Lốc cuốn sập nhà, vợ chồng bệnh binh sống tạm bợ trong bếp
Cơn lốc đi qua cuốn sập hoàn toàn ngôi nhà chính của bệnh binh Nguyễn Hữu Tính (xã Phú Phong, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) khiến cho cuộc sống của gia đình ông vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn bội phần.
Vào ngày 27/7/2018, tại thôn 1 xã Phú Phong, một cơn lốc đi qua đã làm hư hỏng nhiều ngôi nhà của nhân dân nơi đây. Trong số đó, ngôi nhà chính của ông Nguyễn Hữu Tính và bà Lê Thị Vân bị sập đổ hoàn toàn.
Căn nhà chính của ông Tính bị lốc cuốn gần hết
“Vì thời tiết hôm đó đang còn bình thường, nên việc cơn lốc xuất hiện khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ, vì vậy không chủ động được để mà chằng chống. Do hệ thống cột kèo được làm từ lâu, tường bao xuống cấp, khi cơn lốc quét qua đã làm ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn” – ông Tính kể lại.
Căn nhà chính bị sụp đổ nên hiện nay 2 ông bà đang phải sống trong ngôi nhà bếp tạm bợ.
Vợ chồng bệnh binh Nguyễn Hữu Tính thất thần trước hậu quả cơn lốc gây ra
Video đang HOT
“May là gian nhà bếp không bị cơn lốc quét nên vợ chồng tôi còn có chỗ mà nương náu” – bà Vân chia sẻ.
Qua tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Hữu Tính là bệnh binh, có hoàn cảnh hết sức khó khăn, thường xuyên bị đau ốm, cuộc sống chỉ dựa vào tiền trợ cấp bệnh binh 60% hàng tháng.
Mọi đồ đạc trong nhà đang được ông dùng bạt để che tạm.
Theo Ngô Quang Hùng – Chủ tịch UBND xã Phú Phong, trước thiệt hại mà cơn lốc gây ra cho bệnh binh Nguyễn Hữu Tính, chính quyền xã đã động viên, chia sẻ khó khăn và trích 6 triệu đồng hỗ trợ gia đình. UBMTTQ xã cũng đang tiến hành kêu gọi các đoàn thể nhân dân ủng hộ giúp đỡ ngày công để thu dọn toàn bộ vật liệu ngôi nhà đổ nát và ủng hộ tiền mặt để giúp gia đình làm được ngôi nhà mới, sớm ổn định cuộc sống.
Để ngôi nhà của gia đình bệnh binh Nguyễn Hữu Tính sớm được xây dựng, rất cần có thêm nhiều tấm lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ.
Theo baohatinh
Đồng lòng, vợ chồng trẻ thu trên 1 tỷ/năm từ trang trại đủ loại quả
Bằng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thái (SN 1982, ở thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được "hái quả ngọt" với trang trại trên 1.500 gốc cây ăn quả và khu ươm giống cây cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
"Năm 2008, tôi cùng vợ bàn bạc và quyết tâm sẽ dùng quỹ đất của gia đình để phát triển kinh tế vườn đồi. Khó khăn nhất lúc này là định hướng còn khá mơ hồ, trong khi đất vườn không có quy hoạch, phần lớn diện tích vẫn là đất hoang, cây dại mọc che cả lối đi, cao hơn mặt người..." - anh Thái chia sẻ.
Lúc đầu, vốn không có nhiều, vợ chồng anh chỉ dám quy hoạch trồng cam trên diện tích chưa tới 1 ha. Do kinh nghiệm làm vườn hạn chế, giống cây kém, 2 vợ chồng trầy trật, bỏ công chăm bón mãi nhưng cam cho quả ít, không đạt chất lượng lại rất dễ dính sâu bệnh nên phải nhổ bỏ hết.
Không nản chí với hướng đi đã lựa chọn, vợ chồng anh lại tất bật làm đủ nghề để vừa nuôi sống gia đình, vừa tích góp vốn làm lại từ đầu. Với quyết chí làm giàu, anh cất công đi tìm hiểu kỹ thuật trồng cam khắp nơi, nghiên cứu thêm sách vở và học hỏi các kỹ sư nông nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm, không dẫm lại "vết xe đổ" năm xưa.
"Cũng phải mất gần 5 năm, tôi mới đủ tự tin để tái khởi động chương trình làm vườn. Lúc này, nhân lực không có, vợ lại phải đi học và chăm con nhỏ nên một mình tôi phải cáng đáng hết mọi công việc, từ phát quang bụi rậm, đào hố, trồng và chăm sóc cây cam... Điều khó khăn nhất lúc đó là trang trại chưa có đường vào nên không thể huy động máy xúc, máy đào để san lấp đất, mở rộng thêm diện tích. Tôi đành phải thuê thêm người, làm thủ công mất gần 1 năm mới khai khẩn thêm 1,5 ha đất đồi" - anh Thái nhớ lại.
Trên diện tích này, anh trồng cam và xen canh những loại rau, củ, quả có thời gian thu hoạch ngắn ngày. "Lấy ngắn nuôi dài", anh từng bước đầu tư mở rộng hết diện tích sẵn có của gia đình. Sau bao nhiêu cố gắng, đến nay, trang trại của anh đã có gần 1.000 gốc cam chanh, cam bù, mỗi năm cho thu hoạch gần 20 tấn cung cấp ra thị trường.
Nhận thấy cây bưởi Phúc Trạch và hồng vuông đang có giá trị kinh tế cao trên thị trường, anh và vợ tiếp tục mở rộng quỹ đất trồng thêm 100 gốc bưởi, gần 200 gốc hồng vuông. Từ đó, đa dạng các loại cây trồng của trang trại, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Không dừng lại ở đó, với sức trẻ và tinh thần ham học hỏi, biết được nhu cầu mua các loại cây giống ngày càng cao, anh đã mạnh dạn mở vườn ươm. Hiện nay, trên diện tích hơn 1.500 m2, anh đã ươm được hơn 2 vạn cây giống với đủ chủng loại: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh, cam bù, mít thái, hồng vuông... vừa để phục vụ việc phát triển trang trại, vừa cung cấp cho bà con các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Hương Khê...
Năm 2017, vợ chồng anh đã đăng kí với xã Ngọc Sơn tham gia mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng cam bằng biện pháp sinh học, hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm đều tăng lên, khẳng định thêm định hướng đúng đắn của vợ chồng anh.
Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng anh Thái trở thành mô hình kinh tế điển hình của những người trẻ biết vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Theo Thái Oanh (Báp Hà Tĩnh)
Tránh nắng như thiêu đốt, nông dân ra đồng lúc nửa đêm Thay vì làm việc vào ban ngày thì gần 1 tuần nay, nhiều người nông dân tại Hà Tĩnh lại tiến hành sản xuất vào ban đêm để tránh cái nắng cháy da cháy thịt. Vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên người dân tiến hành sản xuất vào ban đêm Gần 1 tuần nay, Hà Tĩnh không...