Lộc Trời (LTG) đưa ra 3 nhận định về các thay đổi đáng kể trong sản xuất nông nghiệp
Giá xuất khẩu bình quân gạo tăng mạnh so với cùng kỳ do động thái tích trữ lương thực của người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Ghi nhận tại bản tin nhà đầu tư quý 1/2020, Tập đoàn Lộc Trời ( LTG) cho biết gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch Covid-19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu trong quý 1/2020 đều tăng so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân cũng tăng mạnh so với cùng kỳ, do động thái tích trữ lương thực của người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Tuy vậy, dịch Covid-19 cũng có tác động tiêu cực nhất định lên chuỗi cung ứng xuất khẩu, nhất là hệ thống logistics. Bên cạnh đó, do lo ngại về an ninh lương thực, nhiều nước đã áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu, trong đó có Việt Nam (tạm ngừng xuất khẩu từ 0h ngày 24/3, khống chế hạn ngạch trong tháng 4, và sau đó cho phép xuất khẩu trở lại từ 1/5).
Trong quý đầu năm, Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng kim ngạch. Malaysia trở lại nhập khẩu mạnh, do nhu cầu mua vào được thúc đẩy trong tâm lý hoảng loạn vì dịch bệnh.
Thị trường Trung Quốc cũng tăng mua, do sụt giảm nguồn cung nội địa vì hệ thống sản xuất bị gián đoạn do dịch bệnh. Thị trường này chủ yếu mua các mặt hàng nếp, tấm nếp, và gạo thơm.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục có kỳ vọng tích cực trong thời gian tới, cụ thể:
Khi dịch Covid-19 cơ bản đã được khống chế tại các quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu không còn bị hạn chế sẽ là cơ hội cho Việt Nam.
Nguồn cung của các quốc gia xuất khẩu lớn (Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan) giảm dưới tác động của hạn hán và dịch châu chấu.
Các ưu đãi của Hiệp định CPTPP và EVFTA mà Việt Nam là thành viên được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo.
Riêng tại LTG, doanh thu thuần quý đầu năm giảm 53%, chủ yếu đến từ sự sụt giảm doanh thu của ngành thuốc BVTV và ngành lương thực do tác động của dịch Covid-19. Trong đó, biến đổi khí hậu, thay đổi cơ cấu đại lý và chính sách bán hàng ngành thuốc, thay đổi trong chính sách điều hành của chính phủ liên quan đến xuất khẩu gạo.
Video đang HOT
Ngành lương thực sụt giảm mạnh tỷ trọng, từ 60% về còn 31% tổng doanh thu
Chi tiết, gián đoạn chuỗi cung ứng xuất khẩu do các quốc gia thực thi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, và chính sách tạm ngừng xuất khẩu gạo của chính phủ Việt Nam áp dụng từ ngày 24/3 để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, kênh xuất khẩu ngành Lương thực đã ghi nhận kết quả kém khả quan, với tỷ trọng chỉ còn chiếm khoảng 31% tổng doanh thu toàn ngành so với mức 60% cùng kỳ. Dù sản lượng xuất khẩu giảm, giá bình quân tăng 6% so với cùng kỳ do nhu cầu tích trữ lương thực tăng trong bối cảnh dịch Covid-19.
Trong đó, châu Phi vượt lên Philippines trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của LTG, chiếm 56% tổng doanh thu xuất khẩu. Nhu cầu tại thị trường này tăng mạnh bởi lượng sản xuất nội địa giảm do dịch châu chấu và nhu cầu tích trữ lương thực tăng giai đoạn dịch Covid-19.
Doanh thu thị trường Philippines giảm so với cùng kỳ vì không thỏa thuận được giá bán với các nhà nhập khẩu, giá bán hầu hết ở mức thấp trong tương quan giá mua lúa nguyên liệu đã tăng từ đầu quý 1. Nỗ lực kiểm soát sự lây lan của virus cũng ảnh hưởng đến hệ thống logistics của thị trường này.
Với chính sách cho phép xuất khẩu bình thường có hiệu lực từ 1/5/2020 và các hoạt động logistics trở lại bình thường sau dịch, LTG sẽ nỗ lực ký kết các hợp đồng mới, đàm phán theo hướng khách đặt hàng trước, và theo dõi diễn biến thị trường để điều chỉnh phù hợp kế hoạch mua nguyên liệu và sản xuất.
Doanh thu nội địa giảm 15%, trong đó phân khúc gạo có thương hiệu tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó giá bán bình quân tăng 6% và sản lượng tăng 1%. Doanh thu kênh MT tăng 13% và GT tăng 4% nhờ các nỗ lực phát triển hệ thống phân phối. Đáng kể, doanh thu vào chuỗi siêu thị Co.opmart và BigC đã tăng hơn 30% và 120% so với cùng kỳ. LTG dự kiến đẩy mạnh doanh số tại 2 chuỗi này và gia tăng sự hiện diện tại các chuỗi Bách Hóa Xanh và Vinmart.
Dịch Covid-19 là đình trệ chuỗi cung ứng, doanh thu thuốc thực vật giảm mạnh 65%
Với ngành thuốc, doanh thu thuần LTG giảm 65% so với cùng kỳ, trong đó giảm mạnh nhất ở
2 nhóm thuốc bệnh và thuốc sâu. Cơ cấu doanh thu cũng có sự thay đổi với tỷ trọng nhóm thuốc bệnh giảm, trong khi tất cả các nhóm thuốc còn lại đều tăng so với quý 1/2019.
Sự sụt giảm này là kết quả tổng hợp của 3 yếu tố chính:
Các biện pháp hạn chế giao thương để phòng chống dịch Covid-19 đã làm đình trệ chuỗi cung ứng nông sản, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, kéo theo mức độ tái đầu tư thấp đối với mặt hàng thuốc BVTV.
Biến đổi khí hậu và việc xây dựng dày đặc các đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mê Kông làm gia tăng mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc xoáy tại vùng núi phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên, và hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún đất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – địa bàn kinh doanh chính của ngành, dẫn đến nhu cầu sử dụng giảm đối với tất cả các nhóm sản phẩm.
Cuối quý 4/2019, các đại lý đã nhập hàng theo kế hoạch bình thường (không tính tới tác động của Covid-19 và biến đổi khí hậu lên nhu cầu thị trường), dẫn đến lượng tồn kho tại đại lý cao. LTG chủ trương hỗ trợ đại lý giải phóng tồn kho thay vì theo đuổi mục tiêu doanh số. Dự kiến từ quý 2 khi lượng tồn kho đã được giải phóng, các đại lý sẽ đẩy mạnh nhập hàng mới.
Mức độ tái đầu tư cũng thấp đối với mặt hàng giống cây trồng do Covid-19
Ngoài ra, ngành Giống của LTG ghi nhận doanh thu và lợi nhuận gộp giảm 8% và 12% so với cùng kỳ, chủ yếu do nhu cầu thị trường giảm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm kéo theo thu nhập thấp hơn của nông dân, và khả năng tài chính để đầu tư cho các vụ gieo trồng tiếp theo giảm xuống. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ nông sản vẫn khá ảm đạm và khó dự đoán cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng đầu tư của nông dân.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng đến nhu cầu về giống theo hướng gia tăng nhu cầu với các sản phẩm có đặc tính chịu hạn, mặn, cho năng suất cao. Trong kỳ, doanh thu các giống biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh cũng tăng lên, tuy nhiên do hạn chế về nguồn cung các sản phẩm này (thời gian trung bình để sản xuất các sản phẩm này từ 12-18 tháng), dung lượng phát triển của nhóm này vẫn còn khá lớn trong các quý tiếp theo khi nguồn cung được bổ sung.
Đáng chú ý, LTG nhận thấy có các thay đổi đáng kể sau về nhu cầu mua và sử dụng giống của nông dân:
(1) Các biện pháp hạn chế giao thương để phòng chống dịch Covid-19 đã làm đình trệ chuỗi cung ứng nông sản, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, kéo theo mức độ tái đầu tư thấp đối với mặt hàng giống cây trồng, xu hướng tự để giống thay vì mua giống mới gia tăng.
(2) Mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, xâm nhập mặn trầm trọng hơn làm gia tăng nhu cầu đối với các giống có đặc tính thích nghi cao với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chủ yếu là các giống biến đổi gen.
(3) Nhu cầu mua hạt giống của các nông sản có nhu cầu (từ người tiêu dùng cuối cùng) cao cũng tăng lên, ví dụ các giống lúa nếp (do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tăng), lúa giống Nhật (do nhu cầu tiêu thụ gạo Japonica của thị trường trong nước tăng), rau (nhu cầu thị trường trong nước tăng).
Xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2020
Dịch COVID-19 đã tác động tới cung - cầu tới tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Đơn hàng trong tháng 4 sụt giảm, kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) cũng sụt giảm mạnh. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai nhằm tạo lực đà cho doanh nghiệp (DN) bắt nhịp tăng tốc trở lại.
Bộ Công Thương cho hay, do lo ngại việc tạm dừng xuất, nhập khẩu ở các thị trường lớn đang có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các DN đẩy mạnh hoạt động XNK trong 10 ngày cuối tháng Ba, trong đó Công ty Samsung gần như đã hoàn thành xuất khẩu (XK) sản phẩm điện thoại phiên bản mới. Theo ước tính, kim ngạch XK của Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3-2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 4-2020, kim ngạch XK của khối DN trong nước ước đạt 6,35 tỷ USD, giảm 16,7% so với tháng 3-2020 và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch XK của khối DN FDI cũng giảm 19,1% so với tháng 3/2020 và giảm 4,5% so với cùng kỳ, đạt 13,35 tỷ USD (bao gồm cả dầu thô).
Dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, dự kiến XK sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhìn nhận, sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý I-2020, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4-2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19. Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3-2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, nhiều quốc gia từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh CVOD-19 vẫn tiếp diễn. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động XNK. Do đó, dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ dần tăng trở lại trong thời gian tới.
Đặc biệt, ngày 24-4-2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) đối với sản phẩm cá tra, cá basa XK của Việt Nam. Theo đó, mức thuế cuối cùng áp cho các DN đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với DOC là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá XK), giảm đáng kể so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg.
Ngoài ra, hầu hết các DN XK cá tra lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%. Mức thuế chống bán phá giá cho cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh. Bên cạnh đó, kim ngạch XK mặt hàng này sang một số thị trường cũng có dấu hiệu tăng trưởng khả quan. "Đây là thông tin tích cực đối với các DN XK cá tra - basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước", ông Hưng nhấn mạnh.
Trong khi dịch COVID-19 khiến các quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại thì kết nối trực tuyến là phương thức hiệu quả giúp DN Việt Nam đẩy mạnh giao thương với DN nước ngoài, mở rộng thị trường XK.
Đặc biệt là, "Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy XK hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới. Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa XK của Việt Nam", ông Cao Quốc Hưng cho hay.
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, ông Cao Quốc Hưng cho rằng cần tập trung bám sát diễn biến, tình hình, tuyệt đối không chủ quan, chủ động và sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh và các sự cố có thể xảy ra. Theo đó, Bộ Công Thương thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Khuyến khích các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da - giày; tăng cường sản xuất, kết nối với các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các DN FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Bên cạnh đó, thu hút các dự án dệt nhuộm lớn để sản xuất sợi, vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTA.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XNK đối với thị trường Trung Quốc và khẩn trương cơ cấu lại thị trường XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực, trong đó có CPTPP đã được đưa vào thực thi và EVFTA sắp được phê chuẩn và có hiệu lực (dự kiến trong năm 2020) để thúc đẩy XK.
Đặc biệt, chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, XK sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh XK và khôi phục thị trường. Đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho DN; áp dụng thương mại điện tử, xúc tiến XK hàng hóa trên môi trường mạng.
Nhiều ngành sản xuất liêu xiêu do dịch COVID - 19 Chia sẻ với Tiền Phong, Cục trưởng Công nghiệp Trương Thanh Hoài cho hay, qua làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội, từ tháng 4 trở đi, tình hình của các doanh nghiệp sản xuất rất khó khăn khi thị trường xuất khẩu gần như đóng cửa, nhu cầu trong nước cũng suy giảm. Số đơn hàng nhiều ngành nghề sụt giảm...