Logic hút máu của “ai đó”: Hàng miễn phí nước ngoài thành của hiếm tại VN, game chết vẫn phải tận hút
Có lẽ game thủ Việt đã quá quen thuộc đối với công thức “hàng miễn phí nước ngoài sẽ phải trả giá đắt tại VN”.
Mới đây, cộng đồng game thủ Việt bỗng nhiên thấy xúc động bởi hình ảnh Boom Online sống lại một lần nữa trong tựa game sinh tồn nổi tiếng nhất nhì trên mobile. Thực chất thì đây chỉ là một skin được lớp skin mà người chơi game sinh tồn này muốn sở hữu thì nhiều khả năng phải “bỏ tiền” ra, trong khi cũng chính lớp skin này, lại là một món hàng miễn phí tại máy chủ Hàn Quốc (theo người chơi phản ánh).
Thực chất thì đây cũng không phải là một “công thức” mới mẻ đối với cộng đồng game thủ Việt. Cũng không phải là lần đầu tiên, người chơi được nhìn thấy cách tận thu này. Nếu game thủ còn nhớ thì cũng là một tựa game bắn súng được xếp vào hàng “kinh điển” tại thị trường Việt Nam cách đây 4 năm và cũng chỉ mới đóng cửa được một năm trước, cũng áp dụng công thức hút máu quen thuộc này.
Cụ thể, nhiều vũ khí “miễn phí” tại máy chủ Trung Quốc thì bỗng nhiên được gắn chữ “VIP”, thậm chí đưa luôn vào vòng quay trả phí, tức là buộc người chơi phải bỏ tiền ra để mua chìa khóa mới được quay vòng. Nếu không phải miễn phí tại Trung Quốc thì cũng không đến nỗi trở thành “của hiếm”, được đưa vào vòng quay mà đáng lẽ nó phải thực sự quý hiếm và giá trị.
Video đang HOT
Nhiều vũ khí “free” bên Trung Quốc trở thành của hiếm trong vòng quay
Thậm chí, cho đến khi tựa game này đóng cửa thì trước đó vẫn có một sự kiện hút máu sau đó mới dẫn đến “cái chết đột ngột”. Cụ thể, vào ngày 20/8/2020, một vài người chơi đăng tải hình ảnh shop vũ khí của tựa game này, trong đó hàng loạt vũ khí được giảm giá một cách chóng mặt với mức giá còn lại thì cũng kinh khủng không kém. Cụ thể, khẩu Barret – The Legends vốn chỉ dành cho người chơi tham dự giải đấu danh giá nhất vào năm 2017 được giảm từ 110.000 kim cương (tương đương 11 triệu VNĐ) xuống còn 75.000 kim cương, tức là khoảng 7,5 triệu VNĐ.
Nhiều vũ khí “sơn lại màu” để trở thành Legend (huyền thoại), vốn chỉ dành cho những tuyển thủ thi đấu tại giải đấu danh giá nhất, cũng được “ném” luôn vào shop. Bất ngờ là sau đó không lâu, tựa game này tuyên bố đóng cửa, để lại một nghi án lớn bậc nhất lịch sử làng game Việt. Những người chơi đã trót tin vào sự kiện giảm giá kinh khủng này có lẽ cũng chỉ biết tự trách bản thân mình mà thôi.
Suy cho cùng thì cách mua bán này vốn dĩ không phải là điều gì quá lạ lẫm. Bởi tùy từng thị trường mà NPH sẽ có quyền tự quyết giá vật phẩm trong game. Đối với một thị trường mà nhiều game thủ sẵn lòng bỏ tiền ra để sở hữu VIP thì NPH cũng tận dụng luôn cơ hội để tận thu, đó là quy luật cung cầu bình thường của xã hội mà trong game thì có lẽ cũng không phải là ngoại lệ.
Lý giải sự bùng nổ của các tựa game Remastered và Remake: Do NPH chiều fan hay thiếu ý tưởng?
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, trào lưu làm lại các tựa game cũ đang thịnh hành hơn bao giờ hết.
Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, làng game thế giới bất ngờ chứng kiến sự bùng nổ của trào lưu làm lại game cũ. Cụ thể, những sản phẩm, thương hiệu game nổi tiếng được gắn thêm mác Remake, Remaster hay Resurrected đã và đang khiến khá nhiều người cảm thấy hoang mang, "lạc lối" giữa ma trận. Có thể dễ dàng kể ra không ít những tên tuổi lớn như Final Fantasy, Resident Evil hay thậm chí cả Yakuza. Đó có thể là một bản Remaster với độ phân giải lên tới 4K, đôi khi là 8K hoặc cải tiến hơn nữa thì là Remake lại hoàn toàn cốt truyện cũng như nội dung như cách mà Final Fantasy VII đã làm. Vậy thì, lý do nào cho sự bùng nổ của trào lưu làm lại game kinh điển tới vậy.
Chiều lòng fan
Tất nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố khó có thể bỏ qua. Khách hàng là thượng đế và game thủ thì chắc chắn là "khách hàng" của các NPH game rồi. Thực tế, có khá nhiều tựa game hay, được đầu tư kỹ càng nhưng đã có phần outdate, cũ kỹ so với đồ họa và sự phát triển của công nghệ hiện tại. Thế nên, việc làm lại các tựa game này với chất lượng tốt hơn cũng chính xuất phát từ nhu cầu của các game thủ trung thành.
Điển hình như Final Fantasy VII - phần game được coi là đỉnh nhất trong series bom tấn huyền thoại này. Và cũng dễ hiểu khi bản Final Fantasy VII Remake nhanh chóng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ ngay khi vừa ra mắt, đồng thời khiến các fan của Square Enix đua nhau dành những lời khen tặng.
Nhưng cũng đồng thời vì kinh tế
Lợi nhuận luôn là thứ được đặt lên hàng đầu, và bài toán kinh tế cũng là vướng mắc mà không ít studio gặp phải. Rõ ràng, nếu như so với việc cải tiến, chỉnh sửa các tựa game cũ đôi chút thay vì đầu tư và cho ra đời một tựa game mới hoàn toàn với độ rủi ro cao, chắc chắn đa số các NPH đều sẽ lựa chọn phương án an toàn. Đó cũng là lý do mà các tựa game Remaster lại bùng nổ như vậy.
Tuy nhiên, lợi bất cập hại. Điều này có thể tiết kiệm cho NPH nhưng lại chưa chắc đã hợp "khẩu vị" của game thủ. Điển hình như việc Diablo II Resurrected những ngày qua đang nhận phải vô số những ý kiến tiêu cực, cho rằng game đắt trong khi không có nhiều thay đổi so với bản cũ. Resident Evil 3 cũng tương tự như vậy. Còn với Final Fantasy VII Remake, mọi thứ được đầu tư kỹ lưỡng hơn nhiều và trên hết, biên kịch cũng như NSX đã vẽ nên một nội dung hoàn toàn mới. Đó cũng là lý do bom tấn này nhận được nhiều lời khen tới vậy.
Bí ý tưởng về game mới
Để cho ra mắt một tựa game mới, các NSX có quá nhiều thứ cần phải cân nhắc và thời gian, công sức cũng như tiền bạc để tạo ra chúng phải gấp 2-3 lần so với việc làm lại game cũ. Điển hình như Call of Duty, để kịp tiến độ 3 năm ra mắt một phiên bản mới, có tới 3 studios phải quay vòng làm việc với khối lượng kinh người. Từ việc nghĩ ý tưởng, cốt truyện, cân bằng vũ khí cho tới phần việc đồ họa, đạo diễn chế độ, nhiệm vụ, tất cả phải tính theo đơn vị năm. Thậm chí, có những tựa game còn mất tới 6 năm trời mới có thể ra mắt như Horizon Zero Dawn vậy.
Và quả thật, để có một ý tưởng game mới có thể hợp thị hiếu cũng như được người chơi đón nhận ở thời điểm hiện tại không phải dễ. Do đó, cứ làm game Remaster, Remake cho đơn giản thôi.
One Punch Man: The Strongest và VNG, tựa game và NPH tiên phong trong việc phát hành game Anime bản quyền tại Việt Nam Trong nhiều năm qua, game Anime xuất hiện tại thị trường Việt Nam không phải hiếm, song phải đến One Punch Man: The Strongest thì người chơi và độc giả Việt mới bắt đầu biết đến khái niệm game bản quyền. Thực trạng game Anime tại thị trường Việt Nam Có thể nói, game Anime tại Việt Nam không hề thiếu. Đó là...