Lộc Trời (LTG) lỗ 37 tỷ đồng trong quý I
Tập đoàn Lộc Trời (LTG) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu hơn 751 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 1.645,5 tỷ đồng của cùng kỳ 2019. Lợi nhuận gộp giảm 48%, đạt 178 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí, LTG lỗ 37 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 58 tỷ đồng. Theo giải trình của LTG, do tình hình khó khăn chung của thị trường, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến doanh thu, nên lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh.
Trong thời gian tới, LTG sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuẩn hóa quy trình sản xuất, đặc biệt trong thu mua nguyên liệu đầu vào để quản lý hiệu quả hàng tồn kho; kiểm soát các tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua tỷ lệ thu hồi (trong khâu sấy và xay xát), tiêu chuẩn hao hụt lưu kho; tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thiết bị, thanh lý máy móc cũ, kém hiệu quả…
Năm 2020, LTG dự kiến doanh thu đạt 8.840 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 430 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với năm ngoái.
Video đang HOT
Vietnam Airlines lỗ kỷ lục hơn 2.600 tỷ đồng trong quý I
Đây là khoản lỗ sâu nhất của doanh nghiệp từ khi công bố báo cáo tài chính quý đến nay.
Năm 2020, Vietnam Airlines ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Hàng không và du lịch là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất của dịch Covid-19 do các chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Vì vậy, dễ hiểu khi Vietnam Airlines (HoSE: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu giảm mạnh trong khi lỗ kỷ lục hơn 2.600 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu đạt 18.813 tỷ đồng, giảm 26%. Trong đó, vận tải hàng không, chiếm tỷ trọng lớn nhất, giảm mạnh nhất, thất thu 6.303 tỷ đồng so với quý I/2019. Lỗ gộp là 632 tỷ đồng, trong khi, cùng kỳ lãi 3.953 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu các mảng kinh doanh của HVN. Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu tài chính ghi nhận tăng trưởng gần 7%. Tuy nhiên, lỗ chênh lệch tỷ giá trong khoản mục chi phí tăng mạnh khiến hoạt động tài chính lỗ 889 tỷ đồng, tăng 60%. Công ty tiết giảm đáng kể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt còn 814 tỷ đồng và 399 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC HVN
Trong khi, quý I/2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là 1.473 tỷ đồng thì quý I năm nay lỗ 2.748 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác giá trị 208,5 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định giúp lỗ sau thuế giảm còn 2.611 tỷ đồng.
Hãng hàng không quốc gia giải trình, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu nói chung và hãng nói riêng. Doanh thu bình quân của khách nội địa giảm 29,4%, quốc tế giảm mạnh 34,4%. Doanh thu thuê chuyến giảm 48,85%. Tốc độ giảm doanh thu cao hơn tốc độ giảm chi phí khiến lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm mạnh.
Bên cạnh đó, lợi nhuận từ các công ty con có liên quan đến dịch vụ hàng không như Công ty TNHH MTV Suất ăn Hàng không Việt Nam (VACS), Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec), Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất Sân bay Việt Nam (VIAGS)... cũng giảm, dẫn đến lỗ sau thuế hợp nhất.
Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp có 106 máy bay nhưng đã ký các hợp đồng bán 5 máy bay A321 với tổng giá trị khoảng 37 triệu USD. Tổng công ty đang thực hiện bàn giao và dự kiến hoàn thành trước tháng 6. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã hoàn tất thoái 49% vốn tại Cambodia Angkor Air nhưng giá trị thương vụ vẫn chưa được xác định.
Tại thời điểm 31/3, tiền và tương đương tiền là gần 5.505 tỷ đồng, tăng 1.450 tỷ đồng so với đầu năm. Việc tăng tiền mặt có thể do Vietnam Airlines đã giảm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, với con số tương tự.
Sang tháng 4, với việc giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc, tình hình kinh doanh của các hãng hàng không có thể còn xấu hơn. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết tại thời điểm giãn cách, lượng khai thác của các hãng Việt Nam chỉ còn có 2-5% năng lực và dừng trên 90% máy bay.
Trước đó, theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước gửi Thủ tướng, Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, năm 2020, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 34% so với kết hoạch, lỗ 19.651 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2019 là 18.608 tỷ đồng. Với con số ước lỗ năm 2020, hãng hàng không quốc gia thậm chí âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỷ đồng.
"Với quy mô như Vietnam Airlines khoảng hơn 100 máy bay và ảnh hưởng như năm nay, dự tính nếu sau dịch bệnh mà làm ăn tốt, có các cơ chế đảm bảo, cần tối thiểu 5 năm nữa mới bù được khoản lỗ đã phát sinh", ông Thành ước tính.
Báo cáo của "Siêu Ủy ban" cho biết vào đầu năm 2020, Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt. Doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn tính đến ngày 20/3 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Dòng tiền dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Bên cạnh đó, nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỷ đồng.
Lỗ luỹ kế của Agifish đã lên đến 535 tỷ, gấp đôi vốn góp chủ sở hữu Nhờ tiết giảm được phần lớn chi phí quản lý doanh nghiệp, Agifish chỉ lỗ 2 tỷ đồng trong quý 1, cải thiện hơn nhiều so với con số lỗ 122 tỷ của cùng kỳ năm trước. Theo Báo cáo tài chính quý 1/2020, CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An giang (Agifish, UPCoM: AGF) ghi nhận hơn 172 tỷ đồng doanh thu...