rất đau buồn. Họ tạm thời chuyển sang ở cùng ông bà nội.
Hai ngày sau khi chôn cất Hayden, trong khi các vị hồng y đang tiến hành thực hiện nghi thức tang lễ, ông Brad Hunstable đã bật iPhone của mình lên và bắt đầu ghi âm những điều mình chia sẻ:
Video đang HOT
“Tôi chỉ cảm thấy mình cần phải chia sẻ những suy nghĩ của mình. Covid-19 đã giết con trai tôi nhưng không phải như cách mà bạn đang nghĩ. Tôi tin rằng con trai tôi sẽ còn sống ngày hôm nay nếu nó được đi học.
Tôi không muốn ký ức đau lòng này diễn ra thêm một lần nào nữa. Hy vọng nó đã đem đến cho mọi người một cái nhìn khác và sẽ tạo ra một điều khác biệt lớn trên thế giới.”
Đoạn video đau lòng của Brad đã thu hút được hơn 120 triệu lượt xem và ông cũng cho biết mình đã lắng nghe ý kiến của mọi người trên toàn cầu.
“Nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một vụ tự tử đơn thuần và không ai nói về nguyên nhân sâu xa của việc đó. Mọi người chỉ nhìn thấy bề nổi của vấn đề.”
Một năm kể từ ngày Hayden qua đời, gia đình anh đã thành lập ra Haydens Corner – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về giáo dục dành cho cha mẹ về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em. Ông Brad cho biết, mục tiêu của mình là khuyến khích các bậc cha mẹ nói chuyện với con cái nhiều hơn về các suy nghĩ, cảm nhận của con cái họ, thậm chí có thể thảo luận về việc tự tử.
“Bởi vì nếu còn né tránh nó, không nói về nó, chắc chắn sẽ còn nhiều cái chết đau lòng khi bọn trẻ không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của chúng. Đây là điều chúng tôi đã không làm được cho Hayden. Nhưng chúng tôi vẫn yêu thằng bé mỗi ngày.” – Brad nói thêm.
Cô gái chuyển giới xinh như hoa hậu khiến đàn ông đổ ầm ầm, 5 năm trôi qua vẫn không quên ký ức cuộc phẫu thuật định mệnh tại Thái
Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng. Khi tỉnh lại, Giang thấy cảm giác đau đớn khủng khiếp. Có một cô y tá đứng chờ sẵn, thấy cô tỉnh lại y tá đập vai Giang cười và gật đầu ý nói đã xong hết rồi...
Với những nhân vật dũng cảm công khai quá trình chuyển giới của mình, nhiều người sẽ dành cho họ sự tò mò, ngạc nhiên, xen lẫn sự đồng cảm. Nhưng với câu chuyện của cô nàng chuyển giới Lương Ngọc Giang (SN 1996, Đồng Tháp) thì còn có cả sự trầm trồ, khen ngợi vì nhan sắc của Giang thực sự quá đỗi xinh đẹp.
Tôi từng bị cô lập, bị đánh và bị chửi là "Đồ bê đê"
Từ khi sinh ra, Giang đã có rất nhiều bản năng của một người con gái bình thường: Cô thích chơi búp bê, đồ hàng, thích mặc đồ nữ tính, ăn nói nhỏ nhẹ...
Thân hình nhỏ nhắn và làn da trắng khiến Giang trở nên khác biệt với những người bạn cùng lớp. Cô lớn lên với những ảnh mắt kỳ thị, chế giếu của bạn bè, những câu chửi "Đồ bê đê", "Giang bóng", "Đồ bệnh"... và cả những trận đòn thừa sống thiếu chết của bố.
Giang kể: "Ngày đi học tôi thường bị cô lập ở lớp. Các bạn chơi gì cũng gạt tôi ra. Chúng bảo "thằng Giang bê đê, ẻo lả nên không cho chơi cùng". Vậy nên tôi càng thu mình lại. Như vậy đâu đã yên, có nhiều hôm tôi còn bị các bạn trai trong lớp chặn đánh vì ghét cái vẻ nhẹ nhàng, xinh xắn của mình".
Lương Ngọc Giang hồi nhỏ.
Rồi dư luận bắt đầu đồn đại. Nhiều người hàng xóm còn sang nhủ thủ thỉ với bố mẹ Giang rằng: "Thằng Giang điệu đà lắm, nếu không dạy thì có ngày nó ái nam ái nữ". Mỗi lần như thế, Giang lại bị bố dùng vũ lực để "dạy dỗ" . Có lần bị bố phát hiện trộm cặp tóc của chị kẹp lên đầu, Giang bị bố đánh chảy máu mũi, máu miệng và đòi cạo trọc đầu.
Năm lớp 9, Giang mới thực sự hiểu giới tính của mình là gì sau một lần đi xem đoàn lô tô. Thấy những người con trai để tóc dài, trang điểm, ăn mặc nữ tính... cô đã lại gần họ để nói chuyện. Sau lần gặp gỡ đó, Giang càng có thêm động lực để tìm lại con người thật của mình.
Tốt nghiệp cấp 3, Giang theo học điều dưỡng. Cô vừa đi học, vừa đi làm thêm, tích góp từng chút một từ tiền ăn sáng, tiền mừng tuổi để nuôi khát vọng bước chân sang thiên đường chuyển giới Thái Lan.
Ngọc Giang khi chưa chuyển giới có tên là Trường Giang.
Đầu năm 2015, cô bắt đầu tiêm hormone nữ suốt 5 tháng để tay chân, da dẻ thon gọn giống con gái hơn. Ngoài ra, việc tiêm hormone nữ cũng giúp phần da ngực của Giang giãn ra để sau này có thể phẫu thuật đặt túi ngực. Giang kể, thời gian tiêm hormone thật sự rất đáng nhớ, cô thấy cơ thể mình dễ nổi nóng, có lúc mệt mỏi, có lúc đau đớn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện đến cùng.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng trên đất Thái, sau 5 năm vẫn còn ám ảnh
7 tháng sau khi tiêm hormone nữ, cơ thể Giang gần như hoàn toàn thay đổi. Giang may mắn sở hữu những đường nét khuôn mặt rất nữ tính nên chỉ cần mặc váy, trang điểm, đi giày cao gót là đã giống một cô gái thực thụ. Thế nhưng, khao khát thay đổi hoàn toàn từ tâm hồn lẫn cơ thể trong Giang vẫn rất lớn... Sau 8 năm dành dụm, cô tiết kiệm được 95 triệu đồng, vay thêm bạn bè để sang Thái Lan hoàn thành mong ước.
Tháng 4/2016, Giang được một người chị cùng giới dẫn qua Thái để phẫu thuật chuyển giới. Đến giờ, cảm giác đau thấu tim gan của cuộc phẫu thuật vẫn còn ám ảnh Giang, cô kể: "Bước vào phòng phẫu thuật, cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng. Bác sĩ buộc tay chân tôi lại, sau đó tiến hành gây mê. Kể từ đó tôi hoàn toàn không cảm nhận được gì, chỉ mơ màng nghe thấy tiếng máy kêu rè rè, mùi khét ở đâu đó bốc lên. Tôi sợ, nhưng vẫn tự trấn an bản thân phải tiếp tục cố gắng, tôi đã tự niệm Phật để cổ vũ mình và thiếp đi lúc nào không hay".
Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng. Khi tỉnh lại, cảm giác bao trùm lúc này là sự đau đớn khủng khiếp. Có một cô y tá đứng chờ sẵn, thấy cô tỉnh lại y tá đập vai Giang cười và gật đầu ý nói đã xong hết rồi. Giang kể, lúc ấy rất đau nhưng vẫn cố gượng đầu dậy để xem tận mắt "phần dưới" đã được xử lý xong chưa. Khi biết đã xong rồi, cô nằm xuống chảy nước mắt, phần vì quá đau, phần vì quá đỗi hạnh phúc.
Sau cuộc phẫu thuật Giang ở lại bệnh viện vài hôm rồi được đưa về khách sạn. Giang cho biết, sau mổ cô chủ yếu chỉ uống cháo loãng và nước lọc. Bác sĩ khuyến cáo không được uống sữa hay các chế phẩm từ sữa vì sợ sữa sẽ gây tiêu chảy và dẫn đến nhiễm trùng.
"Giang may mắn có cơ địa tốt nên mọi thứ cũng ổn. Riêng chuyện đi vệ sinh thì khó lắm. Tôi phải gắn một cái bịch, kèm một cái ống dẫn vào chỗ mới mổ. Mỗi lần đi được chút chút, đau đớn lắm. Tôi nghĩ một người bình thường, không có ước mơ, không có nghị lực làm con gái thì không thể vượt qua được ", Ngọc Giang tâm sự.
Hơn 1 tháng ở Thái Lan, sức khỏe Giang ổn định và đã trở lại Việt Nam trong sự hạnh phúc, hân hoan vì được sống là chính mình.
Sau cuộc phẫu thuật chuyển giới, Ngọc Giang còn trải qua 1 lần phẫu thuật nâng ngực. Cô kể, cuộc phẫu thuật nâng ngực diễn ra khá đơn giản. Nó kéo dài 1 tiếng, khi làm xong như có 2 ngọn núi đè lên người mình, cảm giác khó thở nhưng sau vài ngày là quen dần.
Khuôn mặt Giang có sẵn nhiều nét con gái như mắt to, môi hồng, mũi thanh tú nên cô không phải trải qua thêm một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào khác.
Cuộc sống thay đổi sau 5 năm chuyển giới, tiết lộ điều thú vị về chuyện tình cảm
Giang kể, cô sang Thái Lan chuyển giới giấu gia đình nên khi trở về, mẹ cô đã khóc rất nhiều và không nói chuyện với cô một thời gian ngắn. Sau khoảng thời gian đó, mẹ cô dần chấp nhận và lắng nghe cô nhiều hơn.
Sau khi chuyển giới, Giang nhận được rất nhiều lời khen ngợi về nhan sắc từ bạn bè. Cô gái trẻ thêm tự tin và vui vẻ. Cô quyết định tham dự các cuộc thi nhan sắc và đã đạt danh hiệu Á khôi chuyển giới Đồng Tháp 2016 và Á khôi 1 cuộc thi Hoa khôi chuyển giới Đồng bằng sông Cửu Long 2017.
Giang cho biết, sau 5 năm chuyển giới cuộc sống của cô đã dần đi vào ổn định, cô có tình yêu. Sức khỏe tuy ổn nhưng để đạt như trước đây thì có lẽ là không. Những người chuyển giới như Giang cả cuộc sống sẽ gắn liền với thuốc, nhưng theo cô chỉ cần chăm lo tốt cho bản thân, không sử dụng chất kích thích thì mọi thứ vẫn sẽ ổn.
Tiết lộ một chút về tình yêu chuyển giới, Giang cho biết nhiều chàng trai nói cô còn đẹp hơn cả phụ nữ "xịn". Nhiều người còn khát khao muốn lấy cô làm vợ. Dù vậy, cô vẫn hiểu rằng tình yêu của người chuyển giới rất mông lung lắm.
Nói về kinh nghiệm chuyển giới, Giang cho biết chi phí thực hiện còn tùy thuộc vào nơi mình muốn làm, chi phí từ 1 trăm mấy cho đến cả tỷ đồng. Mỗi bệnh viện ở Thái Lan sẽ có một mức giá và chất lượng khác nhau, vì thế trước khi làm các bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng. Điều khó khăn nhất sau chuyển giới đó là sự thay đổi về giấy tờ vì khi làm xong mọi thông tin trên giấy đều là nam, tuy nhiên cứ bình tĩnh, lo lắng từng việc một thì đâu cũng sẽ vào đó.
Cùng chúc Ngọc Giang mãi luôn xinh đẹp, gặp thật nhiều niềm vui trong cuộc sống!.
Ngoại hình xinh đẹp của cô nàng Ngọc Giang.
Con gái kể chuyện bị nhóm bạn trong lớp cô lập, cách xử lý ngon ơ của bà mẹ ở Hà Nội khiến ai nấy đều đồng tình "Sự việc bé xíu, nhưng mình thì ghi nhận sự độc lập trong giải quyết vấn đề của con gái. Mình tin rằng, sau này con sẽ luôn có cách để xử lý những việc phức tạp hơn nữa", chị Bích chia sẻ. Chuyện những đứa trẻ đi học bị bắt nạt, bị cô lập thì quen thuộc lắm, thế hệ nào cũng...