Logistics Việt Nam đang “làm thuê” cho doanh nghiệp nước ngoài
Đến năm 2020, tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 40%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 18% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics – LPI đạt thứ 55 trên thế giới.
Đây là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong bản dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đang được Bộ Công Thương xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.
Từ trước đến nay, logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Quan điểm này vẫn không thay đổi trong kế hoạch lần này.
Tuy nhiên, những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20-25% GDP cả nước, trong khi ở các nước phát triển chi phí logistics chỉ chiếm 7-10% GDP, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Do vậy, việc giảm chi phí logistics sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập.
Chi phí logistics quá cao đang gây khó khăn cho DN Việt Nam
Video đang HOT
Theo Bộ Công Thương, sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.
Để có thể phát triển được dịch vụ logistics, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường…
Hiện Việt Nam có khoảng 1.300 doanh nghiệp dịch vụ logistics, chủ yếu làm nhiệm vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, cảng biển, bốc xếp, phân phối, đại lý, thủ tục hải quan, các dịch vụ logistics tích hợp… Thế nhưng, có đến 72% trong số này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4-6 tỉ đồng), chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, còn lại là do doanh nghiệp tự đào tạo.
QUANG HUY
Theo_PLO
Đài phát thanh quận ở Đà Nẵng bị "chèn sóng" tiếng Trung Quốc
Ngành chức năng Đà Nẵng đã vào cuộc tìm hiểu xác minh thông tin Đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn bị hiện tượng chèn sóng nước ngoài nghi từ Trung Quốc
Lúc 16 giờ ngày 18-7, bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết đang cùng với lãnh đạo Sở TTTT TP Đà Nẵng làm việc tìm hiểu tại Đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn liên quan đến việc đài này bị hiện tượng chèn sóng nước ngoài nghi từ Trung Quốc.
Nhiều khách sạn, nhà hàng Trung Quốc xây dựng gần sân bay Nước Mặn quận Ngũ Hành Sơn
Bà Thi cho biết thêm, ngay khi nhận được thông tin lãnh đạo quận đã tiến hành kiểm tra thực tế. Theo đó, sóng này là sóng của nước ngoài phát ra cực mạnh, chạy dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung. Do trùng tần số với đài của quận nên gây ra tình trạng nhiễu sóng.
Trước đó, người dân ở quận Ngũ Hành Sơn phản ánh rằng, nhiều ngày qua mỗi lần đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn phát sóng thì đều bị phát qua tiếng Trung Quốc. Anh Trần Văn Huân (Ngũ Hành Sơn), cho rằng do trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có rất nhiều dự án resort, nhà hàng do người Trung Quốc làm chủ đầu tư nên khả năng xảy ra hiện tượng chèn sóng của Trung Quốc là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng không phải chèn sóng, mà là do các resot dùng trùng tần số với đài phát thanh Ngũ hành Sơn nên mới xảy ra hiện tượng trên. Được biết, tại Ngũ Hành Sơn đang có 2 khách sạn lớn là Crow Plaza và JW Marriott đều của công ty Sliver Shores do người Trung Quốc làm chủ đầu tư. Hiện Crow Plaza đã đưa vào hoạt động từ nhiều năm qua, riêng khách sạn JW Marriott đang xây dựng và gần hoàn thành.
Khách sạn JW Marriott đang xây dựng gần sân bay Nước Mặn quận Ngũ Hành Sơn
Cách đây vài tháng, khách sạn JW Marriott đã từng gây chấn động dư luận khi Đà Nẵng chấp thuận cho nhà thầu đưa 300 người Trung Quốc sang làm việc. sau khi dư luận lên tiếng, chính quyền Đà Nẵng đã vào cuộc quyết liệt và yêu cầu ưu tiên tuyển lao động tại Việt Nam trước, khi nào không tuyển được mới tuyển lao động Trung Quốc nhưng có sự giám sát chặt chẽ cảu Sở LĐTB XH và ngành chức năng Đà Nẵng.
khách sạn JW Marriott
Bà Nguyễn Thị Anh Thi cho biết chiều tối nay hoặc sáng mai sẽ có thông cáo báo chí để mọi người nắm rõ cụ thể vụ việc.
Q. Châu
Theo_Người lao động
Liên kết là giải pháp nâng cao sức cạnh tranh Sáng 1-6, Tập đoàn Vingroup và gần 240 doanh nghiệp (DN) đã ký kết hợp tác (đợt 1) tham gia chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa". Trước sự cạnh tranh của DN nước ngoài, việc liên kết các DN nội là giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất trong nước. Các DN ký...