Loay hoay với chủ đầu tư ‘ôm’ phí bảo trì
Tình trạng chủ đầu tư “om” quỹ bảo trì hàng trăm tỷ đồng của cư dân đã được phản ánh nhiều lần. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng vẫn loay hoay tìm biện pháp xử lý.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội thông tin: Hà Nội hiện có gần 700 cụm nhà chung cư, trong khi có nước có hơn 1.900 nhà chung cư. Dân cư sống ở chung cư đã lên đến 10%, đây là số lượng rất lớn. Thậm chí có những quận mới như Nam Từ Liêm thì dân cư sống đến 30%. Số lượng lớn là vậy, nhưng Hà Nội đang rất lúng túng trong quản lý điều hành nhà chung cư. Đặc biệt quỹ bảo trì hiện nay quản lý rất lúng túng. Ông Nghiêm đề xuất Hà Nội nên lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia để kiến nghị lên Chính phủ về cơ chế đặc thù để quản lý nhà chung cư trên địa bàn.
Tại hội thảo về quản lý, vận hành, sử dụng chung cư được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Hà Nội cần xây dựng quy chế quản lý chung cư riêng.
Lý do bởi việc độc quyền của chủ đầu tư khi áp dụng mô hình giao cho chủ đầu tư quản lý các tòa chung cư trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực còn tồn tại nhiều khiếm khuyết.
Khi Luật Nhà ở có hiệu lực quy định quản lý, vận hành nhà chung cư đã được Bộ Xây dựng ban hành. Quy định này có đề cập đến mô hình Ban quản trị và quỹ bảo trì 2%.
Video đang HOT
Ông Dũng cho biết, sau khi thành lập Ban quản trị, chủ đầu tư có trách nhiệm phải bàn giao hồ sơ liên quan nhưng thực hiện rất chậm vì nhiều chủ đầu tư xây dựng sai phép hoặc không đủ giấy phép, không đúng hồ sơ. Diện tích chung, riêng cũng được pháp luật quy định rõ ràng nhưng vẫn phát sinh khiếu kiện do người mua không đọc kỹ hợp đồng.
Chủ đầu tư phải bàn giao 2% quỹ bảo trì nếu thành lập ban quản trị. Số tiền này có thể lên đến hàng trăm tỷ tại các dự án lớn. Do đó, không ít chủ đầu tư có dấu hiệu không muốn thành lập ban quản trị.
Ông Đồng Minh Sơn, Hội Xây dựng Hà Nội đề xuất: Mô hình quản lý, vận hành sử dụng nhà chung cư có thể giao cho doanh nghiệp hoặc ban quản lý của nhà nước chủ trì với sự tham gia của đại diện cư dân, nhà đầu tư, cơ quan cấp quận, huyện… trong ban quản trị. Chính quyền Hà Nội cần có quy định rõ hơn về sở hữu và sử dụng phần diện tích chung trong nhà chung cư.
Trước đó Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng về việc bỏ quy định định thu phí bảo trì 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà khi nhận nhà. Theo đó, chủ sở hữu vẫn phải đóng 2% này nhưng trong 60 tháng. Đây cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư nên mới cần quỹ để sửa chữa, bảo dưỡng. “Mức đóng hàng tháng được chia đều trong 60 tháng, làm giảm nhẹ gánh nặng cho chủ sở hữu nhà chung cư và hợp lý hơn”, đơn vị này nêu đề xuất.
Theo Trần Hoàng/Tiền phong
Quy định mới về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Điều 3 của Thông tư số 28/2016/TT-BXD. Theo đó, Quy chế này áp dụng đối với nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp dùng để ở và sử dụng vào các mục đích khác, bao gồm căn hộ dùng để ở, cơ sở lưu trú du lịch, công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng và các công trình khác.
Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.
Liên quan đến Hội nghị nhà chung cư lần đầu quy định tại Điều 13, Thông tư 02/2016/TT-BXD được sửa đổi như sau: Hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua). Trường hợp quá thời hạn quy định đó mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao.
Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.
Đối với hội nghị của tòa nhà chung cư lần đầu thì số lượng người tham dự cuộc họp phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp không đủ số người tham dự quy định này thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức họp hội nghị được ghi trong thông báo mời họp, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi có nhà chung cư tổ chức hội nghị nhà chung cư.
Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây: Quy chế họp hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường); Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;
Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có); Các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành; Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư; Các nội dung khác có liên quan.
Cuộc họp này cũng phải thông báo giá dịch vụ phải trả phí như bể bơi, phòng tập, sân tennis, khu spa, siêu thị và các dịch vụ khác (nếu có) và các đề xuất khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cần báo cáo hội nghị nhà chung cư lần đầu.
Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết.
Ngoài ra, thông tư cũng sửa đổi quy định thành phần tham dự và việc biểu quyết tại hội nghị nhà chung cư; thù lao cho các thành viên Ban quản trị, nguyên tắc chi tiêu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu; quy định về chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích để ở; sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 3 của Thông tư số 28/2016/TT-BXD quy định về số lượng thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư; đơn vị thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư...
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Danh sách 31 chung cư ở Hà Nội và Tp.HCM sẽ bị thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì Tại Hà Nội sẽ có 16 dự án chung cư, Tp.HCM có 15 chủ đầu tư thuộc diện thanh tra về công tác quản lý sử dụng kinh phí bảo trì. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà vừa ký quyết định 980 ban hành kế hoạch thanh tra năm 2020. Theo đó, năm tới, Thanh tra Bộ Xây dựng tập trung...