Loay hoay xếp hạng, tính lương giáo viên chưa đạt chuẩn
Tại các trường mầm non công lập còn nhiều giáo viên có bằng trung cấp, trong khi theo thông tư mới, giáo viên mầm non xếp từ hạng 3 trở đi với yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên.
Trên thực tế, ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác hiện còn rất nhiều giáo viên mầm non chỉ có bằng tốt nghiệp hệ trung cấp – NGUYỄN LOAN
Trước thực trạng này, các nhà quản lý không biết phải xếp số giáo viên (GV) chưa đạt chuẩn của mình vào hạng nào, tính lương ra sao?
Trường nào cũng có giáo viên chưa đạt chuẩn
Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì từ 20.3 tới sẽ bỏ hạng 4 trong xếp hạng GV. Theo đó, kể cả GV mới vào nghề, nếu đạt đủ các điều kiện thì sẽ được xếp từ hạng 3 trở đi.
Tuy nhiên, theo mục 3, điều 3 Thông tư 01 quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì GV mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên mới được xếp vào hạng 3.
Nhưng trên thực tế, ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác hiện còn rất nhiều GV chỉ có bằng tốt nghiệp hệ trung cấp.
Chia sẻ về khó khăn này, bà T., hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.Bình Tân (TP.HCM), cho biết hiện rất nhiều trường ở quận này, kể cả công lập và tư thục đều có số lượng lớn GV đang dùng bằng trung cấp mầm non. Nếu từ 20.3 áp dụng theo thông tư mới thì số lượng GV này sẽ được xếp vào hạng nào?
Theo bà T., nếu tính cả số lượng GV đang đi học hoặc chưa học (đều chưa có bằng cao đẳng) thì rất nhiều. Hầu hết các trường đều có GV chưa đạt chuẩn, thậm chí có những trường tới 40 – 50% GV có bằng trung cấp. Khi chưa áp dụng Thông tư 01 thì số GV này đều được xếp vào hạng 4 (chỉ yêu cầu có bằng trung cấp).
Thậm chí, theo bà T., trong đợt tuyển dụng vào tháng 6.2020, dù trước đó UBND Q.Bình Tân ra thông báo chỉ tuyển GV có bằng cao đẳng trở lên nhưng sau đó rất nhiều ứng viên phản ứng. Trong tuần nộp hồ sơ cuối cùng, Phòng Nội vụ của quận yêu cầu các trường điều chỉnh lại tiêu chí tuyển dụng, cho phép tuyển cả GV mầm non có bằng trung cấp vì quy định tuyển GV có bằng cao đẳng trở lên áp dụng từ ngày 1.7.2020, nhưng đợt tuyển dụng lúc bấy giờ được tổ chức trước thời điểm này. Do vậy, trong đợt tuyển dụng này có rất nhiều GV mầm non có bằng trung cấp, hiện số GV này vừa kết thúc thời gian tập sự. “Giờ các trường không biết phải xếp số GV này vào hạng, bậc nào để tính lương”, bà T. chia sẻ.
Bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó phòng GD-ĐT H.Hóc Môn, cho hay hiện vẫn còn dưới 10% GV các trường công lập chưa đạt chuẩn về bằng cấp.
Video đang HOT
Tình trạng GV mầm non chưa đạt chuẩn hiện còn tồn tại hầu hết ở các quận, huyện của TP.HCM, nhất là nơi đông dân cư như: Tân Phú, Q.12, Bình Tân…
Chỉ biết chờ hướng dẫn
Cũng theo bà T., dù đã sát ngày áp dụng Thông tư 01 nhưng hiện các trường vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn cụ thể, sau đó làm công văn kèm danh sách số lượng GV chưa đạt chuẩn lên các phòng ban để được giải quyết.
Thừa nhận thực tế này, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân cho biết hiện cả quận đang còn khoảng 560 GV (ở tất cả các cấp học, chủ yếu là bậc mầm non), trong đó có 400 người đang học để đạt chuẩn, số còn lại vẫn đang đợi sắp xếp lịch để đi học.
“Với số GV này, có thể sẽ được giữ bậc lương cũ, nhưng họ lại không có cơ hội để nâng bậc, hạng để hưởng mức lương tốt hơn. Còn xếp số GV này vào hạng nào thì chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể”, ông Tuyên cho biết.
Cũng lo lắng về tình trạng tương tự, bà Nguyễn Thị Trúc Ly, Phó phòng GD-ĐT H.Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: “Vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên. Với trường mầm non công lập hiện có khoảng 20% GV chưa đạt chuẩn bằng cấp để xếp hạng 3 theo thông tư mới. Nhiều GV hiện đang đi học để bổ sung các văn bằng cần thiết”.
Trong khi đó, với trường mầm non tư thục, bà Ly cho biết có tới 50 – 60% GV đang sử dụng bằng trung cấp. Việc nâng chuẩn cho số GV này theo yêu cầu của Bộ sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, ông Tuyên cho biết theo quy định, để nâng hạng, GV phải đáp ứng các tiêu chí về bằng cấp. Chẳng hạn, GV mầm non từ hạng 3 lên hạng 2 phải có bằng đại học. “Những quy định này có phần làm khó GV vì ở mỗi bậc học, nhất là bậc mầm non, có những yêu cầu, kỹ năng riêng”.
Một cán bộ của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện Sở cũng đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ GD-ĐT trong việc giải quyết hạng, bậc và cách tính lương cho số GV chưa đạt chuẩn này sau ngày 20.3.
Đủ các loại chứng chỉ, giáo viên vẫn phải chờ 9 năm nữa mới lên hạng tăng lương
Bao giờ tụi em mới được thi nâng ngạch, lên lương đại học? Quy định 6 năm đã khắc nghiệt lắm rồi giờ lại vọt lên 9 năm.
Ngày 02 tháng 02 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số: 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập thay thế cho Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập.
Nhiều giáo viên trẻ bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không đủ điều kiện dự thi thăng hạng theo thông tư mới. (Ảnh minh họa trên Baochinhphu.vn)
Bộ sửa Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên trẻ kêu cứu
Thầy giáo H., một giáo viên trẻ hiện đang giảng dạy tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: "Em tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và vào ngành từ tháng 9/2012. Vừa đi dạy, em vừa học liên thông đại học và tốt nghiệp năm 2017.
Từ năm 2013 đến nay, thành phố không tổ chức thi tuyển nâng hạng để chuyển xếp lương nên tụi em phải chờ cho đến nay. Mặc dù, giáo viên tụi em đã có đủ điều kiện về chứng chỉ, bằng cấp như Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 1 rồi hạng 2.
Cả 4 chứng chỉ cũng mất một khoản tiền khá lớn so với số tiền lương ít ỏi hàng tháng. Dù thế, tụi em vẫn phải bỏ ra để học và chờ.
Vậy mà, bao năm mòn mỏi chờ đợi, cái hy vọng mong manh ấy bỗng phụt tắt khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi Thông tư.
Vậy là con đường thăng hạng, nâng ngạch của tụi em lại phải dài ra nữa thậm chí không biết đến bao giờ?"
Thông tư thay đổi số năm giữ chức danh trước khi thăng hạng đã làm nhiều thầy cô giáo hụt hẫng
Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập quy định Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên nêu rõ:
Thông tư liên tịch cũ quy định giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên , trong đó thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học các chuyên ngành khác phù hợp với bộ môn giảng dạy từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Nhưng, Thông tư số: 03/2021/TT-BGDĐT đã thay đổi:
k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư mới quy định giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 (chín) năm trở lên
Thầy H. cho biết: "Đọc xong quy định mới mà thấy nản và thất vọng não nề. Em ra trường 8 năm, lương tháng hiện tại chỉ 5 triệu đồng mà học đại học, học các loại chứng chỉ và chờ tới giờ đã mất biết bao tiền.
Tin nhắn chia sẻ của giáo viên
Năm nào cũng chờ được thành phố tổ chức thi thăng hạng. Nay, Bộ thay đổi số năm giữ chức danh để con đường phía trước của chúng em lại càng dài hun hút.
Tin nhắn chia sẻ của giáo viên
Bộ thay đổi kiểu này thì những thầy cô giáo đã phấn đấu dạy được 6 năm, đã gặt hái biết bao thành tích cho bản thân, cho học trò còn phải chờ đến vài năm nữa. Và, có ai biết được tới thời điểm đó có còn phải chờ nữa không?
Bao giờ tụi em mới được thi nâng ngạch, lên lương đại học? Quy định 6 năm đã khắc nghiệt lắm rồi giờ lại vọt lên 9 năm.
Nhà nước muốn nâng chuẩn giáo viên, tui em đã tự túc đi học, thầy cô phải bỏ đồng lương còm cõi hàng tháng ra để đóng. Nay, có bằng đại học lại không được ăn lương đại học có vô lý quá hay không?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Năm 2021 tiền lương, phụ cấp thâm niên giáo viên chưa có gì thay đổi Chúng tôi cho rằng, mọi chuyện sẽ chưa có gì mới, ít nhất là trong năm 2021 này nên các thầy cô cũng đừng quá suy nghĩ về chuyện mình sẽ giảm lương hay xuống hạng. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp...