Loay hoay tìm cách thu hút nhà đầu tư chiến lược
Theo hướng dẫn IPO của doanh nghiệp nhà nước đang được xây dựng, trong 4 tháng kể từ ngày phương án cổ phần hóa được phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc bán cổ phần.
Nhà đầu tư chiến lược phải tiếp tục giữ thương hiệu
Theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn IPO của doanh nghiệp nhà nước đang được Bộ Tài chính xây dựng, thì nhà đầu tư chiến lược (không phân biệt trong hay ngoài nước) phải có đủ năng lực tài chính và kết quả sản xuất – kinh doanh 2 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế và chỉ được mua cổ phần tại doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% vốn.
Đồng thời, để được mua cổ phần IPO, nhà đầu tư phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất 3 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược phải cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm, có phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, bổ sung điều kiện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có cùng ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính và các điều kiện khác phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan để phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nhà đầu tư chiến lược phải nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng với giá trị bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa (gấp 2 lần nhà đầu tư không phải là chiến lược).
Giám sát chặt doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50%
Những thay đổi trên được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đăng ký/ niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp hậu cổ phần trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Vietnam, muốn đẩy nhanh được tiến độ cổ phần hóa, điều quan trọng là cần hiểu được mức độ quan tâm của thị trường, đặc biệt là đối với nhà đầu tư chiến lược. Điều này có thể thực hiện thông qua việc Bộ Tài chính lấy ý kiến phản hồi từ nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Các phản hồi của nhà đầu tư sẽ cho biết, họ có mặn mà tham gia cổ phần hóa hay không.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nguyên, hiện còn nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa thiếu công khai, minh bạch về thông tin, số liệu, đặc biệt là những doanh nghiệp có vấn đề về tài chính hoặc đang được hưởng các lợi thế đặc biệt trong kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư chiến lược không mặn mà mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước IPO.
Ông Nguyên cho rằng, trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hầu hết là doanh nghiệp lớn và nằm trong danh mục thu hút nhà đầu tư chiến lược như Agribank, Vinacomin, VNPT, Vinachem, Vinafood 1, Vicem, MobiFone… vì vậy, để thu hút được nhà đầu tư, các bộ, ngành đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin định hướng cụ thể, chi tiết về tiềm năng của doanh nghiệp cho nhà đầu tư và phải thực hiện đăng ký/niêm yết cổ phiếu theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
“Cần giám sát chặt chẽ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thông qua yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ về đăng ký giao dịch/niêm yết cổ phiếu sau IPO và phải có chế tài xử lý mạnh tay đối với các trường hợp chây ỳ. Bộ Tài chính phải gắn trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược”.
Ông Vũ Đức Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Vietnam
Để thu hút nhà đầu tư chiến lược, ông Nguyên khuyến nghị, trước khi cổ phần hóa, cần xác định cụ thể đối tượng mua cổ phần và cơ cấu chia cổ phần hậu cổ phần hóa một cách hợp lý và giải quyết bài toán về cách thức bán cổ phần phù hợp.
Trong khi đó, ông Ngô Minh Kiểm, Vụ trưởng Vụ Chế độ kiểm soát chất lượng kiểm toán ( Kiểm toán Nhà nước) cho rằng, cần phải xem lại quy định yêu cầu nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm, vì tỷ lệ này là quá cao, trong nhiều trường hợp sẽ trở thành rào cản đối với không ít nhà đầu tư chiến lược.
“Theo quy định, trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh. Ví dụ, nhà đầu tư chiến lược dự kiến bỏ ra 10 tỷ đồng để tham gia IPO, nhưng vì lý do nào đó, họ không mua nữa thì sẽ bị mất ngay 2 tỷ đồng – số tiền quá lớn, khiến nhiều nhà đầu tư chiến lược dè dặt”, ông Kiểm nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc chỉ thu hút nhà đầu tư chiến lược đối với doanh nghiệp mà Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên, theo ông Kiểm, cũng cần tính toán tỷ lệ sở hữu nhà nước sao cho hợp lý. Nếu Nhà nước giữ tỷ lệ phần vốn quá cao, nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm giữ 15-20% vốn, thì họ sẽ không mặn mà, bởi tiếng nói của họ trong doanh nghiệp không có nhiều trọng lượng.
Nhiều dự án BT lộ sai phạm
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỉ đồng sau khi kết quả kiểm toán 29 dự án BT (xây dựng - chuyển giao) cho thấy nhiều bất thường khi lựa chọn nhà đầu tư.
Trong báo cáo kết quả kiểm toán tổng hợp năm 2019 gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của 29 dự án BT thuộc diện kiểm toán năm 2019.
Nhiều tồn tại
Kết quả kiểm toán 29 dự án cho thấy hầu hết đều chỉ định nhà đầu tư. Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư như tại tỉnh Bắc Ninh có tới 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất. Dự án Công viên hồ điều hòa Văn Miếu và dự án Nhà máy nước mặt TP Bắc Ninh do nhà đầu tư đề xuất không lấy ý kiến các bộ, ngành theo quy định.
Trong quá trình đầu tư xây dựng, một số địa phương lựa chọn nhà đầu tư hạn chế năng lực tài chính nên phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền như dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ tại TP HCM.
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), tình trạng chỉ định thầu là vấn đề chung của nhiều dự án BT. Các địa phương không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá năng lực đối với nhà đầu tư dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. Nhiều dự án chưa hoàn thiện nhưng đã giao đất đối ứng cho các nhà đầu tư để triển khai các dự án chung cư, biệt thự rao bán rầm rộ. Giá đất tại thời điểm đó thường rất thấp, sau khi được đầu tư hạ tầng, giá đất lên cao, nhà đầu tư thu lợi lớn.
Đáng chú ý, KTNN kết luận hầu hết các dự án thuộc diện kiểm toán tại Hà Nội đều xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai. Dự án tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên) giảm dự toán 69,2 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 754,3 tỉ đồng; dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A giảm 251,4 tỉ đồng...
Một số dự án BT được phê duyệt sau khi triển khai thi công và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt điều chỉnh một số nội dung không đúng quy định và còn sai sót, phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT. Có tình trạng ký hợp đồng chưa đúng quy định, không bảo đảm nguyên tắc ngang giá, không quy định cơ cấu tỉ lệ vốn.
Đơn cử dự án hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa). Địa phương này quyết định dự kiến giao quỹ đất thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư với giá trị 1.100 tỉ đồng (tính theo đơn giá 459.000 đồng/m2) để thanh toán cho hợp đồng BT với giá trị 312 tỉ đồng, chưa bảo đảm nguyên tắc ngang giá theo quy định tại khoản 3, điều 3 Quyết định 23/2015 của Thủ tướng.
Nhiều sai phạm tại dự án Công viên hồ điều hòa Văn Miếu Bắc Ninh. Ảnh: MINH PHONG
Làm rõ có lợi ích nhóm hay không
Theo kết quả kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý 5.228 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 112,4 tỉ đồng, giảm chi ngân sách 1.262 tỉ đồng, xử lý khác 1.355,3 tỉ đồng, thu hồi nộp ngân sách nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án BT 552,3 tỉ đồng, giảm giá trị hợp đồng BT 2.246,4 tỉ đồng. Trong số này, có dự án tỉ lệ xử lý lớn so với giá trị được kiểm toán như TP HCM 1.182,6 tỉ đồng (chiếm 25%); TP Hà Nội 1.854,59 tỉ đồng (23,29%); Bắc Ninh 132,43 tỉ đồng (11,08%).
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng cơ quan chức năng cần làm rõ có lợi ích nhóm hay không. Việc chỉ định nhà đầu tư, giao đất sai quy định đã thể hiện những điểm bất thường trong quá trình triển khai dự án BT, thất thoát ngân sách và nguồn lực nhà nước. Các chuyên gia kinh tế khi đánh giá về quá trình thực hiện dự án BT đã lưu ý phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, giao đất không thấp hơn với mức giá của thị trường đã định.
Để ngăn chặn lỗ hổng này, Bộ Tài chính đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư. Theo đó, nguyên tắc thanh toán dự án BT bằng tài sản công cũng được quy định rõ tại nghị định. Giá trị tài sản công phải được xác định theo giá thị trường, theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán.
Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng để ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước khi thanh toán các dự án BT thì việc sử dụng tài sản công để thanh toán khi thực hiện dự án BT phải theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán. "Giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; giá trị dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu" - ông Hiếu cho hay.
Chuyên gia này cũng cho rằng các cơ quan quản lý cần công khai, minh bạch từ quá trình lập dự án, đấu thầu, thanh toán. Đặc biệt, cần giám sát quá trình triển khai để hạn chế tình trạng chậm tiến độ dự án BT nhưng lại "đòi" nhà nước thanh toán đất đối ứng để thu lợi. Cần thực hiện đấu thầu công khai nhằm tìm được nhà đầu tư có năng lực và triển khai nghiêm chỉnh, tránh đầu tư chỉ định sẽ dẫn đến trường hợp ưu tiên cho doanh nghiệp thân quen, dẫn tới tham nhũng, thất thoát nguồn lực đất đai.
Xác định sai giá đất
Theo KTNN, hầu hết các dự án BT và các dự án đối ứng đều chậm tiến độ so với hợp đồng và có địa phương còn giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính hồi tháng 3-2018 như các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 15-19/6: Mua ròng đột biến hơn 640 triệu USD Trong tuần cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có những giao dịch đột biến, trong đó đáng chú ý là thỏa thuận khủng cổ phiếu lớn VHM đã giúp khối này duy trì trạng thái mua ròng với tổng giá trị lên tới hơn 14.730 tỷ đồng, tương ứng hơn 640 triệu USD. Thống...