Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) nộp hồ sơ niêm yết hơn 3,1 tỷ cổ phiếu trên sàn HNX
Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa thông báo đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn ( BSR).
Theo đó, với vốn điều lệ đăng ký và thực góp gần 31.005 tỷ đồng, Lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ niêm yết là hơn 3,1 tỷ cổ phiếu. Qua đó, BSR sẽ trở thành doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ lớn nhất HNX, tiếp theo là ACB (1,66 tỷ cổ phiếu) và SHB (1,46 tỷ cổ phiếu).
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu BSR trên sàn HNX đã được ĐHCĐ thường niên mới đây thông qua. Theo Lọc hóa dầu Bình Sơn, việc niêm yết trên sàn chứng khoán lớn sẽ giúp cổ phiếu BSR có cơ hội giao dịch sôi động trên thị trường, đồng thời thực hiện việc thoái vốn trên sàn giao dịch theo kế hoạch. Hiện cổ đông nhà nước sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, BSR đề ra với sản lượng đạt 5,56 triệu tấn; doanh thu là 80.685 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 7.404 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.185 tỷ đồng.
Đây là kịch bản kinh doanh với giá dầu ở mức 60 USD/thùng. Nay giá dầu đã tuột dốc và có thời điểm về dưới 20 USD/thùng, nên tại đại hội lần này, ông Tiến đề nghị các cổ đông thảo luận kỹ, chi tiết, đề ra các giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm với mục tiêu Nhà máy hoạt động an toàn, ổn định, nhanh chóng khôi phục hiệu quả sản xuất kinh doanh, duy trì đóng góp cho ngân sách.
Kết thúc quý I/2020, BSR báo lỗ ròng kỷ lục 2.348 tỷ đồng, ghi nhận quý lỗ thứ 2 kể từ khi chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 1/2018.
Kết quả lợi nhuận âm của BSR là không bất ngờ với các chuyên gia phân tích cũng như nhà đầu tư trong bối cảnh các nhà máy lọc hoá dầu trong nước và nước ngoài đều bị thiệt hại do tác động kép từ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng và giá dầu thô lao dốc.
Video đang HOT
Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm bị giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 dẫn đến tồn kho dầu thô và sản phẩm tăng cao, giá dầu Brent trong quý I lao dốc hơn 70% từ 68,34 USD/thùng vào ngày 3/1/2020 xuống còn 17,68 USD/thùng vào ngày 31/3/2020 đã gia tăng mạnh giảm giá hàng tồn kho, là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả lỗ trong quý I/2020.
Hiện cổ phiếu BSR đang giao dịch trên UPCoM và thường dẫn đầu thanh khoản trên thị trường này với giao dịch sôi động. Trong những phiên đầu tháng 6 này, cổ phiếu BSR đã liên tiếp tăng vọt. Tạm chốt phiên giao dịch sáng nay 4/6, cổ phiếu BSR tăng 7% lên 7.600 đồng/CP, khối lượng giao dịch vượt trội, đạt hơn 6,5 triệu đơn vị.
Sau thương vụ IPO thành công ngoài mong đợi, nhiều quỹ ngoại phải cắt lỗ BSR khi thị giá "bốc hơi" 80% sau 2 năm
Từ con số 4,74% sau đấu giá, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại BSR liên tục giảm xuống và chỉ còn 2,4% thời điểm cuối năm 2018, giảm về 1,34% cuối năm 2019 và hiện tại chỉ còn vỏn vẹn 0,07%.
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) chính thức đưa 3,1 tỷ cổ phiếu chào sàn UpCOM ngày 1/3/2018 với giá tham chiếu 22.400 đồng/cổ phiếu tương đương vốn hóa thị trường lên đến hơn 69.440 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đã tăng kịch biên độ ngay trong phiên giao dịch đầu tiên ( /-40%) lên 31.300 đồng/cổ phiếu trong tình trạng "cháy hàng" đã tạo ấn tượng mạnh với giới đầu tư.
Tuy nhiên, diễn biến sau đó trên thị trường lại liên tục thử thách sự kiên nhẫn của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này.
Liên tục giảm sâu đến giữa tháng 7/2018, thị giá BSR nhanh chóng giảm 55% sau hơn 3 tháng, xuống còn khoảng 14.000 đồng/cổ phiếu. Từ đây, cổ phiếu này có nhịp hồi mạnh lên trên 20.000 đồng/cổ phiếu trước khi "miệt mài" giảm điểm qua đó lần đầu xuống dưới mệnh giá vào tháng 8/2019.
Dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, cổ phiếu BSR tiếp tục giảm sốc thậm chí có thời điểm còn chưa đến 5.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 3/2020. Hiện cổ phiếu này đã phục hồi gần 40% từ đáy về mức 6.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, so với thời điểm đạt đỉnh ngay phiên đầu tiên lên sàn, vốn hóa của BSR đã "bốc hơi" gần 80%.
Trước khi lên sàn, BSR từng là một trong những thương vụ IPO "đình đám" nhất năm 2018 khi toàn bộ 241.556.969 cổ phần (tương đương 7,79% cổ phần BSR) đã được đấu giá thành công. Mức giá trúng đấu giá thấp nhất là 20.800 đồng; cao nhất là 14.800.000 đồng; trung bình là 23.043 đồng đều cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm. Thương vụ IPO thành công "ngoài mong đợi" giúp Nhà nước thu về hơn 5.566 tỷ đồng.
Sau phiên đấu giá, tổng số nhà đầu tư trúng giá là 623 trong đó bao gồm 62 tổ chức và 561 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài trúng hơn 147 triệu cổ phần (khoảng 4,74%) còn lại thuộc về nhà đầu tư trong nước.
Cùng với quá trình đi xuống không biết mệt mỏi, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải "cắt lỗ" cổ phiếu BSR trong đó có cả những quỹ ngoại nổi tiếng trên thị trường như Vietnam Opportunity Fund (VOF) hay Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL),...
Theo thống kê, trong đợt IPO BSR năm 2018, VOF đã mua khoảng 10% số cổ phần chào bán với giá khoảng 22.000 đồng, tương đương giá trị đầu tư khoảng 25 triệu USD trong khi VEIL cũng đã rót khoảng 10,55 triệu USD mua cổ phần của doanh nghiệp lọc hóa dầu này.
Từ con số 4,74% sau đấu giá, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại BSR liên tục giảm xuống và chỉ còn 2,4% thời điểm cuối năm 2018. Con số này tiếp tục giảm về 1,34% cuối năm 2019 và hiện tại chỉ còn vỏn vẹn 0,07% (tính đến hết ngày 2/6). Có thể thấy, sau hơn 2 năm giao dịch trên sàn, cổ phiếu BSR đã trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều trong mắt nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 diễn ra cuối tháng 5 đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu BSR lên sàn HNX. Theo ban lãnh đạo công ty, điều này sẽ giúp cổ phiếu có cơ hội giao dịch sôi động trên thị trường đồng thời tạo điều kiện để thực hiện thoái vốn trên sàn giao dịch theo kế hoạch. Đây được xem là động thái thay đổi tích cực khi tình hình kinh doanh chưa có nhiều chuyển biến khả quan.
Kinh doanh đi xuống từ sau khi IPO
Trước khi lên sàn, kết quả kinh doanh năm 2017 của BSR tăng trưởng đột biến với lợi nhuận sau thuế đạt 7.673 tỷ đồng, tăng tới 73% so với năm trước, con số trong mơ của không ít "đại gia" đang niêm yết.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước sang mô hình CTCP khiến BSR gặp nhiều khó khăn. Điều này được phản ánh qua kết quả kinh doanh đi xuống rõ rệt những năm sau đó với lợi nhuận sụt giảm đáng kể trong khi doanh thu trồi sụt thất thường.
Những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát kết hợp với cuộc khủng hoảng giá dầu khiến BSR gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho của nhà máy có thời điểm trên 90%.
Kết thúc quý I/2020, BSR báo lỗ ròng kỷ lục 2.348 tỷ đồng. Trong kỳ giá dầu thô chứng kiến đà suy giảm mạnh mẽ, từ 67 USD/thùng bình quân tháng 12/2019 xuống còn 31,8 USD/thùng bình quân, giảm 47%.
Về kế hoạch cho năm 2020, BSR dự kiến sản lượng đạt 5,56 triệu tấn, doanh thu 80.685 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.185 tỷ đồng, giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, đây là kịch bản kinh doanh với giả định giá dầu ở mức 60 USD/thùng. HĐQT đã trình và được cổ đông thông qua ủy quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch khi có đủ thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm.
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng dầu bắt đầu có hiệu lực cùng với việc các nước đang dần mở cửa trở lại đã giúp giá dầu thoát đáy. Mặc dù BSR đặt kế hoạch tiếp tục lỗ hơn 2.000 tỷ đồng trong quý II/2020, BVSC kỳ vọng với kịch bản dịch bệnh suy giảm trong các tháng tiếp theo, giá dầu sẽ hồi phục nhẹ và đi ngang trong thời gian còn lại của năm, giai đoạn xấu nhất của 2020 đã qua.
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR): HNX thông báo đã nhận hồ sơ niêm yết, vốn điều lệ đăng ký đến 31.005 tỷ đồng Theo Lọc hoá dầu Bình Sơn, trọng tâm sẽ thực hiện thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại BSR trong năm 2020. Hiện cổ đông nhà nước sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của Lọc hóa...