Lọc hoá dầu Nghi Sơn chậm tiến độ: Chính phủ vào cuộc!
Theo kế hoạch, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ hoàn thành phần cơ khí để chạy thử vào tháng 11/2016, tháng 7/2017 bắt đầu vận hành thương mại. Thế nhưng, hiện tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng. Sự việc đã khiến Chính phủ phải vào cuộc và đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề.
Công trường Xây dựng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng năm 2013 tại khu kinh tế Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia.
Nhà máy quy mô vốn đầu tư là 9,237 tỷ USD, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn, trong đó PVN góp vốn 25,1%, Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait 35,1%, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản 35,1%, Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%.
Công suất của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là 10 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn 1, lớn hơn hẳn 35% so với công suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất (6,5 triệu tấn/năm). Sản phẩm của Nhà máy gồm khí hoá lỏng LPG, xăng, diesel, dầu hoả/nhiên liệu máy bay, lưu huỳnh, polypropylen, benzen, paraxylen.
Video đang HOT
Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 4/2008 và hiện vẫn là Dự án lọc hóa dầu có quy mô lớn nhất đã được cấp phép đầu tư và đang tiến hành thi công.
Tính đến tháng tháng 1/2016, tiến độ xây lắp cơ khí của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt 83%, Dự kiến, đến tháng 11/2016 sẽ hoàn thành các hạng mục cơ khí và đến tháng 7/2017, dự án sẽ đi vào vận hành thương mại. Thế nhưng, tính đến thời điểm này, tiến độ chung của nhà máy có thể chậm khoảng 4 tháng. Sự việc đã khiến Chính phủ phải vào cuộc và đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề.
Cụ thể, trong buổi họp với các bộ, ngành nhằm giải quyết một số vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn vào ngày 21/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Thanh Hoá trực tiếp kiểm tra, làm việc với các nhà đầu tư để bảo đảm tiến độ xây dựng Nhà máy.
Phó Thủ tướng cho biết, trong những năm qua, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơnđược xác định là công trình trọng điểm của ngành dầu khí, huy động các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định rõ tổng mức hỗ trợ, ưu đãi đối với Nhà máy theo từng năm, từng kịch bản giá dầu. Trên cơ sở đó kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách tổng thể, bảo đảm hiệu quả của dự án.
Về tiêu thụ sản phẩm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành làm việc với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và phân phối xăng dầu để có kế hoạch phân phối các sản phẩm của nhà máy lọc dầu trong nước, bảo đảm tiêu thụ những sản phẩm mà các nhà máy trong nước sản xuất, chế biến. Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành khi lên phương án tiêu thụ sản phẩm dầu khí trong nước phải bảo đảm hài hoà được lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người dân.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp đầu tư nhà máy cấp nước sạch, bảo đảm đúng cam kết của địa phương.
Giao Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thanh Hoá phối hợp chỉ đạo các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ hạ tầng điện, công nghệ thông tin, viễn thông… đến ngoài hàng rào nhà máy như đã cam kết.
Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn về sản phẩm dầu, khí sử dụng trong nước, đáp ứng yêu cầu của những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo cơ quan phòng cháy chữa cháy nghiên cứu kiến nghị của PVN về việc cho phép lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động song song với quá trình vận hành thử và nghiệm thu trước khi vận hành thương mại.
Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ và các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, tiến độ triển khai Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ được cải thiện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, tạo việc làm, sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ trong nước.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Không tăng giá xăng dầu, xả quỹ bình ổn
Bộ Công thương vừa yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chi sử dụng quỹ bình ổn 370 đồng/lít, gần 1.000 đồng với các mặt hàng dầu hỏa và dầu diesel.
Xăng dầu vẫn giữ nguyên giá - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo Bộ Công thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày từ 18.2 đến 3.3 là 42,314 USD/thùng xăng RON 92; 40,2 USD/thùng dầu diesel 0,05S..., tăng 1,8 USD/thùng với xăng RON 92 (tương ứng 4,5%) và tăng 2,68 USD/thùng với dầu diesel 0,05 USD (tăng 7%)...
Liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn xăng dầu với các mặt hàng như hiện nay. Đồng thời, thay vì cho tăng giá xăng, liên bộ quyết định chi sử dụng quỹ bình ổn với các mặt hàng. Cụ thể, chi 370 đồng/lít với xăng RON 92, 363 đồng/lít với xăng E5, 983 đồng/lít với dầu diesel 0,05S (tăng 444 đồng), 995 đồng/lít với dầu hỏa (tăng 406 đồng) và 69 đồng với dầu mazut các loại.
Giá bán các mặt hàng xăng dầu giữ nguyên, trong đó xăng RON 92 không cao hơn 13.752 đồng/lít, xăng E5 là 13.321 đồng/lít; 9.580 đồng/lít với dầu diesel 0,05 S... Thời gian thực hiện từ 15 giờ chiều nay 4.3.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Lọc dầu Dung Quất nguy cơ dừng sản xuất Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại tiếp tục phải đối mặt nguy cơ dừng sản xuất, do không cạnh tranh nổi với xăng dầu nhập khẩu từ ASEAN dù đã giảm giá bán. Đây là nội dung đáng chú ý trong một văn bản Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa gửi đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng...