Lời cảnh báo lãnh đạo về hưu ở Trung Quốc có ý nghĩa gì
Tờ báo hàng đầu của Trung Quốc mới đây có hai bài viết chỉ trích các cán bộ về hưu vẫn can dự vào công việc của chính quyền, động thái được giới phân tích xem như cáo chung cho “ chính trị nguyên lão” trên chính trường nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong lần gặp gỡ các lãnh đạo lão thành nhân kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Trung Quốc, ngày 30/9/2014 tại Đại lễ đường nhân dân. Ảnh: Reuters
People’s Daily, tờ báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, không nêu tên cụ thể những cựu lãnh đạo nào đang tiếp tục gây ảnh hưởng trên chính trường trong các bài viết đăng tải tuần này, nhưng các nhà phân tích tin rằng, nó cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giảm thiểu ảnh hưởng của các “lão thần”.
Trong bài viết vào thứ hai, tờ báo đảng đã chỉ trích “những cán bộ đã về hưu”. “Họ không chỉ cài cắm những người thân quen để tạo điều kiện cho họ duy trì ảnh hưởng trong tương lai,…mà còn tiếp tục nhúng tay vào những vấn đề quan trọng của tổ chức họ từng làm việc dù đã thôi nhiệm nhiều năm”, bài báo viết.
Sau đó, People’s Daily tiếp tục đăng bài bình luận, kể chuyện các cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã nỗ lực ra sao để cùng xây dựng hệ thống quy định tuổi về hưu cho các lãnh đạo của đảng. Bài viết còn so sánh việc nghỉ hưu của lãnh đạo giống như quá trình nguội đi của một ly trà nóng. “Trà phải nguội đi sau khi khách ra về, nếu không nó sẽ hỏng”,People’s Daily viết. “Cần phải hình thành một quy tắc rằng khi ai đó rời nhiệm sở, họ phải để lại phía sau những quan điểm của mình”.
Cách dùng từ ẩn dụ trong bài viết này đang tạo ra nhiều bàn luận trên trang blog Sina Weibo của Trung Quốc. “Sẽ ra sao nếu ly trà gừng đó vẫn muốn tiếp tục nóng như trước? Trong trường hợp đó, nó phải bị đổ bỏ”, một người dùng viết.
Video đang HOT
Các bài viết xuất hiện khi giới lãnh đạo Trung Quốc được tin là đang có cuộc họp cấp cao không chính thức tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, để đưa ra những quyết sách quan trọng.
Nhà quan sát chính trị tại Bắc Kinh Zhang Lifan cho rằng, hệ thống chính trị của đại lục từ lâu vẫn cho phép các lãnh đạo về hưu có những quyền lực đáng kể, nhưng điều đó khiến các nhà lãnh đạo đương nhiệm không hài lòng.
“Thông điệp ở đây là các lãnh đạo về hưu nên ngừng can dự”, AFP dẫn lời ông Zhang nói. Ông này phân tích rằng giới chức Trung Quốc nhìn thấy các thách thức đối với quyền lực của họ khi những phe cánh chính trị đang hình thành với sự giúp sức của các cựu lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo đương nhiệm đang phải đối diện với nhiều kháng cự, và giờ muốn đặt dấu chấm hết cho việc nhiều người về hưu nhưng vẫn chỉ đạo, ông Zhang cho biết thêm.
Chiến dịch chống tham nhũng mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành đã chạm đến nhiều “hổ lớn”, một số trong đó là thân cận của các cựu lãnh đạo. Những cái tên nổi bật có thể kể đến là cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang, hai cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cựu phó chánh văn phòng Trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch.
Giáo sư kinh tế học Hu Xingdou, đến từ Viện công nghệ Bắc Kinh, tin rằng bài bình luận trên People’s Daily cho thấy “sự can dự của những cựu lãnh đạo đảng đang đến hồi kết”.
Giáo sư về Trung Quốc tại Đại học Monash Warren Sun cũng nhận định đây là cảnh báo nhắm tới các cựu lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho thấy khả năng kiểu “chính trị nguyên lão” tại nước này sẽ kết thúc từ đây.
“Điều này giúp lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn, khởi đầu cho những nỗ lực hầu như bất khả thi để hình thành một quy tắc mới giúp chấm dứt kiểu chính trị nguyên lão. Quan trọng hơn, nó sẽ tạo ra một văn hóa chính trị lành mạnh hơn tại mọi cấp trong bộ máy chính quyền khổng lồ của Trung Quốc”, Sun nói.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Sóng gió chính trường Malaysia
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cách chức người phó của mình là Muhyiddin Yassin và 4 bộ trưởng, trong cuộc cải tổ nội các liên quan đến cách xử lý vụ bê bối của một quỹ đầu tư nhà nước.
Thủ tướng Najib (giữa) thông báo bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi (trái) làm phó thủ tướng - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Phó thủ tướng Muhyiddin Yassin phải rời chức chỉ vài ngày sau khi ông này công khai kêu gọi Thủ tướng Najib Razak giải thích vụ bê bối của Quỹ đầu tư 1Malaysia Development Berhad (1MDB), vốn đang nợ hơn 11 tỉ USD và là mục tiêu của một cuộc điều tra về cáo buộc quản lý tài chính yếu kém và tham nhũng. Vụ bê bối này đã trở thành thách thức lớn nhất của Thủ tướng Najib kể từ khi nhậm chức vào năm 2009 và có thể đe dọa vị thế thống lĩnh của đảng UMNO trên chính trường Malaysia kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1957. Người thay ông Muhyiddin là đương kim Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi.
Ngoài việc cải tổ nội các, chính quyền Najib cũng tuyên bố bãi nhiệm Tổng chưởng lý Abdul Gani Patail, người đang giữ trọng trách điều tra 1MDB. Hãng thông tấn Bernama dẫn một thông báo của chính phủ cho biết ông Gani bị bãi nhiệm từ ngày 27.7 "vì lý do sức khỏe". Chiếc ghế của ông sẽ được giao cho cựu thẩm phán liên bang Mohamed Apandi Ali, người có quan hệ chặt chẽ với UMNO.
Những sự thay đổi nhân sự nói trên được xem là động thái mới nhất của chính quyền Thủ tướng Najib nhằm hạn chế tác động của vụ bê bối, khi liên minh cầm quyền Barisan Nasional do UMNO giữ vai trò then chốt chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018. Thủ tướng Najib đã phải gánh chịu sức ép ngày càng nặng nề trong hơn một năm qua, do một loạt cáo buộc liên quan đến 1MDB - tổ chức được ông thành lập vào năm 2009 và hiện vẫn giữ vai trò lãnh đạo hội đồng cố vấn.
Đầu tháng này, báo Mỹ The Wall Street Journal đưa tin các nhà điều tra Malaysia đã phát hiện gần 700 triệu USD được chuyển vào các tài khoản cá nhân của ông Najib thông qua các cơ quan chính phủ, ngân hàng và công ty có liên quan đến 1MDB. Ông Najib đã bác bỏ việc nhận khoản tiền trên và coi các cáo buộc tham nhũng là một phần chiến dịch hiểm độc nhằm hất ông khỏi vị trí quyền lực.
Theo truyền thông Malaysia cuối tuần qua, Phó thủ tướng Muhyiddin đã cảnh báo rằng liên minh Barisan Nasional sẽ mất quyền lực nếu không đưa ra lời giải thích cặn kẽ hơn với công chúng về vụ bê bối 1MDB. Đáp lại, Thủ tướng Najib hôm qua tuyên bố việc các thành viên nội các công khai đưa ra ý kiến khác biệt có thể khiến dư luận chống lại chính phủ. "Tôi hoan nghênh tranh luận mạnh mẽ và chấp nhận cả sự chỉ trích lẫn bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, điều này phải diễn ra trong nội các như một phần quy trình bàn bạc về các quyết định", ông Najib phát biểu trên truyền hình.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mafia Ý 'kết bạn' với chính trị gia Úc Băng đảng mafia Ý khét tiếng thế giới 'Ndrangheta được cho đã xâm nhập sâu rộng vào chính trường Ý thông qua các hoạt động tài trợ. Cảnh sát Ý bắt giữ một trùm mafia băng 'Ndrangheta - Ảnh: Reuters Trên đây là kết luận của chương trình Four Couners (thuộc hãng truyền thông Úc ABC) và công ty truyền thông Fairfax Media...