Lọc máu ngoài thận nên chọn thực phẩm nào?
Để “sống chung” với bệnh đến cuối đời ngoài việc chạy thận hàng tuần duy trì sức khỏe thì việc chọn lựa những thực phẩm ăn vào cũng đóng một vai trò quan trọng với mỗi bệnh nhân.
Chạy thận tuyệt đối nói không với muối, kali
Ăn kiêng là điều kiện sống còn với bệnh nhân chạy thận mặc dù không cần duy trì chế độ ăn quá nghiêm ngặt như trước khi lọc máu nhưng cũng không được ăn uống thoải mái như người có chức năng thận bình thường.
Bệnh nhân chạy thận nên tránh các loại thức ăn giàu kali như: mít, chanh, lựu, các loại đậu khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. Những loại hạt khô giàu protein nhưng những thực phẩm này không phải là lựa chọn tối ưu bởi nó có chứa nhiều kali và photspho không tốt cho bệnh nhân lọc máu.
Tránh dùng thức ăn có chứa nhiều muối vì nồng độ muối cao trong cơ thể sẽ kích thích cảm giác khát nước ở người bệnh và đây là yếu tố thuận lợi cho người bệnh tăng cân giữa 2 buổi lọc máu đồng thời làm cho tình trạng huyết áp tăng cao ngày càng nặng hơn. Vì vậy chỉ được phép đưa vào cơ thể người bệnh 4 -6g muối/ngày nếu chỉ số huyết áp bình thường. Khi chỉ số huyết áp quá cao, người bệnh chỉ được sử dụng 1- 2g muối/ngày.
Để hạn chế muối, người bệnh cần phải tuân theo cách thức nghiêm ngặt sau: Khi nấu thức ăn không cho muối, nước mắm, mỳ chính, gia vị. Tránh dùng thức ăn có chứa nhiều muối như: Hải sản biển – cua, cá – mực – tôm…
Người lọc máu ngoài thận khi nấu thức ăn không nên nêm gia vị muối, mắm, mỳ chính…
Các loại đồ hộp như thịt hộp, cá hộp, patê, xúc xích, lạp sườn không được khuyến khích dùng.
Video đang HOT
Tránh những thức ăn chế biến sẵn ở chợ như: Giò chả, thịt quay, các loại thịt hun khói, nước sốt, dưa hành muối…
Nên ăn giàu đạm là lựa chọn hàng đầu
Khác với người bị suy thận chưa chạy thận, bệnh nhân chạy thận bị mất một lượng đạm trong quá trình lọc máu dễ dẫn đến phù, teo cơ và suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, bệnh nhân lọc máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như: thịt thăn, cá, thịt gia cầm, trứng…
Các thực phẩm được chế biến bằng cách nướng, hấp, ninh… luôn được các bác sĩ tư vấn khuyên dùng thay cho đồ chiên, rán.
Photspho máu cao và canxi máu thấp thường gặp ở những bệnh nhân điều trị thận nhân tạo chu kỳ. Trong chế độ ăn cần phải ưu tiên những thức ăn giàu canxi và nghèo phosphat như sữa chua.
Chế độ ăn nhạt là rất cần thiết đặc biệt khi bị phù, tăng huyết áp và suy tim. Ăn nhạt để giúp kiểm soát huyết áp, giảm tăng cân giữa 2 kỳ lọc máu. Những loại rau quả như táo, lê, mận, sơ ri, đào, bầu bí, su su, bắp cải, súp lơ… nên ăn mỗi ngày. Chế độ ăn nhạt làm người bệnh rất khó chịu vì vậy phải cố gắng thích nghi và thay đổi món ăn thường xuyên.
Bổ sung dinh dưỡng giàu protein duy trì sức khỏe
Thực phẩm giàu protein rất cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể, tránh cho cơ thể không bị gầy sút. Đặc biệt nó còn làm tăng hồng cầu, tránh hiện tượng thiếu máu, góp phần duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Chế độ ăn hàng ngày giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi bệnh nhân khi chạy thận.
Với bệnh nhân chạy thận, khi đã được lọc máu, thận nhân tạo đã thải bớt ure nên người bệnh có thể ăn vào một lượng đạm gần như bình thường. Đặc biệt người bệnh nên lưu ý khi lọc máu chu kỳ sẽ bị lọc bớt vi lượng, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C. Do đó phải cung cấp thêm các yếu tố này giúp làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị thiếu máu. Chế độ ăn hàng ngày giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi bệnh nhân khi chạy thận tuy nhiên để bổ sung đủ các vi chất đã bị mất trong quá trình lọc máu mỗi ngày nên uống thêm thực phẩm dinh dưỡng bổ sung dành cho người chạy thận cũng là lựa chọn an toàn cung cấp các acid amin cần thiết, dễ hấp thu, củng cố hệ miễn dịch, bồi bổ cho cơ thể.
Theo 24h
Bổ sung dinh dưỡng cho người ốm như thế nào?
Cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động, miệng đắng, nuốt khó sợ ăn chán ăn, tinh thần không minh mẫn luôn bi quan... đó là tình trạng chung của những bệnh nhân khi bị ốm hoặc mới ốm dậy.
Người ốm nên ăn thế nào?
Chăm người bệnh đã khó để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe lại càng khó hơn. Bởi sau một thời gian bị bệnh, cảm giác mệt mỏi luôn đeo bám, ngại vận động, chán ăn, ngại giao tiếp... Hầu hết mọi người sau khi bị ốm chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ vì họ có cảm giác mệt mỏi, hụt hơi khi phải đi lại. Điều này dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa, không có cảm giác đói, chán ăn, sợ ăn. Cùng với đó tâm lý chung của nhiều người khi chăm người ốm là hay cho người bệnh ăn trứng gà. Trứng gà là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi vừa ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella trong lòng đỏ trứng.
Người ốm nên ăn những thực phẩm nấu mềm, dễ tiêu như: Cháo súp sữa...
Chế độ ăn uống có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, người bệnh nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ. Theo BS Nguyễn Xuân Nguyên - Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Xanh Pôn tư vấn: Bệnh nhân ngoài việc ăn các sản phẩm nhiều năng lượng thì luôn phải ăn đủ cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các sản phẩm khó tiêu như: bánh chưng thịt rán, bơ... mà phải ăn kèm hoa quả như: cam rau xanh cá thịt... Một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm, nấu như: cháo, súp, sữa... Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Dinh dưỡng tập luyện phương thuốc thiết yếu để hồi phục sức khỏe
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý trong gia đình thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng bột cũng như dạng nước bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Theo TS Phạm Thúy Hòa - Viện dinh dưỡng Quốc gia: Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng được các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng khi sử dụng phải chú ý vì hiện nay trên cộng đồng số người có khả năng không có men Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Tốt nhất nên sử dụng các loại đậu đỗ đặc biệt là đậu nành là loại thực phẩm quý nó cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Bổ sung dưỡng chất kết hợp tập luyện sẽ giúp người ốm nhanh chóng hồi phục sức khỏe
Cũng theo tư vấn của BS Nguyễn Xuân Nguyên: Với bệnh nhân suy kiệt khi phải ăn nhiều bữa có thể uống bổ sung thêm đặc biệt với bệnh nhân nằm viện không có điều kiện phục vụ nhiều như ở gia đình thì những sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng là sự lựa chọn yên tâm nhất cho người bệnh.
Theo 24h
Dinh dưỡng cho người lọc máu ngoài thận Để có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho người phải lọc máu ngoài thận không phải là chuyện dễ. Vì nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà quan trọng hơn nó còn làm chậm diễn tiến và hạn chế những ảnh hưởng thứ phát của bệnh. Bạn biết gì về lọc máu ngoài thận? Với bệnh nhân suy thận,...