Lóc cóc chả nướng ống tre Huế
Màu sắc bắt mắt cùng vị béo, thơm của miếng chả nướng bao quanh ống tre bóng màu thời gian là điểm khác biệt mà du khách mỗi khi đến Huế không nên bỏ qua.
Từng có thời gian vắng bóng dễ đến 15 năm dù chả nướng ống tre chất lượng tương đương với “người anh em” chả lụa, chả quế, chả bò… Lý do, ngay cả với bà Châu có nghề làm nem, chả 3 đời ở đường Đào Duy Anh cũng không rõ.
Lần “tái xuất” này, ngoài có thể ăn riêng hoặc kèm với bánh mỳ, chả nướng ống tre còn hiện diện trong thực đơn của nhiều nhà hàng, tiệc cưới với “vai trò” thay cho những món khai vị “truyền thống” và được nhiều thực khách đón nhận.
Thông thường, mỗi ống tre dài 1 mét, đắp lên 2-3 kg chả, thời gian nướng tầm 30-45 phút tùy theo trọng lượng. Nguyên liệu, cách làm cũng như chả lụa, chả quế thông thường. Tuy nhiên, để khi nướng không cháy, tăng thêm độ béo, thơm và cũng là sự khác biệt, ngoài ngũ vị hương, cứ mỗi ký thịt nạc quết, trung bình người làm trộn thêm 2 lạng mỡ gáy xắt hạt lựu.
Chả nướng ống tre thường bán trong ngày. Và khi theo chân các chị, các mẹ, mùi thơm của chả cứ vấn vương khắp phố phường cùng tiếng rao lóc cóc: “Ai… chả ống tre…”
Video đang HOT
Bà Châu (đường Đào Duy Anh) chia sẻ, sau khi quết xong cần thời gian để chả cô lại mới bám dính vào ống tre…
… và phải đắp làm sao để khi nướng chín đều chính là bí quết của nghề này
Trong thời gian đợi đắp chả, than hoa đã được chuẩn bị sẵn sàng
Vừa nướng, người ta vừa phết lên một lớp dầu ăn, mật ong cùng ngũ vị hương để tạo màu và mùi
Cây chả 3kg được nướng chín sau khoảng 35 phút lăn đều trên than hoa
Thật khó cưỡng trước những ống chả bắt mắt, thơm nức mũi
Mới 6h sáng đã có khách đến lấy hàng với giá sỉ 150 ngàn đồng/kg
Dì Na có thâm niên hơn 10 năm làm chả bán kèm bánh mỳ trong chợ Đông Ba. “Từ 6h sáng đến khoảng 10h là bán hết ống chả 2kg”, dì Na nói
Kết hợp với tương ớt, muối tiêu, rau răm và dưa leo, bánh mỳ chả nướng ống tre là một trong những món ăn đường phố ngon và rẻ mà du khách nên thử mỗi khi đến Huế
Bánh bèo cung An Định
Nhắc tới Huế, không thể không nhắc tới những món ngon. Một trong những món ăn bình dân được cả người dân và du khách ưa thích là bánh bèo.
Ở Huế có rất nhiều quán bánh bèo, nhưng nổi tiếng nhất là quán bánh bèo bà Cư - nhiều người quen gọi là quán bánh bèo cung An Định. Sở dĩ có tên đó là bởi quán nằm trong một con hẻm (số 177/23 Phan Đình Phùng, thành phố Huế) gần cung An Định.
Quán bánh bèo cung An Định ra đời cách đây trên 60 năm, do bà Cư làm chủ. Bánh bèo là một món ăn phổ biến với cách thức chế biến đơn giản. Nguyên liệu làm bánh là gạo xay thành bột mịn, trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng đĩa nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, người ta cho thêm vào đó tôm giã thật nhỏ, bì lợn chiên, mỡ hành... Trước khi ăn, thực khách rưới chút nước mắm cốt, bỏ vài lát ớt xanh lên mặt bánh.
Bánh bèo quán bà Cư đặc biệt bởi cách chế biến tinh tế, đem lại vị ngon khó lẫn. Bánh được đặt trong từng đĩa nhỏ chỉ vừa một miếng, thực khách vừa thưởng thức vừa chuyện trò.
Ngoài bánh bèo, quán bà Cư còn có các loại bánh khác như bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít hay món chả tôm, nem lụi, bún thịt nướng... mang đậm hương vị ẩm thực đặc trưng của Huế.
Dù quán bánh bèo bà Cư nằm trong hẻm nhưng người dân Huế không ai không biết. Với khách du lịch, đây là địa chỉ "phải đến" trong hành trình thăm Huế. Hiện thương hiệu bánh bèo bà Cư ở cung An Định đã mở thêm cơ sở ở đường Nguyễn Huệ (thành phố Huế) và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người dân Huế và du khách vẫn thích vào con hẻm nhỏ bên cung An Định để thưởng thức món ăn bình dân và tao nhã này.
4 biến tấu của bánh bột lọc Qua bàn tay của người cố đô, bánh bột lọc có nhiều biến tấu hấp dẫn thực khách. Ẩm thực Huế nổi tiếng với các món ăn phong phú, đặc biệt là các loại bánh như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc... Mỗi món ăn đều mang hương vị riêng, cách ăn cũng khác nhau. Đặc biệt với món bánh bột lọc,...