Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) lỗ ròng bán niên hơn 4.257 tỷ đồng
Công ty cổ phần lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR) lỗ sau thuế nửa đầu năm hơn 4.257 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 700 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng nói trên, ban lãnh đạo lọc hoá dầu Bình Sơn nhắc đến tác động từ giá dầu giảm kỷ lục.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, giá dầu thô ở mức cao nhất của cả năm với mức tăng bình quân từ 59,5 USD/thùng (tháng 01) lên 71,3 USD/thùng (tháng 04) và sau đó giá giảm còn 64,1 USD (tháng 06).
Nhưng, trong nửa đầu năm 2020 từ mức 63,5 USD (bình quân trong tháng 1) xuống 18,5 USD một thùng (vào tháng 4).
Chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm chính như A92, A95, Jet A1, DO thu hẹp nhiều so với cùng kỳ năm trước, một số thời điểm giá bán còn thấp hơn giá dầu thô nên kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng.
Vì đặc thù sản xuất liên tục nên nhà máy phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến từ dầu thô ra thành phẩm. Điều này dẫn đến giá vốn bị ảnh hưởng khi giá nguyên liệu tồn kho cao hơn thị trường.
Ngoài ảnh hưởng bởi giá dầu thô và sản phẩm thì dịch bệnh, lệnh giãn cách xã hội cũng khiến nhu cầu sản phẩm lọc hoá dầu giảm mạnh.
Video đang HOT
Doanh nghiệp này phải áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp như hỗ trợ khách giải phóng hàng tồn kho, điều chỉnh công suất và chế độ vận hành theo nhu cầu thị trường, cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,…Từ đó, tình hình kinh doanh nhờ đó khởi sắc dần từ tháng 6 với khoản lãi trong tháng này hơn 1.400 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2020, doanh thu của lọc hoá dầu Bình Sơn giảm gần 39% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 31.720 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu từ các sản phẩm lọc hoá dầu chiếm phần lớn trong số này và phần còn lại, chưa đến 1% từ nhiên liệu, sản xuất bao bì cùng thương mại dịch vụ.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của lọc hoá dầu Bình Sơn giữa nửa đầu năm 2020 và so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến cuối kỳ, nguồn vốn của công ty giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, (còn hơn 48.000 tỷ đồng). Trong đó, hơn 18.400 tỷ đồng hình thành từ các khoản nợ.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất của lọc hoá dầu Bình Sơn là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR BF) do doanh nghiệp này nắm 65,54% vốn góp. BSR BF lỗ luỹ kế khoảng 1.085 tỷ đồng (tính đến 30/06/2020) và thiếu hụt vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Cùng với đó, nhà máy nhiên liêu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất do BSR BF vận hành từ 2014 đang tạm dừng sản xuất, trong khi khả năng hoạt động tiếp phục vụ vào việc tái khởi động nhà máy cũng như hỗ trợ tài chính từ các cổ đông.
Lọc hoá dầu Bình Sơn trước đây là công ty TNHH MTV lọc hoá dầu Bình Sơn- công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, được thành lập vào tháng 06/2008.
Doanh nghiệp này chuyển mô hình thành công ty cổ phần từ cuối năm 2017 và bán cổ phần lần đầu ra công chúng ngay đầu năm 2018, sau đó niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã BSR cùng ngày giao dịch đầu tiên là 01/03/2018.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam sở hữu 92,1% vốn tại lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị tương đương 28.563 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 06/2020.
PVN ước lãi sau thuế đạt hơn 11.000 tỷ đồng trong 8 tháng 2020
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, PVN đạt lợi nhuận sau thuế hơn 11 nghìn tỷ đồng, nộp NSNN gần 45 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng 2020.
Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tổng doanh thu toàn PVN trong tháng 8/2020 đạt gần 41.613 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt gần 1.368 tỷ đồng, nộp ngân sách 5.405 tỷ đồng.
Tính chung 8 tháng doanh thu toàn Tập đoàn đạt hơn 372.308 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 44.818 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 11.369 tỷ đồng.
Tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 8 đạt 0,92 triệu tấn quy dầu, vượt 110 kế hoạch tháng; tính chung 8 tháng đạt 7,76 triệu tấn quy dầu, đạt 108% kế hoạch 8 tháng.
Sản xuất điện tháng 8 đạt 1,28 tỷ kWh, tính chung 8 tháng đạt 14,03 tỷ kWh, bằng 97% kế hoạch 8 tháng. Sản xuất đạm tháng 8 đạt 116 nghìn tấn bằng 83,65% kế hoạch tháng; tính chung 8 tháng đạt hơn 1,176 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch 8 tháng.
Sản xuất xăng dầu tháng 8 đạt 841,7 nghìn tấn, bằng 110% kế hoạch tháng; tính chung 8 tháng đạt hơn 8,2 triệu tấn, bằng 93% kế hoạch 8 tháng.
PVN cho biết dưới tác động của làn sóng thứ 2 dịch Covid-19, hầu hết các chỉ số kinh tế cơ bản của nền kinh tế đều đạt mức tăng trưởng rất thấp so với nhiều năm trở lại đây, thậm chí có chỉ số ghi nhận ở mức tăng trưởng âm.
Giá dầu Brent trung bình tháng 8/2020 đạt khoảng 44,79 USD/thùng (tăng khoảng 3% so với trung bình tháng 7). Cùng xu hướng với giá dầu thô thế giới, giá các mặt hàng xăng tăng khoảng 2-3% so với trung bình tháng 7.
Xu thế ấm lên của thị trường dầu thô được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới khi bên cạnh các yếu tố tích cực về triển vọng phục hồi kinh tế giúp cải thiện nhu cầu dầu, thị trường dầu thô cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực từ phía cung.
Đó là việc OPEC sẽ cắt giảm sản lượng bổ sung khoảng 2,3 triệu thùng/ngày trong tháng 8 và 9; sản lượng khai thác của Mỹ vẫn ở mức thấp 10,7 triệu thùng/ngày...
Nhận định triển vọng kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi hoạt động của Tập đoàn, trong thời gian tới, thông qua việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm nhằm tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, PVN sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch đã đề ra của gói giải pháp tác động kép dịch Covid-19 và giảm giá dầu thô.
PVOIL sẽ thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Petroland Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) sẽ thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, mã chứng khoán: PTL). Mua bán kinh doanh xăng dầu tại một cửa hàng của PVOIL. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN Theo Nghị quyết vừa được Hội đồng...