“Lộc trời” nông dân Quảng Trị vớt lên từ ao nuôi cá dìa, nuôi cá đối là thứ gì mà hễ bán là lãi?
Tận dụng hệ sinh thái đặc thù của vùng cửa sông, một số hộ dân ở thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã biết bảo vệ và khai thác loài rau câu mọc tự nhiên trong ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Nhờ thứ “lộc trời” này mà một số hộ dân ở thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) có thêm nguồn thu nhập để nâng cao đời sống.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân thôn Tường Vân bước vào khai thác vụ rau câu ở hồ nuôi thủy sản như thường niên.
Anh Lê Quang Đình là người có khu ao đầm lớn ở thôn, những ngày này anh thuê nhân công khai thác rau câu để tranh thủ phơi khô kịp thời nhập bán cho thương lái.
Dưới hồ, những người làm công dùng chiếc rổ nan thép thuần thục thu hái rau câu cho lên bè rồi đưa vào bờ tập kết. Công việc của họ thường dầm mình dưới hồ suốt ngày trong cao điểm của mùa khai thác rau câu.
Chị Lê Thị Xuân, người thu hái rau câu thuê cho anh Đình phấn khởi nói: “Ở quê hầu như không có nhiều công việc làm thêm để kiếm thu nhập. May là bước vào mỗi vụ thu hoạch rau câu tôi đều được gọi đi làm, thu nhập mỗi ngày khoảng 300.000 đồng để trang trải cuộc sống”.
Vừa thoăn thoắt trải phơi rau câu được khai thác dưới hồ lên, anh Đình vừa vui vẻ cho hay, nhiều năm nay anh thuê khoảng 2 ha ao đầm tự nhiên của thôn để nuôi trồng thủy sản và khai thác rau câu.
“Trong tổng diện tích 2 ha này thì một nửa diện tích tôi nuôi tôm thẻ chân trắng, nửa còn lại tôi nuôi cua, cá dìa xen với khai thác rau câu mọc tự nhiên. Tính ra, từ mấy năm nay nguồn thu nhập ổn định, bền vững nhất lại đến từ rau câu và cua, cá dìa cùng một số loại thủy sản tự nhiên trong ao như cá ong, cá nâu, cá đối, tôm đất…”, anh Đình cho biết.
Video đang HOT
Người dân thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị khai thác rau câu tự nhiên mọc trong hồ nuôi thủy sản – Ảnh: Đ.V
Theo anh Đình, mùa khai thác rau câu hằng năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Mỗi mùa, từ các hồ trong khu đầm của anh khai thác bình quân được khoảng 50 tấn rau câu tươi, sau khi phơi khô còn lại 5 tấn rau câu khô và bán cho thương lái.
“Rau câu khô có giá bình quân từ 8-10.000 đồng/kg, có thời điểm lên được 12.000 đồng/kg. Tính riêng thu nhập từ rau câu khô sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu được từ khoảng 250-300 triệu đồng/mùa. Nhờ nguồn thu nhập ổn định này cộng với thu nhập thêm từ cua, cá dìa và một số loại thủy sản tự nhiên khác mà gia đình tôi có cuộc sống thoải mái hơn”, anh Đình cho biết thêm.
Rau câu là loài sinh trưởng khá nhanh, cứ cách mỗi đợt khai thác khoảng 15 ngày là khai thác lại được. Đây cũng chính là nguồn thức ăn ưa thích cho cá dìa, cua…nên mang lại “thu nhập kép” khi vừa tạo ra thu nhập từ chính rau câu, vừa đảm bảo môi trường nuôi tốt để cho ra nguồn thủy sản thương phẩm ngon, có giá thành cao.
Trong hồ, mỗi năm anh Đình thả nuôi khoảng 2.000 giống cua, cá dìa, trong đó ưu tiên giống nuôi được mua từ nguồn khai thác tự nhiên có kích cỡ to hơn, để đảm bảo được chất lượng thủy sản cũng như rút ngắn thời gian thu hoạch xuất bán.
Rau câu sau khi phơi khoảng 2 nắng thì gom lại và được thương lái liên hệ về thu mua. Để rau câu sạch, đẹp màu, được lòng người mua, ngoài khâu rửa sạch trong nước ngay tại lúc vớt thì khi phơi phải nhặt từng cọng rong xanh, người phơi phải chịu khó trải thành lớp mỏng và thường xuyên trở lớp rau câu phơi.
Theo anh Đình, rau câu thực chất là một loại rong biển mọc tự nhiên ở trong các ao đầm nước lợ, giàu chất dinh dưỡng.
Vì vậy sau khi được nhập bán cho các nhà máy, rau câu được chế biến thành thực phẩm như: Thạch rau câu, nước giải khát, bánh kẹo… hoặc dùng để nấu chè và chế biến các món ăn đa dạng trong bữa ăn hằng ngày.
Tại thôn Tường Vân, ngoài hộ của anh Đình có sản lượng khai thác rau câu lớn nhất thì còn có khoảng 4 hộ khác cũng có khai thác rau câu nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, chỉ được khoảng 5-7 tạ rau câu/đợt.
Theo anh Đình, nhiều năm trước đây thôn Tường Vân có khu đầm tự nhiên rộng lớn lên đến hàng chục hecta, có thể khai thác rau câu với sản lượng lên đến hàng chục tấn/ngày.
“Tuy nhiên, thời điểm đó do giá trị rau câu thấp cộng với việc hầu hết các hộ chỉ chú trọng mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vốn có lợi nhuận cao (rủi ro cũng cao) nên diện tích ao có rau câu giảm dần. Bản thân tôi thì nhận thấy, dù khai thác rau câu tự nhiên không có thu nhập cao như trúng vụ nuôi tôm nhưng lại bền vững, ổn định nên sẽ gắn bó lâu dài với nghề này”, anh Đình nói thêm.
Chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
Ngày 19/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La đã đến thăm, động viên, chúc Tết, trao 35 suất quà tặng công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải (bên phải) tặng quà cho đại diện Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.
Đại diện công ty đã tặng 488 suất quà trị giá hơn 800 triệu đồng cho các công nhân.
Những năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức công đoàn các cấp luôn quan tâm tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động, đặc biệt là đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ, có hoàn cảnh khó khăn; đảm bảo cho công nhân lao động đón Tết vui tươi, đầm ấm.
Với chủ đề "Tết sum vầy, Xuân bình an", năm 2022, các cấp Công đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực theo phương châm "Tất cả đoàn viên, công nhân lao động đều có Tết". Thông qua các hoạt động đã giúp công nhân lao động luôn tin tưởng, gắn bó, thu hút, tập hợp người lao động tham gia tổ chức công đoàn, tạo động lực khích lệ, động viên công nhân lao động làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn, ngày càng gắn bó với doanh nghiệp. Hoạt động này cũng khẳng định vai trò, vị trí, trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với công nhân lao động.
Chị Kiều Thị Anh, công nhân Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, cho biết chị công tác tại công ty được 23 năm, hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, chị cùng các công nhân khác đều được Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La và công ty trao quà. Đây là niềm động viên lớn đối với công nhân lao động trong công ty. Ngoài ra, công ty còn có các phần thưởng khác như tháng lương thứ 13, 14. Chị Anh cảm ơn Liên đoàn Lao động tỉnh, nhất là công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định trong thời điểm dịch COVID-19 như hiện nay.
Công ty cổ phần Mía đường Sơn La là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mía, đường và các sản phẩm sau đường, trồng cây mía, hoạt động dịch vụ trồng trọt và dịch vụ sau thu hoạch; nhận và chăm sóc giống cây nông nghiệp; sản xuất phân bón, kinh doanh xăng dầu.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải (bên phải) tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động, Công ty luôn quan tâm, đồng hành cùng địa phương vùng nguyên liệu mía trong công tác an sinh xã hội như: ủng hộ Tết vì cộng đồng, các hộ nghèo, Quỹ nhân đạo, xây dựng khu tưởng niệm thanh niên xung phong ngã Ba Cò Nòi, đền thờ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vận động đoàn viên công đoàn tham gia ủng hộ Quỹ xã hội do Liên đoàn Lao động tỉnh phát động... với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật...
Ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La cho biết: Năm 2021, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống việc làm của công nhân lao động trên cả nước nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng. Dù vậy, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La đã có những giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để duy trì sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 400 công nhân lao động. Đặc biệt, công ty đã có những đóng góp trong việc ủng hộ địa phương nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch, được các cấp, các ngành ghi nhận, Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen về công tác ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Công ty nhận Cờ Thi đua dẫn đầu khối doanh nghiệp của tỉnh.
Tuyên truyền chính sách qua lời hát Then Với mong muốn nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc nơi mình sinh sống, bà Hà Thị Mỵ, dân tộc Tày, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã vượt qua nhiều khó khăn của bản thân và gia đình (chồng là thương binh hạng 1/4, sức khỏe yếu) để gắn bó hết mình với công tác y tế, dân...